Trong chuyến du hành ngày 16 tháng 8 2019
Cửu Long Giang, tên gọi*⍭ không biết xuất hiện lần đầu tiên vào niên đại nào, trên đất Miền Tây, là 1 tập hợp gồm lúc đầu là 2 nhánh sanh ra từ sông Mekong⍭ tại cửa ngõ thành phố Phnom Penh, rồi về hạ lưu gần đến biển Đông thì có thêm những phân lưu của 2 nhánh đó. Hai nhánh lớn đó là sông Bassac phía Tây và sông Mekong phía Đông chảy qua biên giới Việt Nam cách nhau 10 km, tại vùng đất gọi nôm na là Tân Châu**. Nơi này cách bờ Biển Đông tỉnh Trà Vinh 1 đường thẳng dài 220 km.
Phải công minh mà nói, những sự kiện này - 4 cây cầu này - là những sự kiện trọng đại trong toàn suốt lịch sử nước Việt Nam. 500 năm nữa lịch sử sẽ cô đọng lại, có thể sẽ như thế này: "Năm 1679 Dương Ngạn Địch ngược cửa Tiểu đến khai phá đất Mỹ Tho, và năm 2019 toàn bộ châu thổ Cữu Long đã được người Việt Nam nối liền bằng 4 cây câu lớn Mỹ Thuận, Cần Thơ, Cao Lãnh và Vàm Cống". Sẽ không ai hỏi Tây Sơn hay Nguyễn Ánh, Minh Mạng hay Tự Đức, Hòa Hảo hay Bình Xuyên v.v... hay Quốc hay Cộng. Lịch sử là lịch sử nước Việt Nam, của người Việt Nam.
Cầu Cao Lãnh và cầu Vàm Cống là 2 đầu con đường băng qua miếng đất hình lá mía nói trên, trục đường từ Đông qua Tây. Đây là quốc lộ N2B băng qua chiều ngang miếng đất, hạ lưu nơi 2 giòng Mekong-Bassac chảy vào Việt Nam độ chừng 80 km chim bay.
Hai bên chân cầu Cao Lãnh đều là đất tỉnh Đồng Tháp. Đây là hướng lên cầu từ phía Đông đi vào vùng đồng bằng giữa 2 sông.
Cầu Vàm Cống - tháng 8, 2019 |
Sông Bassac vào Việt Nam mang tên là Hậu Giang và sông Mekong là Tiền Giang tạo nên 1 miếng đất giữa 2 giòng nước hình lá mía bề dài từ biên giới Kampuchea đến bờ biển Trà Vinh, bề ngang lớn nhất trong tỉnh Vĩnh Long là 32 km. Hiện nay trên miếng đất dài giữa 2 giòng sông đó có phần tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và toàn phần tỉnh Trà Vinh. Qua bên kia, vượt qua sông Hậu về hướng Tây Nam là 1 vùng khác biệt người Pháp gọi là Transbassac - vùng "viễn Bassac" - mà người Đàng Trong trong cuộc Nam Tiến khó đến lập dinh điền hơn chính vì trở ngại 2 nhánh sông rất lớn này §.
Để thực sự thống nhất Miền Tây về mọi mặt cho đến hết bán đảo Cà Mau, thì phải vượt qua cả 2 nhánh sông Mekong và vùng đất hình lá mía đó để qua hẳn Transbassac. Và chân khô vượt qua được, ước vọng không tưởng của người khai phá đất phương Nam và của các vua chúa Nguyễn, cho đến gần đây hơn là của Pháp rồi chính phủ VNCH, giấc mơ ê ấp từ gần 400 năm qua hôm nay đã thành sự thật. Do đầu tiên là việc xây dựng cặp cầu Mỹ Thuận và Cần Thơ năm 2000 và 2010. Và nay năm 2019 là cặp cầu Cao Lãnh và Vàm Cống.Phải công minh mà nói, những sự kiện này - 4 cây cầu này - là những sự kiện trọng đại trong toàn suốt lịch sử nước Việt Nam. 500 năm nữa lịch sử sẽ cô đọng lại, có thể sẽ như thế này: "Năm 1679 Dương Ngạn Địch ngược cửa Tiểu đến khai phá đất Mỹ Tho, và năm 2019 toàn bộ châu thổ Cữu Long đã được người Việt Nam nối liền bằng 4 cây câu lớn Mỹ Thuận, Cần Thơ, Cao Lãnh và Vàm Cống". Sẽ không ai hỏi Tây Sơn hay Nguyễn Ánh, Minh Mạng hay Tự Đức, Hòa Hảo hay Bình Xuyên v.v... hay Quốc hay Cộng. Lịch sử là lịch sử nước Việt Nam, của người Việt Nam.
🜇
Loạt hình trong đoạn du ký ngắn ngủi này là thứ tự từ tỉnh Đồng Tháp tả ngan sống Tiền qua hữu ngan sông Hậu, An Giang. Chừng 30 km. Đại khái trên quốc lộ 30 chừng 2km trước khi đến Cao Lãnh (từ Cái Bè) phía Đông sông Tiền mình sẽ qua Thốt Nốt phía Tây sông Hậu trên quốc lộ 91.Cầu Cao Lãnh và cầu Vàm Cống là 2 đầu con đường băng qua miếng đất hình lá mía nói trên, trục đường từ Đông qua Tây. Đây là quốc lộ N2B băng qua chiều ngang miếng đất, hạ lưu nơi 2 giòng Mekong-Bassac chảy vào Việt Nam độ chừng 80 km chim bay.
Hai bên chân cầu Cao Lãnh đều là đất tỉnh Đồng Tháp. Đây là hướng lên cầu từ phía Đông đi vào vùng đồng bằng giữa 2 sông.
Bề ngang sông Tiền tại dây là 850 m. Cây cầu dài trên 2 km kể cả đường dẫn chân khô hai bên, nhịp chính dài 350 m. Cầu được thông xe tháng 5, 2019 (chúng em đến tháng 8, 2019)
Theo nhiều đấng tiên tri, chính trị gia, kinh tế gia, chuyên viên cà phê, youtube, giải mã này bật mí nọ, thì sông này đây sẽ cạn, phù sa này sẽ vơi, sắp rồi. Chỉ cần "thằng Tàu" nó xây thêm vài cái đập bên nó nữa là xong!
Bá láp.
Theo "phả hệ" thì sông Tiền Giang là thừa tự giòng chính sông Mekong từ Vân Nam⍭ xuống, cho dù ở vùng này khó phân biệt được với giòng kế thừa sông Bassac là sông Hậu, về tầm vóc và lưu lương mà nói. Đó là vì cách nơi 2 sông vào nước VN chừng 50 km (trong tình An Giang, ở hạ lưu thị xã Châu Đốc 30km) có sông Vàm Nao*** khá lớn thông ngang 2 sông, chia nước Mekong vào Bassac rất đáng kể. Về nhà chọn lựa lại hình chụp khi qua 2 con sông, chính thằng viết còn không chắc sông nào là Tiền sông nào là Hậu!
Xuống vùng đông bằng giửa 2 giòng sông, tỉnh Đồng Tháp. Quốc lộ mới tên là N2B, đoạn đi giữa 2 cầu trên đồng bằng này là 23.5km.
Nhìn không gian và hệ thực vật các bạn hiểu tại sao người Nam gọi khu vực này là Miệt vườn. đất cao và khô Nhiều người hời hợt cứ nghe 'Miền Tây' thì là đâu đâu cũng phải "ruộng cò bay thằng cánh", "vựa lúa Việt Nam" v.v... Cái gọi là "vựa lúa Miền Nam" đó không phải ở đây, trước thời hậu chiến lại càng không phải bên Đồng Tháp gần đây, mà là ở vùng cận duyên, cách đây khá xa. Và từ đây về xuôi không có "nước nổi", hiện tượng nước 2 sông Tiền và Hậu ngập hằng năm (vùng đó ở vùng đất thấp (trủng) hướng Bắc của chổ này.
Dĩ nhiên vùng đất bằng ở đâu có nước thì có lúa và nay khu vực cũng trù phú nhờ các vụ lúa cùng với nông phẩm vườn như rau quả trái cây, dừa v.v... Và từ nay địa ốc miếng đất giữa 2 con sông này nhờ các cây cầu còn sẽ tăng vụt giá trị.
Sau chừng 20 km, xe chạy ở tốc độ 60km/giờ thì là 20 phút, mình đã thấy cầu Vàm Cống trong xa.
Bề ngang sông Hậu tại điểm này là vài mét trên 1 cây số. Cầu dài gần 3km (2.97) kể cả đường dẫn chân khô hai bên.
Cầu Vàm Cống thông xe cũng vào tháng 5, 2019. Nhịp chính giữa 2 trụ lớn dài 450 mét, dài hơn nhịp chính cầu Cao Lãnh 100 m.
Nước này và phù sa này không từ tuyết rơi bên Tây Tạng, đất núi bên Vân Nam. Cho dù TQ có bít hẳn sông bên đó khả năng giòng sông này (2 giòng, bằng nhau!) sẽ không khô cạn như nhiều người hù dọa. Nghe theo họ là vì đơn giản nghĩ rằng nước 1 giòng sông từ nguồn cho đến biển chỉ là 1 - 1 thùng nước tại đây là thùng nước đến từ bên Tau! Các bạn hãy nhìn lên những đám mây khổng lồ trên trời rộng kìa. Và người xưa đã ghi nhận trong Đại Nam NTC là có khúc (ở thượng nguồn) nước sông trong xanh, ⍭ mà nay vẫn có thể đến kiểm chứng được, thì phù sa từ Trung Hoa nó đi ngõ tắt nào mà đến đây? Đất phù sa đọng lại sau đập thủy điện là 1 nhưc đầu vĩ đại cho công nghệ này hằng trăm năm nay, mới lạ gì, bộ ngồi xa lông bá láp mà khôn hơn kỹ sư, bác học à?
Lưu vực sông Mekong là gần 1 triệu km vuông (795,000 km2), phần ở Nam Lào, Kampuchea và VN là trên 2/3, vũ thủy ở Đông Nam Á từ Thái Bình Dương cho đến bờ Đông bán đảo Ấn Độ phải nói là khủng khiếp.
Lưu vực sông Mekong là gần 1 triệu km vuông (795,000 km2), phần ở Nam Lào, Kampuchea và VN là trên 2/3, vũ thủy ở Đông Nam Á từ Thái Bình Dương cho đến bờ Đông bán đảo Ấn Độ phải nói là khủng khiếp.
Cầu Vàm Cống cách phà Vàm Cống chừng 2.5 km, trong hình này nhìn lên thượng nguồn bến phà trong đáy hình bên phải. Lịch sử trên 100 năm phà Vàm Cống, một nút giao thông rộn rịp nhất miền Tây đến năm 2019 xem như gián đoạn vĩnh viễn. Vàm Cống vì nút giao thông đó còn là 1 nét văn hóa đặc trưng và đầy màu sắc trên sông Hậu từ thời Pháp thuộc đến nay.
Chân cầu phía Tây của cầu Vàm Cống. Trong đáy hình tay phải các bạn có thể đoán thấy đỉnh của 1 ngọn núi trong cụm Bảy Núi tỉnh An Giang, ở tầm chừng 55 km và phương giác 280 độ. Dĩ nhiên ở cự ly xa như vậy thì các núi là dưới đường cong mặt đất, dưới chân trời, chỉ thấy được chóp núi.
Vùng đất nhìn thấy phía Tây này xưa gọi là vùng Transbassac, và cũng mới gần đây là "Long Xuyên". Hiện nay chân cầu này còn là trong địa phận lớn gọi là Thành phố Cần Thơ, chừng 1 km thôi. Chổ này cụ thể nếu quẹo trái theo đường QL91 sẽ đến đô thị Cần Thơ sau 53 km, 56 km sẽ đến chân cầu Cần Thơ đi về Vĩnh Long. Xuống chân cầu quẹo mặt chừng vài trăm mét là đã vào đất tỉnh An Giang (Long Xuyên xưa).
Nếu các bạn chọn đi qua cung đường trong trang blogpost này thì sẽ được đi qua 2 nhánh chính của sông Mekong nổi tiếng thế giới trong 1 thời gian ngắn, có thể được cảm nhận rõ ràng về con sông này trong nước ta. Các cung đường về phía hạ lưu sẽ đi vòng vèo và qua rất nhiều nhánh nhỏ và địa phương đa dạng hơn và sẽ khó định vị bằng. Hai giòng sông Tiền và Hậu ở đây, nằm trên 1 địa hình khá đơn giản sẽ cho các bạn cảm nhận cụ thể về toàn miền châu thổ, nếu về sau có đi lòng vòng phía gần các cửa biển thì sẽ hình dung địa lý dễ hơn. Cung đường tham quan này rất dễ tổ chức, cho dù các bạn chỉ theo phương tiện chuyên chở công cọng, thí dụ như đi từ Sài Gòn đến Long Xuyên, Châu Đốc hay Rạch Giá, Hà Tiên bằng phương tiện xe khách.
Nếu các bạn chọn đi qua cung đường trong trang blogpost này thì sẽ được đi qua 2 nhánh chính của sông Mekong nổi tiếng thế giới trong 1 thời gian ngắn, có thể được cảm nhận rõ ràng về con sông này trong nước ta. Các cung đường về phía hạ lưu sẽ đi vòng vèo và qua rất nhiều nhánh nhỏ và địa phương đa dạng hơn và sẽ khó định vị bằng. Hai giòng sông Tiền và Hậu ở đây, nằm trên 1 địa hình khá đơn giản sẽ cho các bạn cảm nhận cụ thể về toàn miền châu thổ, nếu về sau có đi lòng vòng phía gần các cửa biển thì sẽ hình dung địa lý dễ hơn. Cung đường tham quan này rất dễ tổ chức, cho dù các bạn chỉ theo phương tiện chuyên chở công cọng, thí dụ như đi từ Sài Gòn đến Long Xuyên, Châu Đốc hay Rạch Giá, Hà Tiên bằng phương tiện xe khách.
⏲
* Trong Gia định Thông chí của Trịnh Hoài Đức (hoàn tất khoãng 1820) hoàn toàn không thấy xuất hiện tên gọi này. Người Pháp chỉ nói đến - và ghi chép - 2 tên Mekong và Bassac trong thời kỳ đô hộ Nam Kì. Một bản đồ Đông Dương của người Đức niên đại là 1867 đã ghi rõ các cửa biễn giòng sông "Me khung" là "Kua-long-giang". Đại danh từ Cửu Long Giang phải xuất hiện giữa năm 1820 và 1867, tức từ đời Minh Mạng đến đầu thời Pháp thuộc. Cuối thế kỷ 17 vào đầu thế kỷ 18 sông lớn này được phương Tây gọi là "sông Camboja" và họ đã biết phân biệt với các cửa biển thuộc hệ thống sông "Donnai". Quốc sử quán triều Nguyễn ghi nhận như sau (Đại Nam nhất thống chí): "Sông Tiền Giang cách huyện Đông Xuyên 2 dặm phát nguyên từ sông Cửu Long ở Trung Quốc...". 'Cửu Long' này ám chỉ 1 giòng sông, 1 con sông, và không thấy chổ khác chương khác lập lại, cũng hơi lạ. Ngoài ra ĐNNTC không thấy nêu tên Bassac như viết, tên này là phiên âm tiêng gọi địa phương gốc Khmer. ĐNNTC gọi khúc Bassac vào VN là sông Châu Đốc là không chính xác (như nhiều tiểu tiết khác trong bộ sách này). Sông Châu Đốc là 1 khúc sông ngắn đổ vào Bassac tại Châu Đốc, tên này cũng đã được dùng để gọi vùng đất bên sông là đất "Châu Giang".
** Cụ thể là biên giới Việt-Miên thuộc 2 huyện Tân Châu và An Phú tình An Giang. Huyên. Tân Châu có 2 bờ, phía Đông là sông Mekong và phía Tây là sông Bassac. Đường chim bay đến bờ biển Tra Vinh là 220km.
*** Hiện nay dân gian vẫn dùng tên Bassac để chỉ khúc sông thượng nguồn ngã ba hợp lưu với sông Vàm Nao. Vàm Nao không hẳn là sông, là 1 giòng nước nối liền 2 giòng sông dài chừng 6 km nhưng rộng đến trên 500 mét và khá sâu với giòng nước chảy cuồn cuộn. Các bạn xem thêm du ký Châu Đốc của em có thêm nhiều hình ảnh sông ngòi khu vực này.
§ Lịch sự sôi động cả về kinh tế và quân sự chính trị từ thời kỳ Nam Tiến cho đến thời kỳ chống Pháp diễn ra gần như chỉ trên miếng đất phía Đông sông Hậu Giang, ngoại trừ vùng Châu Đốc-Hà Tiên và các hải đảo (Mạc Cửu, Thoại Ngọc Hầu, hải đảo thì có chiến sự giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh).
⍭ Đại Nam Nhất Thống Chí bản dịch Phạm Trọng Điềm/Đào Duy Anh 2006 có ghi: "Sông Tiền Giang cách huyện Đông Xuyên 2 dặm phát nguyên từ sông Cửu Long ở Trung Quốc, nước chảy về phía Tây Nam, qua các nước Đông Chưởng, Vạn Tượng làm thành Khung Giang sắc nước vẫn đục, lại chảy vào địa phận Sơn Bô nước Cao Mên có thác dài mươi dăm thuyền bè không thông. Nước sông chảy qua đấy thì trong dần, lại chảy qua phủ Nam Vang làm sông Nam Vang, chảy về phía đông nam qua địa phận tình An Giang, bờ nam là địa giới của tình, bờ bắc là địa giới tỉnh Định Tường [... ...] lại chảy vào giang phận tỉnh Vĩnh Long."
Ảnh hưỡng môi trường và nhân văn của các đập thủy điện (nếu đập thủy lợi thì khác hơn) chỉ quan trong ở vủng hạ lưu trực tiếp và địa phương của đập.
⍭ Đại Nam Nhất Thống Chí bản dịch Phạm Trọng Điềm/Đào Duy Anh 2006 có ghi: "Sông Tiền Giang cách huyện Đông Xuyên 2 dặm phát nguyên từ sông Cửu Long ở Trung Quốc, nước chảy về phía Tây Nam, qua các nước Đông Chưởng, Vạn Tượng làm thành Khung Giang sắc nước vẫn đục, lại chảy vào địa phận Sơn Bô nước Cao Mên có thác dài mươi dăm thuyền bè không thông. Nước sông chảy qua đấy thì trong dần, lại chảy qua phủ Nam Vang làm sông Nam Vang, chảy về phía đông nam qua địa phận tình An Giang, bờ nam là địa giới của tình, bờ bắc là địa giới tỉnh Định Tường [... ...] lại chảy vào giang phận tỉnh Vĩnh Long."
Ảnh hưỡng môi trường và nhân văn của các đập thủy điện (nếu đập thủy lợi thì khác hơn) chỉ quan trong ở vủng hạ lưu trực tiếp và địa phương của đập.
⍭ Nước sông Bassac tại Phnom Penh tháng 5,2015. Tại Phnom Penh sông Mekong từ Lào xuống chia nước ra 3 nhánh. Một đi ngược lên biển hồ Tonle Sap, 1 là nhánh chính Mekong chảy qua Việt Nam là sông Tiền, 1 là sông Bassac chảy về Châu Đốc sau là sông Hậu. Tháng 5 là vào tháng mưa.
Nhánh chính Mekong tại Neak Luong, sau vào Việt Nam là sông Tiền. Hình tháng 5, 2015, mùa mưa. Các bạn so sánh màu nươc sông với màu nước trong các hình trên. Phù sa từ Trung Quốc, hay ngay cả Nam Lào đi đường tắt nào xuống đấy?
♖
Phụ lục, hình từ du ký trước đây: bến phà Vàm Cống nhìn về hạ lưu, nhân trong 1 chuyến phà cuối cùng, năm 2016. Nay mặc nhiên là 1 bức ảnh có tính lịch sử nhất định. Cục diện địa dư, kinh tế cũng như nhân văn Miền Tây đã vĩnh viễn thay đỗi từ nay.
Từ cáp treo trên Núi Cấm An Giang nhìn về hướng sông Tiền Giang (trên 55km) |
♖
Trên 1 bản đồ của người Anh năm 1834 có ghi tên Kew-lung Kiang thay cho sông Mekong
Mời bạn đọc xem thêm links các blogposts có du ký và hình ảnh không gian sông nước châu thổ Cửu Long (và nhiều trang khác nữa có thể truy cập nơi ô 'Tìm trong blog này' trên đầu trang)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét