Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Di tích đồi A1

Đường lên Điện Biên:       ...  11.  12.  13.  14.   

Cứ điểm Eliane 2 của quân đội Liên Hiệp Pháp được gọi là đồi A1 không phải là cứ điểm mạnh nhất nhưng là chốt cuối cùng trên đường tấn công vào khu chỉ huy (xin xem hầm của tướng De Castrie). Là ổ kháng cụ cuối cùng của qđ LHP.
Đồi A1 nay nằm ngay giữa khu thị tứ Điện Biên Phủ ngày nay, là 1 công viên chừng 100 x 300 thước bên đại lộ Võ Nguyên Giáp.


Nhìn thấy được trong xa là bảo tàng Điện Biên Phủ. Bên cạnh là nghĩa trang liệt sĩ.
Phụ nữ trong một đoàn đi chung tham quan có vẽ trong dịp lễ chiến thắng (ngày mai 7 tháng 5) mà đa số là người Thái Đen. Làm mình phải nhận thức lại là tại đây mình (người Kinh Việt) là dân tộc thiểu số. Người Thái mới là dân tộc chính. Ngoài ra còn nhắc nhở là trong binh đoàn Việt Mình đánh trận Điện Biên Phủ 1 số lớn bộ đội là người Thái, toàn bộ Trung đoàn đọc lập 148 là 1 trong các đơn vị then chốt gồm toàn người Thái. Trung đoàn này là số quân dia65n đại đồn trú phủ Điện Biên truoc khi có chiến dịch Castor mở màn cho trận Điên Biên Phủ tháng 5, 1954.
Theo sự quan sát có thể sơ sài của người viết người Thái trên đất Việt đã hòa nhập tốt đẹp vào xã hội, trong kinh tế, hành chánh, chính quyền, quân đội, nói chung đời sống thường nhật. Không thể nói là đồng hóa vì như trong post trươc, đất này trong lịch sử lâu đời là đất của họ. Ngoài sắc phục mà số lớn vẫn còn bảo tồn và nhiều tập quán khác thì gần như không thể phân biệt họ với dân tộc Kinh từ đại bàn Sông Hồng lên. Các sắc tộc khác như Hmong thì có khác biệt khá rõ rệt và dường như, dường như, còn nhiều "lấn cấn" với hiện tình xã hội - nói ít vậy thôi.
Hiện nay đồi đã được trồng nhiều cây như 1 công viên nhưng trong chiến cuộc là đồi trọc, cây cối nếu có trước đã phải dùng làm công sự. Đồi A1 lại không phải cao và luôn luôn dưới tầm quan sát của các đồi rất cao chung quanh được quân đội Việt Mình chiếm đóng. Nhất cử nhât động, quân số, bố trí vũ khí đều bị theo dõi, ngay từng lỗ châu mai cũng bị kiểm kê từ lâu trước trân đánh cuối cùng này.
Bạn đọc chỉ có thể hình dung trận địa này nếu xóa đi các lùm cây cối và nhà cửa mới xây vào thời gian chỉ rất gần đây.
Thời tiết thì dĩ nhiên - trong tháng 5 này là tháng 5 của trận chiến Điện Biên 1954 - thời tiết thì vẫn như xưa.


Ngay cả thảm cỏ xanh tười này trong các hình ảnh lịch sử cũng chẳng có.

Cây cối trên đồi đều là trồng lại sau này.
Các địa đạo giao thông hào nay được gia cố bằng xi măng nhưng cũng giữ được hình dạng tường đối "gốc".
Hố lớn do trái bộc phá phát nổ gây nên cũng được gia cố bằng xi măng. Trái bộc phá 960 kí được gây nổ đêm 6 tháng 5 cũng là hiệu lệnh khai hỏa trận tấn cống lớn cuối cùng của trận Điện Biên Phủ.
Về sức nổ tương đương: 1 trái lưu đạn chừng 200 grams TNT. Một trái bom lớn B-52 thả là 500 cân Anh tức chừng 250 kí TNT. Số lượng TNT của bộc phá gây ra hố này gần xấp xỉ 1000 kí.
Hình này để hình dung kích thước hố sâu do bộc phá gây ra. Việc đào hầm vào dưới công sự hầm hố địa đạo đối phương để đặt chất nổ được phổ biến rộng rãi ở mặt trận giữa Pháp và Đức trong thế chiến thứ nhật. Nhiều bộc phá lớn hơn ở cuối những đường hầm dài hơn ở đồi A1 nhiều đã được xử dụng tại cuốc chiến hầm hố trong suốt 2 năm liền tại đó.



Dưới chân đồi có khu trưng bày chiến cụ. Của phe LHP: vũ khí nặng được đưa đến từ mặt trận Triều tiên, tháo gỡ ra bộ phận nhỏ để không vận lên từ Hà Nội và lắp ráp lại tại chổ.

Của phe Việt Minh. Vận chuyễn từ Trung Hoa qua biên giới Đông Bắc (Cao Bằng), số đại pháo 105 ly và sơn pháo 75 ly đều là vũ khí Mỹ (từ quân đội Tưởng Giới Thạch để lại). Cao xạ phòng không và súng cối, ống phóng katyusha là từ Nga. Tất cả vũ khí nặng đều là tối tân nhất vào thời gian đó.
Trang bị nặng Việt Minh thì vận chuyễn bằng vận tải Molotova và sức người khi qua các đoạn không có mặt đường - bao gồm đoạn đường cuối từ Tuần Châu lên Điện Biên mà các bạn đã thấy trong các posts trươc.
Sa bàn trưng bày tại bào tàng nhỏ dưới chân đồi A1.
Trở về thế kỷ thứ 21. Sau khi đến xem các di tích trên chúng em lên đường về Hà Nội. Dự trù là hôm nay sẽ đến huyện lỵ Mù Căn Chải trong tình Yên Bái vào giữa buổi chiều và ngủ tại đó. Cung đường sẽ đi qua lại Tuân Giáo, lượt về thì lên thêm hướng Bắc là Quỳnh Nhai, Than Uyên, Tú Lệ để về Nghĩa Lộ. Các địa danh đều đã đi vào quân sử Việt Nam và Pháp Quốc.
Đây là cảnh quan trước công viên Đồi A1. Khó mà mường tượng được trận địa xưa với nhà cửa đường xá xe cộ năm 2016.



Đường lên Điện Biên:       ...  11.  12.  13.  14.   





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét