Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Người Thái

Đường lên Điện Biên:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8 9.  10. ...  

Trong các trang trước và sắp tới các bạn sẽ đọc thấy từ 'người Thái' nhiều, nên em xin post ít hình ảnh trong trang này để giúp bạn đọc hình dung chân dung dân tộc quan trọng này của cộng đồng người Việt Nam hiện đại. Chỉ là trong khuôn khổ du ký này và với hiểu biết tổng hợp của em. Xin xem lại bản đồ trang này để định vị thêm.
Người Thái là dân tộc đông thứ 3 trong công đồng dân tộc Viêt Nam.

Người Thái miền Tây-Bắc Việt Nam hiện nay có nguồn gốc chung với các dân tộc sau đây theo tự điển bách khoa mở, và hiện nay cộng đồng này (ở Việt Nam) là 1 tập hợp gồm các giòng tộc này với tỷ lệ khác nhau. Họ là người đa số ở miền Tây-Bắc chứ không phải là "thiểu số" tại đây.
  • Người Lao bên nước Lào bây giờ
  • Người Thai Isan thiểu số vùng Đông-Bắc Thái Lan ngày nay.
  • Người Thai Yuan thiếu số trong nươc Thái Lan hiện nay.
  • Người Thái đa số trong nươc Thái Lan ngày nay
  • Người Shan trong nước Myanmar ngày nay
  • Người Choang bên Vân Nam
  • Người Đai từ Trung Quốc và Ai Lao
  • Người Nùng Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
  • Người Thái Đen bên Lào và Viêt Nam
  • Người Thái Đỏ (Tai Daeng)
  • Người Thái Trắng (Tai Krao)
Ngôn ngữ các giòng tộc này hoặc giống nhau hoặc là có nhiều đặc điểm giống nhau. Có nguồn cho là trong nhóm sắc tộc Thái ở Việt Nam gồm cả người Hmong nhưng không giải thích thỏa đáng. Người Hmong cũng có mặt nhiều ở Tây Bắc và lối sống (và ngôn ngữ, văn hóa, y phục...) sơ sài mà nói, khá cách biệt với người Thái - họ sống trên đồi núi so với người Thái sống ở thung lũng và làng xã. Người Mường có mặt rất đông ở Hòa Bình thì lại khác và được xem như người thuần Việt (Kinh), là người Kinh gốc nhưng ít bị đồng hóa bởi Trung Hoa và đã rút lên định cư ở vùng cao hiểm trở để tránh sự đồng hóa thời Bắc thuộc. Hòa Bình cũng đã được gọi là Xứ Mường.
Qua tiếp xúc sơ sài, quan sát, hỏi thăm thì người viết và đồng hành gặp nhiều nhất là người Thái Trắng, Thái Đen và Hmong, tập trung rải rác ở những vùng khác nhau.

Phủ Điện Biên trong lịch sử cận đại là 1 trung tâm điểm văn hóa và chính trị của dân tộc Thái, tên là Mường Thanh, lúc khai màn chiến dịch Castor có 112 nóc gia bên sông Nậm Rốn (theo Bernard Fall), sau 1 thời gian dời lên thủ phủ Lai Châu phía Bắc chừng 200 cây số theo 1 con đường sơ sài gọi là Đường mòn Pavie (Piste Pavie) chạy Nam-Bắc - bây giờ là QL số 12. Nơi đó là dinh quốc vương các dân tộc Thái, thời chiến tranh Đông Dương lần thứ I là ngài Đèo văn Long, có nhiều đơn vị lính người Thái do người Pháp chỉ huy.

Hình dưới là thị trấn Mường Lay thị trấn Lai Châu * năm 1920 khi còn là thủ đô Vương quốc Thái - Federation T'ai - được người Pháp và triều đình Huế công nhận (như 1 vùng tự trị, chủ quyền thì Pháp trao cho Hoàng đế Việt Nam nên vùng này cùng vung Đà Lạt-Darlac thuộc "Hoàng Triều Cương Thổ")
Sông là Nậm Tè, đến từ Trung Quốc, là đoạn đầu Sông Đà trong nước Việt Nam. Pháp gọi là Sông Đen, La Riviere Noire.
Ảnh Wikimedia commons - công cọng
Một nhóm người Thái đến tham quan di tích Đồi A1 tại thành phố Điện Biên, 06-5-2016. Trong chiến dịch Trần Đình (chiến dịch Điện Biên Phủ) có rất nhiều đơn vị Việt Minh là đơn vị người Thái - cũng như nhiều đơn vị bên quân đội Liên Hiệp Pháp. Đơn vị chứ không phải chỉ cá nhân thôi.**

Em không tiếp cận vì không có thời gian nên chả biết mấy người trong hình là Thái Đen hay Trắng nhưng nếu hiểu biết hơn thì có thể xem y phục mà  xác định  được.

Cái búi tóc họ gọi là tằng cẩu. Người phụ nữ mang cho người ta biết là đã lập gia đình rồi, đừng có lộn xộn. Và cái tằng cẩu có gây vấn đề tí khi người cởi xe gắn máy phải đội nón bảo hộ, như thấy trong hình dưới. Hơi bị cao.

Người Thái các bộ tộc không khác nhau gì ngoài giòng dõi và màu sắc y phục. Và nếu không quan sát kỹ thì cũng không khác người Kinh là mấy nhất là nước da. Khi nói tiếng Việt thì là giọng Bắc dĩ nhiên, nghe y như người vùng xuôi.
Hình dưới là 1 cô người Thái trắng ở Mường Thanh. Cô này chưa mang tằng cẩu nhưng có bồ hay chưa thì không biết.
Hai cô người Thái đen ở Quỳnh Nhai, Sơn La.
Vũ công người Thái Đỏ ở Mai Châu, Hòa Bình
Nhìn tằng cẩu thì biết là người Thái thôi. Hình bên đường qua Tuần Giáo tỉnh Điện Biên.
Cháu gái hình dưới là người Thái Đen ở Mai Châu.
Các xây lố cố này theo 1 đoàn với trường học đến thăm di tích Điện Biên Phủ, đa số là người Thái, 1 số ít là người Kinh.



Hầu như không gặp người đàn ông Thái nào mặc y phục cổ truyền nên không thể phân biệt với người Việt-Kinh.
Theo dân số toàn quốc thì các sắc tộc Việt Nam đông nhất là:
  1. Kinh-Việt
  2. Tày-Thổ
  3. Thái-Táy
  4. Mường-Mán
  5. Hoa
  6. Khmer
  7. Nùng
  8. Mông-H'mong-Mèo
  9. Dao
... 54
[nguồn: Mặt Trận Tổ Quốc]

Chú thích:
*  Thanh phố thủ phủ tỉnh Lai Châu hiện nay (thành lập 2005) không phải là thị trấn Lai Châu xưa bên bờ sông Nậm Tè [trong hình]. Thành phố Lai Châu mới này nằm cách Mường Lay 100 cây số về phía Bắc, gần Lao Cai và biên giới Việt-Trung hơn. TP Lai Châu mới là thị trấn Phong Thổ xưa.
** Người Thái trong các binh đoàn Liên Hiệp Pháp và Quốc Gia Việt Nam (tất cả đóng ở vùng Tây Bắc này) năm 1954 có di cư vào Nam đem theo gia đình và định cư ở Bảo Lộc, Di Linh, nơi đó địa thế và khi hậu tương tự với cố quận.
** Ngoài ra vì những mâu thuẩn chính trị do thời thuộc địa và Chiến tranh Đông Dương I và II tạo ra, một số it người Thái khi có dịp đã di cư qua nhiều nước Âu Mỹ Úc (cùng với người Hmong bên Bắc Lào - cùng 1 địa bàn với các mâu thuẩn chính trị trên).


Đường lên Điện Biên:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8 9.  10. ...  
 
 
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét