Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Mai Châu - Hòa Bình

Đường lên Điện Biên:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9.  10. ...  

Thế kỷ 21 trong văn hóa Internet khi những thẩm quyển bac học đã tự ý và rộng lượng chia sẻ hiểu biết của mình 1 cách uyên bác và chính quy thì người trí thức chỉ còn trách nhiệm truy cập đúng đắn để bổ túc cho hiểu biết và nhận xét riêng của mình. Đại bộ phận của hiểu biết bách khoa của loài người đến nay đã gần như được công bố trên Internet, kể cả những thẩm quyền vô song như Encyclopedia Britanica, thư viện Vatican (đang tiến hành) và các thư viện lớn khác của nhân loại. Vấn đề cho người có học chỉ còn là biết cách truy cập, và biết chọn lọc đâu là chính quy đâu là hời hợt hoặc cả bịa đặt hay ấu trĩ.
Trong khuôn khổ tư duy như trên người viết xin trích đoạn Wikipedia này hầu làm hậu cảnh cho hình ảnh những bài du ký một vùng đất nước rất đặc biệt về địa lý và lịch sử này.

Đây nói về 2 huyện, Mai Châu thuộc tình Hòa Bình và Mộc Châu kế tiếp thuộc tình Sơn La Miền Tây-Bắc Bắc Bộ. Trong cùng ngày rời Hà Nội, sau khi đến Hòa Bình dừng chân chúng tôi lên đường giữa buỗi trưa, đi tiếp quốc lộ số 6 lên hướng Sơn La, lịch trình là đến huyện lỵ Mai Châu vào cuối trưa trong ngày. Nơi đó người viết đã đặt trươc chỗ nghỉ tại 1 cơ sở thương mại khá phổ biến tại đây gọi là eco-lodge, theo khái niệm Âu Mỹ là những nhà nghỉ giữa dã ngoại có tình cách... dã ngoại, thiên nhiên.

[ trích Wikipedia...

Theo sách sử Việt Nam, vào thời nhà Lý, đạo Đà Giang, man Ngưu Hống (tức người Thái) đến từ Vân Nam, đã triều cống lần đầu tiên vào năm 1067. Trong thế kỷ 13, người Ngưu Hống kết hợp với người Ai Lao chống lại nhà Trần và bị đánh bại năm 1280, lãnh tụ Trịnh Giác Mật đầu hàng, xứ Ngưu Hống bị đặt dưới quyền quản lý trực tiếp của quan quân nhà Trần. Năm 1337 lãnh tụ Xa Phần bị giết chết sau một cuộc xung đột, xứ Ngưu Hống bị sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt và đổi tên thành Mương Lễ, hay Ninh Viễn (Lai Châu ngày nay) và giao cho họ Đèo cai quản. Năm 1431 lãnh tụ Đèo Cát Hãn, người Thái Trắng tại Mương Lễ, nổi lên chống triều đình, chiếm hai lộ Qui Hóa (Lào Cai) và Gia Hưng (giữa sông Mã và sông Đà), tấn công Mương Mỗi (Sơn La), Đèo Mạnh Vương (con của Đèo Cát Hãn) làm tri châu. Năm 1466, lãnh thổ của người Thái được tổ chức lại thành vùng (thừa tuyên) Hưng Hóa, gồm 3 phủ: An Tây (tức Phục Lễ), Gia Hưng và Qui Hóa, 4 huyện và 17 châu.
Những lãnh tụ Thái được gọi là phụ tạo, được phép cai quản một số lãnh địa và trở thành giai cấp quý tộc của vùng đó, như dòng họ Đèo cai quản các châu Lai, Chiêu Tấn, Tuy Phụ, Hoàng Nham; dòng họ Cầm các châu Phù Hoa, Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo, Luân, Ninh Biên; dòng họ Xa cai quản châu Mộc; dòng họ Hà cai quản châu Mai, dòng họ Bạc ở châu Thuận; họ Hoàng ở châu Việt...

... hết trích ]

Nguồn gốc xa xưa của Mai Châu là thế, không biết liên quan đến địa phận chính xác hiện nay như thế nào, nhưng chắc không đi xa quá khỏi địa bàn lịch sử.
Trong tiếng Hán từ 'châu' là 1 địa phận địa dư có rành giới rõ ràng nhưng lớn hay nhỏ thì không ấn định. Thí dụ Á Châu cũng dùng chữ châu, tại Mỹ 'tiểu bang California' người Trung hoa gọi là 'Gia Châu', tại TQ Quảng Châu là 1 tình, tại Việt Nam xưa 1 châu có thể bằng 1 tỉnh như Châu Lý, Châu Ô, và như Mai Châu thì chỉ là 1 diện tích bằng 1 huyện nông thôn bây giờ.

Quốc Lộ số 6 ra khỏi ngoại thành tp Hòa Bình đi về hướng Mai Châu
Quốc Lộ 6 thời Pháp gọi là Route Coloniale 41 đưa đến Tuần Giáo-Lai Châu (hồi đó). Nay Tuần Giáo thuộc tình Điện Biên và từ đó đoạn chừng 80 cây số đến Điện Biện gọi là QL 279.
Từ đây mình rời vùng trung du và lên hẳn vùng thuộc chóp Đông Nam của Hoàng Liên Sơn. Con đèo đâu tiên là đèo Thung Khe. Từ đây cho đến Lai Châu và biên giới Việt-Trung sẽ là trùng điệp núi đồi, kinh lắm các bạn đón xem.
Để lại bình nguyên dưới chân.
Hiện trạng mặt đường này là rất mới, chỉ dưới 3 năm. Truoc đó cũng không khá lắm nên giao thông bây giờ còn tương đối ít ỏi, và đặc biệt xe chuyên chở công cọng (xe đò) rất hiếm khi gặp qua.
Mũi đá hình thù quen thuộc trên các mạng xã hội phượt.

Giũa đường thì ló zư lày - để bạn đọc có y niệm thực tế về giao thông, phương tiện tiện ích giữa đường.
Phượt như bạn này tấp vào ngủ cũng có chổ, ăn thì thoải mái, có khi dươc mời, kể cả rượu (theo mạng xã hội phượt trẻ).

Chúng em rời đường 6 đi vào QL-15 để đến thủ phủ Mai Châu nơi có chổ nghỉ. Muốn đi tiếp về Mộc Châu, Nà Sản, Sơn La thì sẽ lên lại ngã 3 này ngày mai.

Là người Nam không ý thưc rõ bản đồ Miền Bắc, đến đây nhìn lại mới thấy rõ là địa bàn trung du Hòa Bình có hành lang xuống thằng Thanh Hóa, tuy không gần, và xưa kia cũng đã có đường (nay lại còn có đường nhưa đến thằng Ninh Bình - Ninh Bình thuộc hẳn châu thổ Sông Hồng, khác Thanh Hóa). Và thêm 1 khía cạnh khác là từ đường QL 15 qua Lào là rất gần (Sầm Nứa). Hai dữ kiện này giải thích thêm về chiến dịch Điện Biên Phủ mà mục đích chuyến đi này em muốn đến xem trận địa - vì còn chút máu võ biền trong người, không bỏ qua dịp quan sát học hỏi.
Lại nữa trong 1 bài sau đề cập đến dân tộc Thái, sẽ thấy tại sao có 1 số đáng kể cư ngụ ở vùng Nghệ An và Thanh Hóa.
Đến Mai Châu là đã vào hẳn Xứ Thái - xin xem bài trước.
Đường 15 chạy giữa thung lủng Mai Châu, là 1 mặt bằng nhỏ giữa 2 dãy núi không cao.

Đến huyện lỵ Mai Châu nơi có cơ quan, trường học, y tế và nhiều chợ búa. Sắc thái có vẽ là 1 trung tâm cộng đồng đã có từ lâu với 1 ít nhà cửa kiểu thuộc địa Pháp.
Tại đây chúng em dừng xe và gọi người liên lạc địa phương của công ty du lịch ra đón tại chợ. Có người đi xe honda ra và ngoắc theo đường làng - đường đất nhỏ hay lát bê tông - vào phía trong ruộng.
Đi chừng 5, 6 cây số theo anh gắn máy, không rõ định vị lắm. Nếu là thổ phỉ giã đò dụ vào ổ phục kích thì cũng chả biết! :)
Em nói chơi, ít nơi em đi mà có cảm giác thanh bình và an toàn như trên đường xá Việt Nam. Con người thì, nói thật mất lòng chỉ trừ 1 vùng nhỏ ở châu thổ Sông Hồng là cá biệt, mọi nơi cho dù hẻo lánh cách mấy cũng đều là thân thiện và hiếu khách trên cả dự đoán.
Giữa lòng thung lũng.
Một cụm nhà nghỉ theo kiểu "sinh thái". Bạn đọc có thể  hỏi thăm trên mạng hay tại Hà Nội để đặt phòng, giá rất phải chăng. Phương tiện đi đến do công ty họ lo rất chu đáo nhiệt tình.
Một đơn vị như thế này gọi là bungalow hoàn toàn riêng tư cho 1 phòng (3 đến 4 người ngủ) em trả là 1 triệu VNĐ thôi. Nếu bạn đi "ba lô" thì có thể làm theo các bạn Âu Mỹ thuê 1 "chổ nằm" (1 khoãng nệm) trong 1 nhà sàng có chừng 10 giường, chừng 150.000 VNĐ 1 đêm. Nhà sàng nhìn thấy sau lưng bungalow. Máy lạnh nước nóng dĩ nhiên. Ăn uống có nhà hàng tại chổ, bếp nướng v.v...
Vả dĩ nhiên không gian dã ngoại yên tịnh bốn bề.



 Đường lên Điện Biên:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9.  10. ...  
 
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét