Tuyến đường trở về lại Hà Nội từ Tp Điện Biên Phủ.
Đây là tuyền đường thứ 2 đi về xứ Thái. "Xứ Thái" hiện nay chỉ dùng như từ ngữ lãng mạng. Trong chiến tranh Đông Dương I Xứ Thái là 1 thực thể hành chánh chính trị rõ nét hơn. Lúc đó Xứ Thái quyết định chiến trường Thượng Lào (không bao giờ xẫy ra nhưng cả 2 bên LH Pháp và Việt Minh đều cho là sẽ quan trọng trong đàm phán). Mặt khác rất quan trọng là Thượng Lào lại là quan tâm lớn của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vì năm 1952 còn nhiều đơn vị đáng kể của Quốc Dân Đảng (nhiều sư đoàn) ở phần Vân Nam gần đó và nhất là tại biên giới Miến Điện. Do đó khối chi viện to lớn (toàn phần quân dụng vũ khí đạn dược và cố vấn) cho Việt Minh.
Cuối năm 1952 quân đội LHP đã hành quân nhảy dù đến các điểm chốt trên tuyến này như Nghĩa Lộ, Tú Lệ, Than Uyên hòng chiếm đóng dài hạn. Cuộc hành quân thất bại và các đoàn quân LHP phải vất vả băng rừng núi thâu về Nà Sản. Nơi đó đã đặt cứ điểm Nà Sản, một Điện Biên Phủ trước Điện Biên Phủ. Nà sản thất thủ, vì sức ép quân VM quá nặng nhưng quân LHP đã thành công rút toàn bộ lực lượng còn lại, chỉ bằng không vận. Nà Sản là mẩu mã của trận địa ĐBP tuy là nhỏ thua nhiều, và không quân LHP đã được ứng dụng hữu hiệu.
Cuối năm 1952 quân đội LHP đã hành quân nhảy dù đến các điểm chốt trên tuyến này như Nghĩa Lộ, Tú Lệ, Than Uyên hòng chiếm đóng dài hạn. Cuộc hành quân thất bại và các đoàn quân LHP phải vất vả băng rừng núi thâu về Nà Sản. Nơi đó đã đặt cứ điểm Nà Sản, một Điện Biên Phủ trước Điện Biên Phủ. Nà sản thất thủ, vì sức ép quân VM quá nặng nhưng quân LHP đã thành công rút toàn bộ lực lượng còn lại, chỉ bằng không vận. Nà Sản là mẩu mã của trận địa ĐBP tuy là nhỏ thua nhiều, và không quân LHP đã được ứng dụng hữu hiệu.
Rời tp Điện Biên Phủ, cung đường chiến lược chúng em theo, tuy cũng mơ hồ không biết khúc nào là căn bản đã có từ thời thuộc địa, khúc nào mới phóng, nhưng đi qua các điểm chốt đã nêu. Đường từ Tuần giáo, là nơi mũi tên đầu tiên. Mũi tên thứ 2 là Quỳnh Nhai, thứ 3 là Than Uyên, thứ 4 là Tú Lệ.
Đây là sống lưng của dãy núi Hoàng Liên Sơn, 1 trong hai dãy núi lớn của Việt Nam. Cung đường núi non khá là gian nan, tuy mặt đường đều là mới và rất tốt. Khu vực đi qua từ Quỳnh Nhai trở đi thì lại là rất, rất vắng vẽ nhé. Vừa đi vừa lo! Cho đến Nghĩa Lộ là bắt đầu Miền Trung Du và đất bằng thì từ Điện Biên đến là đường quanh co không bao giờ ngưng, không có đoạn đường dài quá 1 cây số là đường thằng.
Chiến dịch Lorraine tháng 10, 1952 (Internet). Nhìn bản đồ này thì phải nhận biết rằng địa bàn Đồng Bắc (cánh quạt 1/4 Đông Bắc của Bắc Kỳ) đã là địa phận không thể chiếm lại của Việt Minh (từ 1950 - chiến dịch Biên Giới Đông Bắc). Sau Nà Sản chính phủ và quân đội LH Pháp đã manh nha có ý định bỏ rơi toàn Bắc Kỳ, bỏ rơi Hà Nội, ngay trước khi Điện Biên Phủ thành hình chu dù có đám phán hay không. Ai nấy tại Hà Nội lúc Điện Biên Phủ bắt đầu đã biết rằng khả năng bỏ Bắc Kỳ rút vô Nam là sẽ đến (mặc dù chính trận Diện Biên Phủ không giải quyết 1 vần đề chiến lược nào quan trong cho cả đôi bên, kết quả hoàn toàn là chính trị).
Chiến dịch Lorraine tháng 10, 1952 (Internet). Nhìn bản đồ này thì phải nhận biết rằng địa bàn Đồng Bắc (cánh quạt 1/4 Đông Bắc của Bắc Kỳ) đã là địa phận không thể chiếm lại của Việt Minh (từ 1950 - chiến dịch Biên Giới Đông Bắc). Sau Nà Sản chính phủ và quân đội LH Pháp đã manh nha có ý định bỏ rơi toàn Bắc Kỳ, bỏ rơi Hà Nội, ngay trước khi Điện Biên Phủ thành hình chu dù có đám phán hay không. Ai nấy tại Hà Nội lúc Điện Biên Phủ bắt đầu đã biết rằng khả năng bỏ Bắc Kỳ rút vô Nam là sẽ đến (mặc dù chính trận Diện Biên Phủ không giải quyết 1 vần đề chiến lược nào quan trong cho cả đôi bên, kết quả hoàn toàn là chính trị).
Từ tp Điện Biên Phủ chúng em trở lại Tuần Giáo - là 1 thị trấn nhỏ, cửa ngỏ xuống lòng chảo Điện Biên từ lưu vực Sông Đà. Từ đó chọn đường lên hướng Bắc về hướng tỉnh Lai Châu, thay vì về theo đường đã lên phía hữu ngạn Sông Đà, phía Nam. Ai dè đó là cung đường đi thật sự là khám phá, đường mới chưa ai đi trừ dân phượt.
Trước kia từ Tuần Giáo lên Quỳnh Nhai không có đường.
Dù sao cũng đúng theo được kế hoạch là đến Mù Căn Chải trước Tú Lệ 1 đoạn ngắn vào xế chiều.
Trước khi đến Quỳnh Nhai 1 chút có cổng trời này, hiện nay chưa nổi tiếng vì ít ai qua lại. Miền thượng du Bắc Kỳ có nhiều Cổng Trời ở nhiều tỉnh khác nhau chứ không như dân Miên Nam tường chỉ có 1 địa danh Cổng Trời.
Đi cho biết Hoàng Liên Sơn nó ra thế nào. Ló zư lào. Thủa nhỏ cô thầy dạy địa lý nói rằng Đông Dương có 2 dãy núi rất lớn, 1 là dãy Trường Sơn, các em lên Đà Lạt thì thấy đó. Hai là dãy Hoàng Liên Sơn "ngoài Bắc" mà các em không thể đi đến được. Vì ló lằm ngoài Bắc, Bắc Việt, xứ khác. Năm nay 1/2 thế kỷ sau rồi, đi được rồi. Thì đi mà xem, cho tròn lời dạy cô thầy.
Hoàng Liên Sơn trong trạng thái còn hoang sơ là đây. Núi vôi trùng điệp trên 1 cao nguyên núi cũ như Trường Sơn. Trong dãy này có nóc nhà Đông Dương là đỉnh Fansipan ở Lào Cai cao 3143 thước.
Quỳnh Nhai là huyện lỵ nhỏ bên bờ Sông Đà. Chả hiểu tại sao người Pháp đến khám phá gọi là Riviere Noire. Có sắc tộc nào gọi là Hắc Giang chằng?
Đoàn chugn1 em không vào huyện mà ghé 1 quán - thật ra là 1 nhà hàng khá bề thế - ở ngoãi vi rồi đi tiếp ra cầu Pá Uôn là cầu bắc qua Sông Đà, qua tả ngạn.
Hình Sông Đà ờ 1 đoạn cách huyện lỵ chừng 5 cây số. Hóa ra giòng sông nay đã đổi khác, hoàn toàn và vĩnh viễn. Nay là 1 hệ thống hồ dài đưa về đập thủy điện Sông Đà chính chừng 40 km hạ lưu chổ này.
Trước kia là 1 giòng sông chảy mạnh dưới vực, nay là 1 mặt nước êm ả mỹ miều.
Cầu Pá Uôn.Từ trên cầu Pà Uôn.
Hồ thủy điện Sơn La. Nhà mày thủy điện Sơn La, lớn nhất Đông Nam Á (nhì là thủy điện Hòa Bình) thì năm trên 1 đoạn đường chúng em không được đi qua, vì không có thời gian. Trên này tuy chim bay thì gần nhưng với địa thế như thế này, thấy trên bản đồ đó nhưng kiếm đến, và đi đến được, không phải là dễ.
Từ đó con đường QL279 đi hướng Bắc về Than Uyên bên tỉnh Lai Châu. Thật tình thì chúng em không biết Than Uyên nó ở đâu vì trên đường đi thì không thấy thị trấn nào cả. Người còn không có, xe đi về cũng không. Đường vằng te và mình đi qua khỏi địa danh đó lúc nào cũng không hay. Có người gặp trên đường thì bảo là chắc là họ đã "nắn lại" đường, đường mới ông ta cũng chằng có rành. Trong hình dưới là 1 điểm cách cầu Pá Uôn 80 km.
Đây là cũng là 1 giòng sông đã biến dạng thành 1 hệ thống hồ, hẹp, hình thù như con nhện nếu nhìn không ảnh. Đây là hồ thủy điện cho đập thủy điện Bản Chát, Lai Châu. Giòng nước là từ 1 nhánh phụ sẽ đổ vào Sông Đà chừng 30 km hạ lưu. Nơi đó sẽ là 1 nhánh của cùng 1 hồ cho thủy điện Sông Đà mà mình thấy trong các hình ảnh ở cầu Pà Uôn trên kia.
Tức là giòng nước này sau khi vận hành turbines tại Bản Chát sẽ lại góp phần vận hành nhà máy thủy điện Sông Đà phía dưới giòng 1 lần nữa.
Dừng xe chụp hình. Chổ này e trải chiếu ngoài đường ngủ 1 giấc cũng không lo xe cán. Các con đường núi được phóng mới đây rõ là chỉ để phục vụ hệ thống thủy điện quy mô này.
Sau đó chừng 7 km thì vào tình Yên bái, một cái doi cực Tây của tỉnh. Từ đây đi về hướng Đông tìm thị trấn Mủ Căn Chải Yên bái, là đích đến trong ngày.
Suốt từ khi vào vùng núi Tây Bắc, Hoàng Liên Sơn trùng điệp mấy ngày nay chưa bao giờ được đi 1 đoạn thằng quá 1 cây số. Chính xác hơn là quá 500 mét.
Từ Điện Biên Phủ về đến Nghĩa Lộ là 2 thành phố lớn ở 2 đầu con đường ngoằn nghều này, giữa đường - Quynh Nhai, Than Uyên, Mù Căn Chải, Tú Lệ - chỉ là những thị trấn khá nhỏ ít dân cư. Cảm giác thật sự là 1 vùng rất sâu của nước nhà ít ai đến - và đến làm gì.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét