Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Chợ phiên Cán Cấu

Lào Cai 2013:     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11.  
 
Vì bản làng, có khi chỉ là những khóm nhà dưới 10 nóc gia, có khi chỉ 3, ở rải rác trong núi cho gần ruộng nương nên chợ chỉ họp thành phiên mỗi tuần và không có cơ sở vật chất chi hay rất sơ sài 1 cái nhà lồng nhỏ (nhà lồng là cách gọi miền sông nước Cửu Long, viết ra đây hơi lạc loài!). Chợ Cán Cấu chỉ là 1 địa điểm trên khúc đường đi Simacai, 1 bên có 1 mái tròn trên 1 nên bê-tông, gần đó cũng có 2-3 nóc nhà cố định của người bán lẻ.
Bạn đọc hình dung khu này là phần đất trống cách xa cụm nhà xã Cán Cấu nhìn thấy trong hình ở trang trươc, nơi có cơ quan xã, trường học, trạm y-tế và số hàng quán của người Kinh.



Người xuống đi chợ cũng đông. Hàng mang ra bày trên 1 tấm ny-lông trải ra giữa đất. Rau quả thu hoạch trong nương của mình là chính, có người có mặt hàng nhựa Trung Quốc như giày dép ao mưa rổ rá v.v...






Họ tự mang ra, thồ bằng ngựa qua núi hay mang trên lưng ra đường đón xe đò mà đến.


Chợ là 1 dịp gặp gỡ giao lưu khá quan trọng, chỉ cần để ý xem cũng hiểu động lực học xã hội này khá nổi bật.




Nét thản nhiên chịu đựng, không than vãn cau có trước nghịch cảnh và thiếu thốn thấy thật đáng phục đáng mến.



Địa điểm giao lưu của các cô sơn nữ trẻ tuổi.


Nơi giao lưu giải trí của các cậu, một cái chòi cố định bên sườn đồi.




Cái ông thợ cạo này tiến bộ hơn ông thợ cắt tóc cho thằng viết lúc nhỏ, chỉ 1 miếng kiếng treo trên thân cây me bên đường phố Nha Trang.


Chợ nào cũng có 1 khu ăn uống, Đông Tây kim cổ. 


Mùi thịt trâu hay ngựa nấu cũng rất bắt, họ bán 1 loại bún nước như bún bò hay phở, màu bún thì thâm tím không mấy gì hấp dẫn. Không vệ sinh lắm. Tội nghiệp nhiều người đi qua chỉ được nhìn, đối với họ chắc cũng 1 thứ xa hoa.


Nói chung đi vào thế kỷ thứ 21 đời sống kinh tế của người Hmong miền thượng du Bắc Việt không đến nỗi cơ cực - như người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Khổ nhọc vì đời sống nông nghiệp trên núi, nhưng cơ cực lầm thang thì chắc là không.


Cho dù sống rãi rác không tổ chức thành làng mạc thị trấn lớn nào, dân tộc Hmong vẫn có 1 hệ thống xã hội và văn minh lâu đời và truyền thống vững chắc. Lịch sử rất xa xưa họ là 1 vương quốc Hmong lớn mạnh bên Vân Nam, sau bị đánh tan và phân tán lên núi trốn tránh, chạy về phía Nam, Thai Lan Lào và Việt Nam. Tổ tiên của họ trong tiền sử sống phần đất phía Bắc của các dân tộc Hán, đi lần xuống phần lục địa bây giờ, là các tỉnh phía Nam Trung quốc. Số lớn các tộc sống bên TQ, có khi trong lịch sử cận kim là những thực thề và lực lượng chính trị quân sự rất đáng kề.
Không thể so sánh họ với các bộ tộc vùng Tây Nguyên du mục đốt rẫy trồng hoa màu. Người Hmong có tiếng nói và chữ viết, nông nghiệp khá tiến bộ và có địa giới không như người Ra-đê chẳng hạn. Về ngoại hình họ cũng "đẹp" hơn, thậm chí làn da và nét mặt có người rất đẹp, tuy các tộc phía bên Lào thì hơi ngậm đen hơn.


 



Lào Cai 2013:     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11.  






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét