Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Cửa Khẩu Lào Cai

Lào Cai 2013:      1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11.  

Cốc Lếu là tên tượng âm người Hoa gọi phố xưa tên là Gốc Liễu, là khu phố lớn nhất và lâu đời nhất thành phố Lào Cai, đối diện bên kia sông là khu cửa khẩu. Phần bên này là phần chính và cổ truyền của Lào Cai. Bắt qua sông Hồng có cây cầu mới xây lại cho giao thông 4 bánh, trước kia thời Pháp thuộc đã có cây cầu xe lửa thô sơ. Cầu này đã năm lần bảy lược bị đánh sập, lần sau cùng là trong chiến tranh biên giới 1979. Đường từ Vân Nam xuống đến bên kia sông. Năm '79 Lào Cai bị tàn phá không còn viên đá nào trên viên đá nào (lúc đó dân cư ít thua bây giờ rất nhiều).
Bây giờ hỏi về ký ức chiến tranh ít người có thể nói rằng họ có mặt lúc sơ tán. Thành phố không nhớ gì nhiều về thời kỳ đó. Việc này là lẽ thường tình của lịch sử và con người. Đã 35 năm rồi, thử hỏi lúc thời học sinh trung học năm 1969, mấy người biết, nhớ, hay nghĩ đến Việt Nam năm 1935? Có mấy người quan tâm? Đó là chưa nói đến nhân số Việt Nam bây giờ, Trên 3/4 (trên nhiều) là sinh ra sau 1975. Khía cạnh thực tế mà lắm ông thần vào tuổi lú lẫn, ngồi đáy giếng sao hiểu nỗi. Còn viết lách bá láp lung tung.

Lúc này (tháng 5, 2013) khí trời rất nóng. Người viết và chú tài ra chợ ăn trưa. Khu phố rợp bóng cây bàng, thành bình và êm đềm.

Cầu Cốc Lếu là cây cầu cực Bắc của Việt Nam trên Sông Hồng (phái thượng nguồn của Phú Thọ tên cổ truyền là Sông Thao), đi lên quá 500 mét từ chổ này là phần sông Trung Quốc. Điềm dứng là đầu cầu bên khu Cốc Lếu nhìn về hướng Tây Bắc, nhìn thấy trong hậu cảnh là thành phố Hà Khẩu TQ. Dưới chân các cao ốc là 1 ngã ba sông.

Hình dưới là từ điểm đứng trên nhìn 190 độ ngược, hướng về hạ nguồn. Nhìn thấy là tả ngạn, phần thành phố bên đó có cửa khẩu và depot xe lửa bạn đọc nhìn thấy ở trang trước. Bạn đọc có thể định vị các hình depot xe lửa với cái đồi nhìn thấy trong hình này.

Về xuôi chừng 1 km là một cây cầu mới, tên là... Cầu Mới (trong tận góc phài cùa hình trên).
Trên cầu Cốc Lếu nhìn lên thượng nguồn vào Trung Quốc
Hình trên khi xe qua cầu về khu cửa khẩu, tháp tam giác trong xa là cổng chào phía bên Hà Khẩu dối diện khối nhà vuôn là cửa Việt Nam. Hình dưới nhìn lui về đầu cầu bên khu chợ.

Hính dưới nhìn về xuôi, hướng Đông Nam.
Khu vực thành phố gần cửa khẩu. Có nhiều buildings là của người TQ, nhưng tên mà là 'Swiss Belhotel' thì là không phải rồi.
Biển xe màu xanh là xe Vân Nam.
Cầu này gọi là Hồ Kiều

Phía phải của cổng đầu cầu Hổ Kiều có 1 công viên trong đó có cột mốc biên giới số 102 của Viêt Nam. Đối diện bên kia sông là cột mốc của Trung Quốc, lằn ranh là ngay giữa cầu. Biên giới đáy sông là chổ sâu nhất, nhưng nếu trên ghe tàu thì đặt chân lên bờ xứ nào thì mới là vào xứ đó.

Bốn chữ Trung Quốc Hà Khẩu


Sông biên giới này không phài là Sông Hồng, sông này tên là Nậm Thi ngắn chừng mươi cây số chảy vào Sông Hồng ở ngã ba chừng 50 mét phía trái người chụp hình. Hướng nhìn là Tầy Bắc, tức Sông Hồng chảy về sau lưng người nhìn ảnh. Để bạn đọc định hướng thì Sông Hồng chạy song song với cây cầu này.



Đây là công viên 1 bên cổng lớn bên mình. Vào công viên này không phải qua xuất cảnh tại cửa khẩu nhưng phải đi vòng ra ngoài đến Đền Mẫu Lào Cai, mà công viên là 1 phần đất của đền.
Cửa khẩu này tương tự cửa khẫu Móng Cái và 2 cột mốc đứng lọt hằn vào đất của 2 phía, khác hằn tại cửa khẩu Hữu Nghị nơi cột mốc biên giới đứng ngay trên đường ranh.

Khách Tây phương do tour du lịch mang đến xem.



Nhìn qua Hà Khẩu, nước bạn.

Nhà cửa bên đó đồ sộ hơn măc dù về dân số và diện tích thì thua thành phố Lào Cai.


Phía thượng nguồn sông Nậm Thi chừng 200 mét là cây cầu cũ đưa qua Trung Quốc, nay không còn được qua lại. Lịch sử cây cầu này được kể lại là rất đẫm máu cho cả hai bên trong năm 1979. Không thấy bia tưởng niệm. Nói cho cùng, tại biên giới mà đem phô trương thành tích tranh chấp với nhau thì biên giới đo chưa bền vững, sẽ có ngày phải tranh chấp lại. Chổ nào yên bài rõ rồi thì sẽ không có những nhắc nhở, thách thức lẫn nhau nữa. Hy vọng nguyên lý này đúng tại đây.

Hình dưới là chổ đứng chụp hình sông Nậm Thi và cây cầu cũ. Lên thượng nguồn sông này chừng 5 cây số ngày thằng viết đến thì đang có xây xựng 1 cửa khẩu mới lớn như cửa khẩu Lào Cai này, nơi đó sẽ dời các tuyến tải hàng hóa qua.

Người du khách mang hộ chiếu Viêt Nam hay đệ tam quốc gia muốn qua tham quan mua chác bên Tàu thì vào đây xin giấy thông hành, nghe đâu chừng trên 4 tiếng mới có (khác với các nước Asean như Kam, Mã, Sing, Lào, Thái thì hộ chiếu VN không cần visa).

Hai khu đô thị Lào Cai và Hà Khẩu tuy chia đôi bởi biên giới nhưng đời sống 2 bên gắn bó với nhau về mọi mặt  kinh tế xã hôi. Đồng nhân dân tệ và tiền Việt Nam được dùng ở cả 2 bên, giá cả hàng hóa và do đó là giá đời sống, 2 bên bằng nhau. Người ta đi qua lại để làm ăn mua bán, đi thăm bà con, đi mua thuốc, chữa bệnh. Nhiều vợ chồng có gia đình ở 2 bên. Nhân công làm việc ngày có thể ở bên nay hay bên kia. Để qua lại có giấy gọi là giây thông hành, là như 1 visa tạm, nhưng nhiều người đi về  chỉ cần qua sông chổ khác mà không cần giấy tờ. Dĩ nhiên là đi "chui" nhưng cũng không hiếm đối với người địa phương. Dĩ nhiên hàng hóa lậu qua biên giới là không khó nhưng cũng chỉ ở mức độ, số lượng lớn thì khó nhưng có nhiều cửa hàng bên Hà Khẩu bán cho khách du lịch, đến cửa khẩu bên này có người giao hàng mới nhận tiền. Ở 2 bên tiếng Hoa và tiếng Việt đều thông dụng như nhau.

Chữ Vân cho bản xe Vân Nam (VN củng có bản xanh là xe nhà nước). Hotel hay cơ sở thương mại do người Hoa làm chủ bên này thường thuê nhân công Hoa từ bên nhà qua.

 



Lào Cai 2013:      1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11.  



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét