Thứ Ba, 15 tháng 10, 2024

Hậu Giang: Số 7 & Số 9

Thời điểm Tháng 8 nằm 2024
Du ký 3 ngày tìm dến 9 cửa sông Cửu Long
Cùng du ký   [ 1 ] . [ 2 ] . [ 3 ] . [ 4 ] . 5   

Đây là hình chụp được  từ trên máy bay cánh quạt ATR-72 chuyến bay SGN-Côn Đào vào năm 2017. Chuẩn bị sẳn sàng mọi sự kề cả số ghế ngồi, trừ một chuyện không chuẩn bị được là, thới tiết!
Chiều dài Cù Lao Dung lớn hơn đường từ Sài Gòn đến Biên Hòa

Đây là các cửa sông Hậu các bạn, tổng cộng con số lớn là 2. Sông Hậu từ khi bái bai sông Mekong tại Nam Vang chảy một giòng gần như thằng tấp ngoạn mục từ đó cho đến khi chỉ còn 35 km cách biển mới chia đôi. Toàn bộ địa hình nơi sông xẻ làm hai nhánh chót này các bạn thấy được trong 1 hình này. Đơn giản, hết sức đơn giản. Chả bù với chị Tiền thì quá là rắc rối, phải 6 cửa mới chịu. Không biết bao nhiêu phân lưu mà kể, theo dõi cho hết cũng đã mệt nói chi tìm lối đi .

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2024

Cổ Chiên Số 5, Cung Hầu Số 6

Thời điểm Tháng 8 nằm 2024
Du ký 3 ngày tìm dến 9 cửa sông Cửu Long
Cùng chuyến đi 3 ngày   [ 1 ] . [ 2 ] . [ 3 ] . 4 . [ 5 ]

 

Từ Ba Tri qua phà rồi, chúng em tích cực hỏi thăm bản đồ di động và dân chúng, quán xá trạm xăng và con nít, không ai dám đoan chắc có phà để qua địa phận tình Trà Vinh! Trên bản đồ có thấy ghi bến đò nhưng đò thì xe hơi lên đâu được. Vừa đi vừa hỏi thì đã lên phía Bắc tả ngạn sông Cồ Chiên khá xa biển. Kế hoạch muốn qua phà gần cửa biển Cổ Chiên và Cung Hầu thất bại vì tài khoảng thời gian dành cho lịch trình hôm đó eo hẹp. Đành phải lên cầu Cổ Chiên qua phân lưu lớn cuối cùng phía Tây của sông Tiền là sông Cồ Chiên. Chịu thôi.

Quốc lộ 60 trước khi tới nhánh lớn sông Cổ Chiên thì qua một cồn đất nhỏ rộng 1 km gọi là Cồn Cát huyện Mỏ Cày. Đây là chiêc cầu từ đất liền huyện Mỏ Cày qua một nhánh nhỏ sông Cồ Chiên lên cồn.

Cầu Tân Điền qua Cồn Cát, Mỏ Cày Bến Tre

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2024

Hàm Luông Số 4

 Tháng 8 dương lịch 2024

Cùng tiêu đề   [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] 

Địa lý thiếu nhân văn như bánh bao thiếu hột dịch, hủ tiếu thiếu xương heo. Từ cống đập Ba Lai đi theo hương lộ HL-14 chừng 12,5 cây số thì đến chợ Ba Tri. Từ đó đến lăng mộ cụ Đồ Chiểu 2 cây số, quay kiếng xuống để hỏi đường đi vì trong khu đô thị cũng khá lùm xùm. 

Sinh quán cụ là Bình Dương*, năm 1862 về đinh cư tại đây. Cụ là nhà văn, thầy giáo và thầy thuốc, năm 25 tuổi đả mắc bệnh mù lòa. Cụ Đồ được Unesco liệt vào danh nhân văn hóa thế giới tháng 11-2021 dưới thời bác Phúc, cũng là một danh nhân văn hóa. Đươc Unesco hổ trợ vật chất nên lăng Cụ thấy nét văn hóa Tây, bề thế nhưng gon gàng, văn minh ra, chỉ thiếu chổ cắm nhang và thùng công đức. (Đền kỷ niệm tầm cở mà thiếu "du lịch tâm linh"! như núi Bà Đen!)
Thị trấn Ba Tri, dân số 13 500. Ở Việt nam còn tồn tại nhiều điểm dân cư không cổng chào, không băng rôn, không cờ đảng. Bậy.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2024

Bình Đại: Cửa Số 2 & Số 3

Tháng 7 nước nhảy lên bờ

Cùng tiêu đề   [ 1 ] [ 2[ 3 ] [ 4 ] 

Sau Cửa Tiểu logic nói sẽ là Cửa Đại. Các bạn chú ý: nếu đang là Miền Trung thì Cửa Đại là cửa sông Thu Bồn, đổ ra gần thị xã Hội An Quảng Nam, được thủy thủ Hoa Nhật và phương Tây biết đến từ thế kỷ thứ 16, trong khi đó châu thổ sông Cửu Long là thuộc Thủy Chân Lạp. 
Hai cửa đầu tiên này cách nhau một cù lao dài 10 km giữa nhánh đầu tiên của sông Tiền. Hai giòng sông chỉ được người dân gọi là sông Cửa Tiểu và sông Cửa Đại theo lối xuề xòa của Miền Tây. Cù lao Vượt theo tra cứu trên mạng, chưa từng nghe ai gọi tên, được nhắc đến với tên là Tân Phú Đông, bề ngang chừng 5 cây số. 
Tìm đường đến bến phà gần cửa biển nhất thì phải đi vòng vo quanh địa phận nhỏ vùng xa, trên những đường thôn lót bê tông bề ngang rông chỉ hơn một xe đi. Tài xế thuê bao tât bật lo âu, 12 km! Theo bản đồ di động thì đến đươc bến phà Bình Tân qua cửa Đại, chỉ cách hải khẩu 2.5 km. Nhưng dưới cơn mưa mùa bất thần xối xả, không thấy được quá 10 mét! Chỉ mới 3 giờ hơn mà tưởng chừng đã chiều lắm rồi, đồng hành và tài xế lo lắng giữa vùng xa sợ không có chổ ngủ lịch sự qua đêm, loay hoay đi kiếm chổ ăn ngủ! 

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2024

Một Chuyến Đi, Tám Cửa Biển

Tháng 7 năm Giáp Thìn 

Năm Rồng thực hiện được chuyến đi xem các cửa sông Rồng, tuy không được như ý nhưng cũng xin làm phóng sự này với hình ảnh và góc nhìn, nhận xét cá nhân gửi các bạn xem. Cửa Tiểu, cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Trần Đề. Đề tài đã là cũ nhách đến nhàm chán nhưng, như các bạn cũng hãy đồng ý, không ai thấy như nhau, kể lại như nhau. Vậy xin: 

Đâu đó giữa giòng sông Vàm Cỏ và sông Mỹ Tho có một đường phân thủy nơi đó 2 giọt mưa phải chia tay nhau, 1 trôi về hướng Băc 1 về Nam. Đường phân thủy đó là ranh giới phía Bắc của lưu vực sông Mê Kông. Một phần lớn đồng bằng Gò Công là châu thổ sông Mê Kông. Vậy ta bắt đầu từ địa phận Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang, mò mẩm thế nào về hướng Tây-Nam tìm đến cửa số 9. Nếu được. Xe thuê bao, tài xế và lữ khách đều không biết đi đường nào, sẽ ăn đâu ngủ đâu, có ngày về hay không...

Đường đáy tam giác châu thổ Mekong rộng trên 100 km, tương đương bề rộng châu thổ sông Mississippi, Mỹ Quốc. Chữ 'châu' trong 'châu thổ' là chỉ các cù lao, cồn đất phù sa giữa các giòng sông trong không ảnh này. Chính xác thay!
Sơ lược: sông Mekong [1] chia ra thành 2 nhánh trước cửa thành phố Phnom Penh vào biên giới VN cách nhau 8.5 km. Nhánh chính Mekong là sông Tiền ra biển qua 6 cửa - thực tế là 5 vì cửa Ba Lai từ giữa thế kỷ trước đã là một giòng sông chết. Nhánh thứ 2 khá nhỏ lúc đầu, tên Bassac bên Kampuchia trở thành sông Hậu qua VN mới trở nên đáng kề, cổ truyền ra biển qua 3 cửa, nay từ thế kỷ 19 (từ trên 150 năm trước) đã chỉ còn lại 2. Người Việt Nam còn sống,  lâu nay không ai đã thấy được đủ chín cửa sông Cửu Long Giang[2]

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2024

Lễ hội Đổi Nước, U-Minh

Thời điểm: 17.11.2023. Rằm tháng 10
Đia điểm: huyên lỵ Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. 
Xem Phần 1 trong tiêu đề này

Để nói lễ Đổi nước đối với dân tộc địa phương miệt dưới này nó quan trọng như thế nào thì người viết này xin kể như sau. 
Giữa sông nhìn về thượng nguồn hướng Vị Thanh
Trên con sông rộng này trong thời nội chiến, chính xác tại tọa độ này, vào sáng sớm ngày rằm tháng 10 như ngày hôm nay, giờ này, có năm sẽ có một chiếc cán gáo đến từ tiểu khu Chương Thiện (Vị Thanh ngày nay) bay là là từ phía chân trời kia trên ngay giữa giòng sông này, mang một miếng cờ trắng dưới càng, tiếp tục bay dọc giòng sông về phía Tắc Cậu, Rạch Sỏi hạ lưu nơi đây. Vào buổi trưa ngày thứ ba nó sẽ trở lại bay một đường bay như thế này giữa sông.

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2024

Ghe ngo

Thời điểm: 17.11.2023. Rằm tháng 10 mỗi năm
Đia điểm: huyên lỵ Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.

Ghe ngo từ tên Khmer Tuk Ngo. Ghe chỉ dùng vào một mục đích, đó là để đua trong ngày lễ Đổi Nước. Chỉ có chùa mới đóng ghe ngo và mỗi chùa chỉ có một. Chỉ có chùa mới được cất giữ ghe vì ghe không chỉ là một phương tiện mà vì ghe có thần. Ghe ngo là linh khí. Ngày lễ đàn bà mang thai không đươc lại gần ghe ngo..
Mũi ghe trê chiếc này có hình thức một bàn thờ, khi đua thì rước lên bờ
Dân gian truyền [1] rằng khi xưa ở vùng sông nước sư sải từ trong các chùa dùng ghe đi khất thực. Vì nắng gió mưa mùa khi chiều về họ phải rất vất vả để chèo nhanh về chùa trú ngụ. Dân tình thấy vậy thì đóng ghe có thể vận hành nhanh, rước họ về mỗi ngày cho kịp tối. Nhiều ghe nẫy ra tập tục đua nhau chèo về chùa. Tục lệ đua ghe nghe truyền khẩu từ đó mà ra. Đua ghe ngo là trong dịp lễ Đổi nước tại các vùng có dân tộc Khmer tại cực Nam miền Tây gọi là Transbassac. Đây nói về lễ Đổi nước tại lưu vực sông Cái Lớn, U-Minh Thượng.[1a]
Sông Mekong tại trước cửa ngõ thành phố Phnom Penh chia ra thành 3 nhánh, 2 nhánh chảy về xuôi là Mekong và Bassac, 1 chảy lên Tây-Bắc lấy tên là sông Tonle Sap, gặp vùng trũng tạo thành hồ Tonle Sap gọi là Biển Hồ mà không còn đi về đâu. Mỗi năm vào tháng 10 âm lịch, không nhất thiết là rằm, giòng nước chảy qua trước thủ đô Phnom Penh thay đổi chiều, nước hồ chảy ngược ra sông Mekong trôi về biển. Đó là mùa đổi nước [1b]. Lễ còn có tên ít gọi nay mới biết, là Bok Om Tuk. Tuk ngo là tên thể loại ghe này.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2024

Cap Varella

Mũi Đại Lãnh, Hòn Vọng Phu

Năm 1905 toàn quyền Paul Doumer sau khi về Pháp có viết một hồi ký trong đó có đoạn như sau:

"Đây là mũi Varella, ngọn núi cao sậm to lớn, độc đáo với khối đá lớn và dài trên đỉnh, chỉa lên trời: ngón tay của Thượng Đế, mà con người có thể thấy được từ cách xa hai mươi dặm. Đây là mũi cưc Đông của bán đảo Đông Dương, là nơi các tàu thuyền từ Trung Hoa và Nhật Bản vào đáp. Ban ngày mõm Varella có thể thấy đươc rõ mồn một; ngón tay này là một dấu mốc không thể nhầm lẫn. May mắn là nó không thường bị mây mù che khuất. Dĩ nhiên, thời đó không có ngọn hải đăng nào giúp nhận ra mũi Varella về đêm. Cái mà tôi đã cho nghiên cứu và xây dựng sau này vẫn chưa hoàn thành khi tôi rời Đông Dương vào đầu năm 1902. Các nghiên cứu và công việc không thể tiến hành dễ dàng và nhanh chóng giữa vùng rừng núi hoang vu và đầy chướng khí của Varella..."  Lời dịch của tác giả Blog.*

P. Doumer nói về vùng biển nào của đất nước tôi và bạn?

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2024

Chim Trời Phú Yên 2

 [ 1 ]   [ 2 ]

Gần nơi ghi được hình chim nhạn biển. Mõm đá nhỏ này tên là Hòn Yến. Dân địa phương nói trước đây (?) có én [1] nay đã đi hết rồi. Chuyện có thể, một hòn đảo gần đât liền tự nhiên mât hết tổ yến. Lý do 1 là nó có thể đã sơ tán qua Mỹ, Úc hết [2], hai là vì có loài đông vật xâm thực trôi vào sinh sôi làm nó phải bỏ đi. Chuột và nhất là rắn (rắn lại khoái chuột luôn!) là 2 thủ phạm chính. Chính vì muốn tránh 2 hung thần này mà chim én hay tìm làm tổ ở hải đảo xa gần tuy rằng chúng săn mồi bay là côn trùng trên các nơi rộng rãi có cây cối hay cỏ cao và ao hồ trong đất liền.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2024

Chim Trời - Phú Yên

 Tháng 8 Năm 2024

 

Ở một chân trời xa xôi kia có 200 nóc gia bên bờ đại dương. Làng chài nằm ngoài 
những nẻo đường người đi mọi ngày, tuy có ngỏ hương lộ ra vào tươm tất.
Ờ đây nước liền với trời, sóng thủy tinh rì rào vỗ cát trắng. Gió dài ru giấc người ngủ quên, 
trên thôn  gà gáy trưa đáp tiếng già gọi trẻ. 


Ở đây thời gian là bóng mây trôi trên làn nước biếc, là tốc độ chiếc ghe con trên chân trời xa.
Trời trao một bãi cát hình cung, dây cung dài 3 cây số, giữa Tuy Hòa và Quy Nhơn.