Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Miền trung du: Hòa Bình

Đường lên Điện Biên:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9.  10. ...  

 

Cung đường lên đến Điện Biên từ Hà Nội như thấy là 461 km nhưng nhọc nhằn bằng 800 km đường đồng bằng - với hiện trạng mặt đường năm 2016. Trước đây và đặc biệt vào thời chiến tranh Đông Dương lần thứ I thì phải hiểu là rất xa. Hiện trang đường xá bây giờ như bạn đọc sẽ thấy trong hình là khá tốt và nếu ai có muốn thì có thể đi đến tận ngả 3 biên giới, nơi đấy gọi là A Pá Chải có cột mốc giữa 3 nước trong 2 ngày mà không gian nan cho mấy.
Nhóm chúng em thì chỉ muốn đến Điện Biên và đi trong 2 ngày vừa đi vừa nghỉ vừa ăn, làm 2 chặn mỗi chặn chừng 8 tiếng đồng hồ lái xe - thí dụ khởi hành 8:00 giờ sáng thì 4:00 giờ chiều đến nơi dừng chân đêm đầu.
Ngày đầu em chọn điểm đến là 1 khu nghỉ dưỡng trong thung lũng Mai Châu, tức đoạn ngày 1 ngắn hơn đoạn ngày thứ 2, nhưng tùy mình tính toán thời gian - tiếng Anh có từ "timing" rất rõ ràng và ấn tượng - và độ nhọc nhằn thì có thể vừa ý với lịch trình. Mai Châu còn trong tỉnh Hòa Bình, khá gần với Hà Nội làm điểm khởi hành
.
Ngày 4, 5 tháng 5. Cung đường về qua Nghĩa Lộ, ngày 6, 7 tháng 5
Muốn lên miền Tây Bắc - xứ Thái, trong nước Việt Nam thì tận cùng ở Lai Châu - thì phải qua Hòa Bình. Từ Hòa Bình trên giòng Sông Đà là 1 hành lang tự nhiên trong dãy Hoàng Liên Sơn, cho dù rất cheo leo, đưa lên thằng góc Tây Bắc của bản đồ, từ đó có thề sang Thượng Lào và thủ đô Luang Prabang. Vì lẽ đó trong chiến tranh Đông Dương lần I có nhiều cuộc giằn co giữa các binh đoàn Viêt Minh và quân đội viễn chinh Pháp để chế ngự Hòa Bình. Đầu năm 1952 Pháp di tản và bỏ ngõ địa bàn Hòa Bình. Nói chung là quân đội và từ đó là hành chính Pháp đã bỏ ngõ Tây Bắc ngoài trừ Lai Châu còn 1 là 1 tiền đồn (cô lập, chỉ liên lạc và tiếp tế bằng máy bay) với 1 ít binh lính viễn chinh và người Thái trươc khi có chiến dịch tái chiếm phủ Điện Biên trong thung lũng sông Nậm Rốn, mở đầu cho chiến dịch Castor.

Từ rất xa xưa ( nhiều nguồn ghi là 1500 năm, cụ thể thì từ thế kỷ thứ 17) vùng Tây Bắc là 1 phần lớn của 1 vương quốc lãnh thổ ăn qua nhiều bên Vân Nam và Ai Lao. Từ khi người Pháp chiếm trọn địa phận gọi là Đông Dương thì phần nằm trong bản đồ dưới đây còn tánh tự trị cao nếu không nói độc lập, gọi là Xứ Thái (Federation Thai) - mãi cho đến Hiệp Định Geneve 1954. Thủ đô vương quốc này mà chế độ thuộc địa Pháp-Triều đình Huế công nhận là thị trấn Lai Châu trên tận cùng bản đồ. Mặc dầu phần đất này cũng rất có thể là thuộc Trung Hoa nhưng trong hòa ước Pháp Thanh 1885 họ phải nhường lại cho Pháp trong khuôn khổ Đông Dương Pháp - và nay thuộc Việt Nam (trong giai đoạn thuộc địa "giặc Cờ Đen" mà Pháp phải chống chọi để bình định phần đất này thực chất là các dân tộc Thái được sự ủng hộ và hổ trợ của nhà Thanh gọi là giúp Viêt Nam chống Pháp dành độc lập - phức tạp thế!).
Các dân tộc Thái** gồm cả người Mèo là sắc dân đông thứ nhì, Nùng v.v... (12 sắc dân miền núi) sống rải rác hết các đồi núi, còn các phủ nhỏ, thị trấn không lớn là những tiền đồn hành chính người Pháp thành lập trên những nơi cư ngụ của người bản địa. Như hầu hết các thị trấn chúng em đến hay đi qua: Mộc Châu, Sơn La, Tuần Giáo,  Điện Biên, Mường Lay, Lai Châu, Quỳnh Nhai, Tú Lệ, Nghĩa Lộ, vối Sơn La, Lai Châu, Nghĩa Lộ là những thành phố tương đối đông dân cư và còn tồn tại kiến trúc nhà cửa mang sắc thái thuộc địa cũ.

Dưới chính thể VNDCCH thì khu này là Khu tự trị Thái-Mèo, sau là Khu tự trị Việt Bắc (khác với Việt Bắc thời kháng Pháp), sau 1962Khu Tự Trị Tây Bắc.
Người Kinh hiện nay có mặt khá đông ở các thị trấn và thành phố và như chúng em tiếp xúc là mới từ miền xuôi lên lập nghiệp không trên 1 thế hệ. Khỏi phải nói thì bạn đọc cũng hiểu là tình hình  < x, y, z > nó cũng hơi bị phức tạp tí, nhưng không trên bề mặt.
Lói chung nà, cách đây không lâu ghê gớm lắm - tỉ dụ là truoc 1990 thôi - thì Tây Bắc là chổ chó ăn đá gà ăn muối, đi khó và về còn khó hơn (nơi này có nhà tù Sơn La của thực dân Pháp và là vùng đã có nhiều trại tập trung nghỉ mát cho sĩ quan  Miền Nam sau 1975).

*: quốc trưởng cuối cùng của vương quốc Thái này là ngài Đèo Văn Long (1908-1975. Pháp)
**: người Thái ở đây phải nói rõ là khác với giống người trên đất Thái Lan hiện nay, cho dù có chung 1 xuất xứ lịch sử cổ đại nhưng văn hóa nay đã hoàn toàn tách xa hằn nhau. Người Thái tại Việt Nam gần như không phân biệt được với người Kinh (hình em bé trang truoc là 1 em người Thái, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ 2.
Đến 1975 thì vương quốc Thái giải thể sau nhiều thế kỷ hiện hữu và từ đó lịch sử các dân tộc Thái hội nhập vào lịch sử nước Việt Nam. Thuyêt xã hội Darwin đã bị sa thải chứ không thì em cũng nêu nó ra đây để suy gẫm tí lấy vui. [ Nhưng cũng thú vị thay, nhiều học giả lại cho rằng là các Vua Hùng thời Văn Lang là người dân tộc Thái (T'aï ) cũng như Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương - thì như vậy sau 3000 năm đâu lại vào đấy ]
-- o 0 o --

Vài lời phi lộ cùng bạn đọc để đính hướng cái nhìn về địa lý nhân văn truoc khi em mời đi xem bằng những hình ảnh năm 2016.
Chương trình ngày đầu tiên của đoàn chúng em là đến xem nhà máy thủy điện Sông Đà tại Hòa Bình, ăn trưa rồi đi tiếp đến Mai Châu vào hẳn xứ Thái thì nghỉ đêm. Trải nghiện chúng em thì zư lày (như thế này).
Rời Hà Nội về phía Tây Tây-Nam qua quận Thanh Trì. Ở đây không còn thấy bán bánh cuốn Thanh Trì, nhưng vẩn còn bảng thịt chó nhiều, bạn nào muốn tìm nhớ ghi số phone. Nói chung ra vào Hà Nội giao thông khá vất vả và tốn thời gian.

Rời Hà Nội thủ đô thịt chó hướng về phía Tây, xưa có tên thật lãng mạn là Xứ Đoài. Thật ra Xứ Đoài chính xác là đi về Sơn Tây, nay theo 1 đường cao tốc ngắn gọi là Đại Lộ Thăng Long, em có trang blog trước.
Vùng này đến tp Hòa Bình khá bằng phẳng, chỉ lên 1 vài dốc lài. Như tả trước thì đây là 1 vùng bình nguyên nhỏ, 1 miền trung du.
Thị trấn Lương Sơn giữa đường Hà Nội - Hòa Bình.
 Giữa đoạn đường HN-HB. Các bạn nhìn trong dáy hình thấy 1 sân golf lớn của 1 tập đoàn Hàn Quốc
Lên một bình nguyên thấp

 Kỳ Sơn, Hòa Bình rồi đến thành phố 2 bên giòng Sông Đà.
Hòa Bình cách Hà Nội 70 km, theo đường QL 21 (AH13) thì đi chừng trên 2 tiếng đồng hồ nhưng đoạn đường ra khỏi thủ đô Hà Nội rất chật vật vì giao thông.
Nhìn thấy Sông Đà lần đầu tiên. Thành phố Hòa Bình trải rông 2 bên giòng sông, nay là hạ lưu của hồ và đập thủy điện. Sông Đà là sông lớn góp nước vào phần cuối của Sông Hồng và xưa là 1 đường giao thông thủy quan trọng nối liền vùng Tây Bắc với văn minh đồng bằng Sông Hồng.
Tả ngạn. Sau Sông Hồng thì đây là giòng sông lớn thứ nhì em được chứng kiến ở Miền Bắc.
Từ tả ngạn. Phần thành phố bên này xưa hơn và lớn hơn. Đường lên Tây Bắc tiếp tục bên kia sông và đoạn này hướng về Nam (là về biên giới Lào phía đó. Ở phần này của bản đồ Thượng Lào là đi về phía Nam, Điện Biên Phủ đi Lào cũng thế.
Đi trên cầu nhận thấy bở tả ngạn có mấy nhà bè và 1 ít quán xá chúng em tìm đường xuống kiếm chổ ăn trưa. Vì có 1 đồng hành không bao giờ chịu ăn "qua loa", cho dù đi đường vẫn phải ẩm thực cho ra trò nên vào 1 quan tương đối khá.
Hóa ra giá cả lại rất bình dân, cho thấy vật giá đời sống trên này khá dễ chịu. Quán của người kinh như hầu hết quán xá, thương vụ trên này (và các miền cao khác), nhưng thức ăn rất địa phương. Số lớn là khẩu vị người kinh thêm vài món là "dân tộc". Bia rẻ như bèo, vodka được quản cáo giới thiệu như... đồ giải khát. Có rượu đinh lăng (xem dưới) thì lạ các bạn gọi uống như nước, là rượu ngô (ngô là bắp) ngâm cái lá đó. Uống vô thì lạt nhưng riêng em thì tối về (uống thêm nữa) bị 1 trận bao tử nó hành cho sáng đêm trắng con mắt.
Dịch ra tiếng mình thì thịt chua là nem, nem là chả (giò),  giò luộc là chả heo, giò rán là chả quế, dứa là thơm, lạc là đậu phụng, đậu là tàu hủ vân vân... Cần 1 thạc sĩ ngôn ngữ mới đọc hết được.
Rau cỏ đủ thứ thì cha sanh mẹ đẻ em mới thấy lần đầu, cho dù họ nói là thường lắm. Rau luộc chấm mắm (mắm zì em chả biết mà ăn tí nó cũng vật con người tới kề sự chết được), rau sống đó cũng là đinh lăng ăn sống với giò - giò là chả heo. Có thịt có ốc có cá Sông Đà ê hề, chỉ là, cơm trắng thì phải gọi, nếu không thì để gần hết bữa 'cơm' họ mới mang ra.
Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người...


Giòng sông chảy siết như ở các vùng cao, nhưng là khá rộng. Tương tự như giòng Sông Lô ở Hà Giang. Đây là hạ lưu đập thủy điện.
Bên kia là bờ hữu ngạn đi lên nhà máy thủy điện Hòa Bình - nhà máy bên này, tả ngạn.
Thành phố Hòa Bình nhìn từ trên đường nóc đập thủy điện - hình trên.


Xem thêm:
- Wikipedia: Le pays T'aï
- Globalsecurity.org: Sipsong chau Tai
- Phim Pathe thời sự 1952: Chiến dịch Hòa Bình


 
Đường lên Điện Biên:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9.  10. ...  
 
 
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét