Đường lên Điện Biên: ⏪ 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. ... ⏩
Trải nghiệm của người viết và đồng hành đi từ tình Hòa Bình đến Điện Biên ngày 5-5-2016 (Khi về thì chọn cung đường qua Quỳnh Nhai-Than Uyên-Tú Lệ-Nghĩa Lộ).
Vì theo 1 đoàn nhiều người trên 1 chuyến xe lại đi trong "lo âu" vì không biết rõ tình trạng đường xá, chỉ lo sao cho tới đích trươc khi trời tối nên du ký đoạn này có phần sơ sài nhất là về hình ảnh. Dù sao thì bạn đọc cũng thấy được các nét chính và tìm kiếm thêm hình ảnh trên mạng không khó mấy, em xin miễn lấy hình nơi khác chêm vào.
Như bạn đọc thấy trên bản đồ, so với các vùng khác ở Bắc Bộ kể cả các vùng thượng du, vùng Tây Bắc rất ít đường xá giao thông, mà diện tích vùng là gần 1/2 của bản đồ. Các hành lang đi vào vùng chỉ có 1 từ Thanh Hóa, 1 từ Ninh Bình, 1 từ Hòa Bình, 1 từ Việt Trì, 1 từ Yên Bái, và 2 từ Lào Cai là 2 cung đường rất mới được phóng ra đi Lai Châu. Vùng đất này như em có đề cập đến trong các trang trước, cho đến rất gần đây được xem như 1 xứ khác, mà theo người viết nếu không có sư can dự của người Pháp năm 1884 rất có thể đã thuộc về xứ Lào hay Trung Hoa (mặc dù các bộ tộc triều cống vua nước ta và ta đã có tiền đồn ở đó từ thế kỷ 17).
Các thành phố hiếm hoi trong vùng trước đây chỉ là những trấn tiền đồn nhỏ do người Pháp tạo ra trên 1 địa bàn dân cư thưa thớt sống rải rác trong rừng núi. Lai Châu, Sơn La, Nghĩa Lộ trước đây chỉ có ít người Pháp và cơ quan cai trị của chính quyền thuộc địa, người Kinh lên ở làm công chức cho Pháp. Điện Biên Phủ, Tuần Giáo, Nà Sản, Than Uyên, Tú lệ năm 1954 là những ngôi làng nhỏ.
Lý do là rừng núi dãy Hoàng Liên Sơn dữ tợn, canh nông không năng xuất, tài nguyên không có gì như đồng, sắt, than v.v... Người Pháp phóng những con đường sơ đằng vào thu mua nguồn thuốc phiện người dân tộc Hmong canh tác. Đến Điện Biên là 1 con đường rộng chừng 3 mét, mặt đường sơ đẳng, dưới vòm rừng già, qua đèo qua núi tách ra từ ngã 3 đường đi Lai Châu tại Tuần Giáo.
Bạn đọc nhìn bản đồ miến Bắc thấy rõ khoãng trống trải bên phía Tây của Sông Hồng chảy trong hành lang Hà Nội-Lào Cai. Tương tự trống trải như thế thì chỉ có tam giác giữa trục Hà Nội-Cao Bằng và trục Tuyên Quang-Hà Giang, cũng là vùng núi đồi trung điệp. Theo quan sát của em thì từ nay vùng Tây Bắc có lẽ sẽ phát triển nhanh về dân cư và kinh tế, lý do chính là nguồn thủy điện, 2 đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á là thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La cùng với nhiều đập khác trên sông Đà đã gia nhập mạng điện lưới toàn quốc.
Đi tham quan miền Tây Bắc do đó khá đặc biệt so với những tuyến du lịch thăm thú các vùng khác của đất nước. Rất tiêc là thằng viết không ghi nhận được nhiều hình ảnh hơn, cảnh quan và con người. Vì rằng những hình ảnh đó sẽ thay đổi rất nhanh tới đây.
Trải nghiệm của người viết và đồng hành đi từ tình Hòa Bình đến Điện Biên ngày 5-5-2016 (Khi về thì chọn cung đường qua Quỳnh Nhai-Than Uyên-Tú Lệ-Nghĩa Lộ).
Vì theo 1 đoàn nhiều người trên 1 chuyến xe lại đi trong "lo âu" vì không biết rõ tình trạng đường xá, chỉ lo sao cho tới đích trươc khi trời tối nên du ký đoạn này có phần sơ sài nhất là về hình ảnh. Dù sao thì bạn đọc cũng thấy được các nét chính và tìm kiếm thêm hình ảnh trên mạng không khó mấy, em xin miễn lấy hình nơi khác chêm vào.
Như bạn đọc thấy trên bản đồ, so với các vùng khác ở Bắc Bộ kể cả các vùng thượng du, vùng Tây Bắc rất ít đường xá giao thông, mà diện tích vùng là gần 1/2 của bản đồ. Các hành lang đi vào vùng chỉ có 1 từ Thanh Hóa, 1 từ Ninh Bình, 1 từ Hòa Bình, 1 từ Việt Trì, 1 từ Yên Bái, và 2 từ Lào Cai là 2 cung đường rất mới được phóng ra đi Lai Châu. Vùng đất này như em có đề cập đến trong các trang trước, cho đến rất gần đây được xem như 1 xứ khác, mà theo người viết nếu không có sư can dự của người Pháp năm 1884 rất có thể đã thuộc về xứ Lào hay Trung Hoa (mặc dù các bộ tộc triều cống vua nước ta và ta đã có tiền đồn ở đó từ thế kỷ 17).
Các thành phố hiếm hoi trong vùng trước đây chỉ là những trấn tiền đồn nhỏ do người Pháp tạo ra trên 1 địa bàn dân cư thưa thớt sống rải rác trong rừng núi. Lai Châu, Sơn La, Nghĩa Lộ trước đây chỉ có ít người Pháp và cơ quan cai trị của chính quyền thuộc địa, người Kinh lên ở làm công chức cho Pháp. Điện Biên Phủ, Tuần Giáo, Nà Sản, Than Uyên, Tú lệ năm 1954 là những ngôi làng nhỏ.
Lý do là rừng núi dãy Hoàng Liên Sơn dữ tợn, canh nông không năng xuất, tài nguyên không có gì như đồng, sắt, than v.v... Người Pháp phóng những con đường sơ đằng vào thu mua nguồn thuốc phiện người dân tộc Hmong canh tác. Đến Điện Biên là 1 con đường rộng chừng 3 mét, mặt đường sơ đẳng, dưới vòm rừng già, qua đèo qua núi tách ra từ ngã 3 đường đi Lai Châu tại Tuần Giáo.
Bạn đọc nhìn bản đồ miến Bắc thấy rõ khoãng trống trải bên phía Tây của Sông Hồng chảy trong hành lang Hà Nội-Lào Cai. Tương tự trống trải như thế thì chỉ có tam giác giữa trục Hà Nội-Cao Bằng và trục Tuyên Quang-Hà Giang, cũng là vùng núi đồi trung điệp. Theo quan sát của em thì từ nay vùng Tây Bắc có lẽ sẽ phát triển nhanh về dân cư và kinh tế, lý do chính là nguồn thủy điện, 2 đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á là thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La cùng với nhiều đập khác trên sông Đà đã gia nhập mạng điện lưới toàn quốc.
Đi tham quan miền Tây Bắc do đó khá đặc biệt so với những tuyến du lịch thăm thú các vùng khác của đất nước. Rất tiêc là thằng viết không ghi nhận được nhiều hình ảnh hơn, cảnh quan và con người. Vì rằng những hình ảnh đó sẽ thay đổi rất nhanh tới đây.
Vì lý do như trên nói, khó mà đi lạc đường ở Tây Bắc. Đơn giản thì zư lày: ở vùng Hòa Bình các bạn kiếm đường QL số 6, đi về hướng mặt trời lặn, đến Tuần Giáo các bạn theo đường 279 rẻ trái, rẻ trái nhé, là sẽ tới Điện Biên, no problem. Đường xá rất tốt và không 1 trở ngại gì kể cả chốt cảnh sát :).
Nhìn bản đồ địa hình của Google, khu vực đường đi qua nằm gọn trên sống lưng dãy Hoàng Liên Sơn nóc nhà Đông Dương dữ tợn, nhưng mặt đường lại khá tốt và cung đường vẽ ra rất êm xuôi ngay cả khi qua những đoạn đèo nổi tiếng từ xưa - khác hẳn đoạn đường QL4 từ thị xã Hà Giang lên Đồng Văn, chổ đó đường rất hẹp, cua khủy tay từng cây số liên tục suốt ngày, dốc cao xe đi số nhỏ thường xuyên, xe tải đều phải có "nước mui" chứ không như đây.
Ngoài ra cung đường này còn là nằm trong quy hoạch liên quốc gia trong khuôn khổ tạo 1 mạng lưới đường xá Liên Á (hay Liên Âu-Á) với tên gọi (từ đó là cung đường) thống nhất bắt đầu bằng 2 chữ AH: Asian Highway. Mang lưới này đã được LHQ đề nghị tạo ra từ trên 4 thập niên chứ không phải là mới.
Cung đường này khúc từ Hà Nội qua Lào Thái Lan đến thủ đô Myanmar tên là AH-13 xuyên qua Điện Biên Phủ qua biên giới gần đó vài chục km. Vì muốn hội nhập vào cộng đồng kinh tế toàn cầu nên con đường phải hội đủ tiêu chuẩn ISO cơ bản nào đó (các bạn google 'ISO standards for roads') mà chất lượng thực tế các bạn thấy được qua các hình trong du ký này.
So với đường QL-4C Hà Giang đi Lũng Cú chằng hạn là 1 cung đường rất sơ sài và nguy hiểm, chỉ đủ tạo điều kiện kinh tế cục bộ địa phương - hình dưới năm 2012 khi người viết đi Đồng Văn:
Hình dưới là QL số 6 đồng thời là Đường Liên Á AH-13, đoạn từ tình Hòa Bình lên tình Sơn La. Từ Tuần Giáo về Điện Biên và biên giới Lào đường AH-13 là QL-279.
Ngoài ra cung đường này còn là nằm trong quy hoạch liên quốc gia trong khuôn khổ tạo 1 mạng lưới đường xá Liên Á (hay Liên Âu-Á) với tên gọi (từ đó là cung đường) thống nhất bắt đầu bằng 2 chữ AH: Asian Highway. Mang lưới này đã được LHQ đề nghị tạo ra từ trên 4 thập niên chứ không phải là mới.
Cung đường này khúc từ Hà Nội qua Lào Thái Lan đến thủ đô Myanmar tên là AH-13 xuyên qua Điện Biên Phủ qua biên giới gần đó vài chục km. Vì muốn hội nhập vào cộng đồng kinh tế toàn cầu nên con đường phải hội đủ tiêu chuẩn ISO cơ bản nào đó (các bạn google 'ISO standards for roads') mà chất lượng thực tế các bạn thấy được qua các hình trong du ký này.
So với đường QL-4C Hà Giang đi Lũng Cú chằng hạn là 1 cung đường rất sơ sài và nguy hiểm, chỉ đủ tạo điều kiện kinh tế cục bộ địa phương - hình dưới năm 2012 khi người viết đi Đồng Văn:
Hình dưới là QL số 6 đồng thời là Đường Liên Á AH-13, đoạn từ tình Hòa Bình lên tình Sơn La. Từ Tuần Giáo về Điện Biên và biên giới Lào đường AH-13 là QL-279.
Đường vắng vì dân cư ít, điểm đến không có thì lưu thông ít ỏi nhât là xe đò xe buýt.
Mộc Châu tình Sơn La là huyện tiếp giáp huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Ở đây du lịch tương tự như Mai Châu với khung cảnh và loại phương tiện nghỉ dưỡng gần giống nhau. Các bạn chỉ cần chọn 1 trong 2 nơi nếu muốn tiết kiệm thời gian. Theo hình ảnh em được xem thì khí hậu mát, mùa Đông Xuân lạnh và quanh Tết thì có hoa đào nở, thu hút nhiều du khách nhất là dân phượt, tuổi trẻ thanh niên là chính.
Mộc Châu có đặc sản nổi tiếng là chè Mộc Châu (ngoài này chỉ nghe "chè" không nghe "trà", nhưng cả 2 thứ chè xanh và trà [sấy] đều là cùng 1 thứ cây.
Dừng lại bên đoạn đường đèo chụp vói vào các vườn chè. Các bạn chú ý lùm cây trong xa trên đồi: cây chè có thể lớn như cây cam cây chanh và có cây là cổ thụ vẫn được thu hoạch lá chè đều đặng.
Qua đến Mộc Châu bắt đầu nhận thấy có nhiều người Hmong, và một vài người đội khăn đầu không hẳn là Hmong em không rõ.
Bề mặt mà nói, qua nhiều tháng ngày đi lại các vùng nông thôn, thượng du, số người lam lũ nhất hiện nay theo người viết quan sát là dân tộc Hmong. Nhấn mạnh là 'một số'. Điều kiện lịch sử-xã hội và chính trị đưa đến rất phức tạp, nhưng 1 sự kiện đã xãy ra rất gần đây (đến cuối thập niên 1990s) là việc cấm trồng trọt buôn bán nha phiến là sự kiện then chốt đã thay đổi hoàn toàn nếp sống hằng trăm năm của họ. Cho đến nay hình như họ cũng còn chưa hội nhập vào nền kinh tế mới, năng xuất cá nhân và gia đình còn rất kém, cảnh nghèo khó còn thấy được nhiều ở vùng họ ở. Ở nông thôn, rừng núi mà nói nghèo, các bạn phải hiểu là nghèo lắm, phải không các bạn? Họ là đối tượng cần giúp đở nhất ở vùng xa miền Bắc, em nghĩ. Nhất là trẻ em, phải là đối tượng hàng đầu cho các chương trình từ thiện lớn nhỏ, cá nhân hay hợp đồng.
Dĩ nhiên cũng có 1 số đã vươn lên được và lợi dụng được những phúc lợi do tình hình kinh tế khả quan mang lại.
Các thời trang Hmong khác nhau. Thổ cẩm ngày nay nhập từ Trung Quốc nên nhiều nét dân tộc cá biệt có thể bị "đồng bộ hóa". Hồi ở Lào Cai em có hỏi thăm thì muốn sản xuất bằng thủ công, dệt tay may tay, 1 cái váy như thế phải mất sáu tháng. Nay từ biên giới hàng vải dân tộc tràn ngập và giá rẻ nên em không nghĩ là có mấy người mặc áo quần may với thổ cẩm thủ công làm tại chổ. (Người bên kia biên giới cũng là dân tộc Hmong).
Hàng hóa giá rẻ từ TQ kết hợp với GDP Việt Nam tăng nhanh đã mang lại đời sống vật chất khả quan hơn cho người dân Việt mà tầng lớp thu nhập thấp, nhất là ở nông thôn-rừng núi, là tầng lớp được hưởng nhiều nhất. Sản phẩm đủ loại từ may mặc đến đồ dùng trong nhà, xe cộ máy móc, hàng công nghệ cao từ TQ tràn ngập thị trường biên giới và còn được chở về đô thị đã nâng chất lượng đời sống lên từ những ngày thiếu thốn ngăn sông cách chợ đến 1 xã hội tiêu thụ như hiện nay. Những người dân trong các hình này đều có điện thoại di động và nhiều khi là điện thoại "khôn". Các đỉnh cao nào ở nước ngoài sống trong thế giới ảo còn muốn bài "Khựa", "thoát Trung" thì lên đây cổ vũ nhé.
Nhìn lưu thông tren QL6 thì bạn đọc có thể hiểu là con người di chuyển quanh địa phương là chính, giữa các cum dân cư, thị trấn nhỏ gần nhau. Không thấy xe đường dài như xe đò chở nhiều người giữa thị xã lớn có nhiều người định cư. Con đường số 6 dài thế nhưng trên đường chỉ có 2 thành phố là Sơn La và cuối tuyến đường là Lai Châu, lại nữa, giao thông không đi qua như quá giang để đến chổ nào quan trọng (đường AH-1 không phải là lối đi tiện lợi nhất để vận tải hàng hóa qua Lào, Thái Lna và Myanmar từ bờ biển Việt Nam - nơi có hải cảng lớn). Xe hàng không thấy nhiều vì nhu cầu tiêu dùng là chỉ cho số dân cư ít ỏi tại chổ. Xe chở thành phẩm về xuôi cũng không thấy vì cả vùng rộng lớn không có tài nguyên gì đáng kể. Nông nghiệp thì tự cung tự cầu cho địa phương. Rừng thì... đã khai thác xong từ lâu, ai cũng hiểu tình trạng này em xin miễn dong dài thêm chi.
QL-6 đoạn gần Ngã 3 Cò Nòi |
Hình này cho thấy 1 khúc đường chạy giữa cảnh quan xanh có vẽ hoang sơ (thực tế thì là rừng trồng). Trước chiến tranh Đông Dương lần thứ I thì toàn vùng Tây Bắc các con đường là đi xuyên qua rừng nguyên sơ, đường lại nhỏ thua nhiều, chỉ 1 xe đi qua - chừng 3 mét - và thường là dưới vòm cây cao. Bạn đọc nhìn ảnh này mà hình dung vào thời điểm trận Điện Biên Phủ con đường tỉnh lộ 41 (route provinciale 41) này nó như thế nào. Chủ yếu là từ trên phi cơ sẽ là không thấy được nhiều đoạn. Ngoài ra khi đó tuyến xây đường không khoa học bằng bây giờ, khí tài dùng làm đường không đủ khả năng khai phá những độ dốc tối hảo như bây giờ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét