Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Thủy điện Hòa Bình

Đường lên Điện Biên:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9.  10. ...  


Dưới đây là hình 1 con đê trong hệ thống đê bảo vệ địa phận Hà Nội (các cụm cư dân, hoàng thành và ruông đồng) từ trên nghìn năm nay. Khúc này che chở cho khu phố cổ, quận Hoàn Kiếm khỏi bị ngập lụt khi nước Sông Hồng dâng lên từng vài năm 1 lần, gọi là đê Yên Phụ. Đó là quá khứ.
Hiện nay bạn đọc có thấy nhà cửa xây san sát đó không, đó là trên phía bờ sông, bãi Sông Hồng, bên ngoài. Hiện tượng này, sự việc này có liên quan với đề mục blog hôm nay, mời các bạn xem dưới đây.

Con đường giao thông xây trên đường nóc của Đê Yên Phụ 
 
Sông Nậm Tè ở Lai Châu là 1 giòng sông khởi nguồn bên Vân Nam và đến biên giới Việt Nam đã chảy qua 1/2 chiều dài, 438km. Từ Lai Châu sông còn mang tên là sông Đà và còn chảy tiếp 540 km giữa những vùng núi hiểm trở thấy mà khiếp, để đổ vào Sông Thao - tiền thân của Hồng Hà, hay Nhị Hà - ở Ngã Ba Sông Đà tỉnh Phú Thọ, gần thủ phủ là thành phố Việt Trì. (Sông còn lại trong 3 giòng sông hợp thành Sông Hồng cũng nhập vào gần đó 5 km là Sông Lô đến từ Hà Giang) Địa phận đó gọi là Ngã Ba Hạc.
Như các bạn thấy qua hình ảnh trong blog - và truy cập được các thông số trên mạng nếu muốn - thì lưu lương giòng sông này không phải là đùa, trước đây không lâu và cụ thể vào trận lũ 1971 thì nước Sông Đà chiếm trên 50% lượng nước lũ đến ngang Hà Nội.

Kể từ khi có đập thủy điện Hòa Bình trên Sông Đà, cũng là đập "trị lũ" - flood control - thì mãi mãi sẽ không còn khả năng lũ lụt ở đồng bằng hạ lưu Sông Hồng nữa (vùng Việt Trì-Sơn Tây, Hà Nội và tam giác Sông Hồng) Thực tế là mức nước Sông Hồng đã rút xuống và ổn định được ở 1 mức khá thấp so với trước khi có công trình Sông Đà đầu tiên tại Hòa Bình.
Đập thủy điện Hòa Bình là đập lớn thứ nhì sau đâp thủy điện Sơn La, cùng trên giòng sông này về thượng lưu. Thủy điện Sơn La là đập lớn nhất Đông Nam Á Châu mà vì nằm ngoải cung đường đi và về của chuyến này chúng em không đến được, chỉ thấy được hồ chứa nước của hệ thống đập. Rât tiếc, nhưng bù lại chúng em cũng đã đi qua công trường 1 đập khác cũng khá lớn là thủy điện Bản Chát, Lai Châu.
Trên cùng giòng Sông Đà sẽ hoàn thành vào năm 2017 là đập thủy điện Lai Châu, cùng với Sơn La và Hòa Bình là thấp nhất sẽ thành 1 hệ thống 3 bậc cấp trên Sông Đà, thêm vào nhiểu đập nhỏ thua trên các nhánh phụ.
Trên thế giới hiện nay những kiến trúc lớn nhất do con người xây nên là những đập nước mà tuyệt đại đa số là thủy điện. Đã hết rồi kỷ lục cổ đại của Kim Tự Tháp và Vạn Lý Trường Thành. 
Các bạn chú ý hình trên thì thấy cổng vào hầm dưới đây, đường hầm chui qua dưới dường xả nước lũ bên trái của đập.
Cổng ra của đường hầm, nhìn lui. Trươc mặt thì chúng ta đến bãi đậu xe của nhà máy.
Trung tâm đón tiếp khách tham quan nhà máy, đập và hồthủy điện
Từ 2 bên bờ tả hữu ngan đều có đường vào nhà máy. Bạn đọc nếu đến nên chọn đến và ra 2 bên để có góc nhìn tổng thể đập thủy điện.
Các bạn ở xa đến Hà Nội, nếu có 1 ngày rãnh thì nên lên đây xem, có thể nhờ tua du lịch giúp phương tiện sáng đi chiều vềcó lẽ không tốn kém là bao.
Những hình ảnh chụp loanh quanh ở khu vực đậu xe trước nhà máy thôi.
Đến đây em xin trích 1 vài thông số để bạn đọc hình dung, và đối với em thì dễ nhất là lấy thông số 1 cái đập rất lớn nổi tiếng thế giới tuy là cũ là đập Hoover ở Nevada Mỹ Quốc (tại vì gần nhà em, Hì).
Đập Hoover: bắt đầu vận hành 1936, hoàn thành 1961. 19 turbines, 4.2 tỷ kwh/năm. Công xuất 2,080 Megawatts. Khởi công 1931 tử vọng 112 người.
Đập Hòa Bình: bắt đầu vận hành 1988, hoàn thành 1994. 8 turbines, 8.16 tỷ kwh/năm. Công xuất 1,920 Megawatts. Khởi công 1972, tử vọng 168 người trong số đó có 11 người Nga (Liên Xô).
(Trong sổ xếp hạng 66 cái đập lớn nhất thế giới về công xuất lấp đặt - installed capacity - thì Hoover Dam dứng thứ 59, công xuất HB thua HD 1 tí nên không có trong danh sách nhưng đập Sơn La là đứng thứ 46).
Sau khi hoàn thành đường cao thế Bắc Nam (mà bạn đọc có thể thấy chạy dọc đường HCM trong các trang blog truoc) điện sản xuất tại đây đã đến thằng trạm điện Phú Lâm ngoại thành Sài Gòn.
Giòng nước chính vận hành 8 turbines của nhà máy sau khi qua hầm xuyên qua khối núi sau lưng thì đổ vào giòng sông qua những cổng này.
Các công nhân không biết xuống ngã nào mà câu (có thấy câu được con cá thât lớn, bằng cằng giò)
Tuổi trẻ phượt, đến từ các tỉnh như nhóm này Thái Bình.
Mua vé tham quan,chờ đủ người thì có 1 chị hướng dẫn viên đến dắt tới hầm xem bên trong nhà máy.
Nhìn lui là tòa nhà chính của nhà máy.
Đường hầm chạy dưới đường thoát nước lũ của đập thấy trong các hình trên.
Trong lòng núi karst.
Có 8 tổ máy, được đưa vào vận hành lần lượt qua nhiều năm, nay đã chạy đủ 8.
Đầu trên của 1 rotor, cùng trục với 1 turbine. Toàn cơ cấu 1 turbine cao mấy tầng mà chúng em có xem.
[ Nhiều khu vực khác không có hình ]
Đường hầm xây cho khách tham quan, thấy đẹp em chụp nhiều hình coi nhé. Chổ này là trong lòng núi nhé.

o0o

Ra khỏi nhà máy, với chỉ 1 cặp vợ chồng là du khách và đoàn chúng em 6 người chị hướng dân viên có vẽ không hào hứng lắm, chỉ đường cho chúng em đi tiếp lên đỉnh đập muốn đi xem cái zì thì đi tự do. Ờ, ok. Khu vực vằng người, đi tới đâu chúng em tự xuống mở cổng.

 Phần đầu của đường đỉnh đập chổ này là 1 cây cầu đi trên cửa xả nước lũ của đập,
Cổng xả nước lũ bên trái
Phần trên vận hành 6 cổng xả nước
Mua vé vào tham quan đáng lẽ có thể chở cô hướng dẫn viên của nhà máy lên đây nhưng chúng em lại "thả" chị ta đi, hóa ra không biết có nhiều điểm đến quan trọng. Đó là khu vực phía sau cổng xả nước, trong đáy hình. Chổ đó có đường bê tông ra hướng giữa hồ, có thể thấy cổng nước vào hầm đưa vào turbines (hầm trong núi phía nhìn - nếu bạn đọc chưa mất định hướng: nhà máy phía bên chân núi đó, chổ nước ra khỏi turbine chụp trong các hình trên là phía dưới chân núi đó) và là điểm vọng cảnh hồ, có cả 1 nhà hàng nữa. Bạn đọc có đến nhớ đừng bỏ qua.
Con đường chạy trên nóc đập thủy điện Hòa Bình, cho thấy bề ngang của phần trên đập. Đây là phần chính của khối đập, đập là bằng đất nhé (vì VN nghèo và lạc hậu :)  Trước mặt là 1 con đường lên dồi cao trên í có tượng ông Hồ, là 1 điểm vọng cảnh nữa nhưng không biết tại sao chúng em không lái lên. Bảo tàng xây dựng và đài tưởng niệm các công nhận đã bỏ mình thì phía lên dưới kia, chúng em cũng không biết để mà đến. Chổ đó cũng hay, hóa ra vé tham quan cũng có nhiều hạng mục.
Từ nóc đập (nối tiếp chổ giàn cây thông) nhìn ra phía hồ chứa. Hồ chứa thực chất là con sông rất rộng và rất dài như các hồ chứa thủy điện trên thế giới khi cho ngập phải hy sinh nhiều đất trồng trọt và cư trú, nhưng lại ổn định được 1 đoạn đường vận tải nước đáng kể, lý do là truoc thì lòng sông là 1 chuỗi thác rất dữ dằng cho đến Hòa Bình mới lặng bớt.
Nhìn theo chiều dài của hồ về thượng nguồn,
 Cùng điểm đứng, bên kia con đường nóc của đập thủy điện, nhìn về hạ lưu
Phấn chính của đập, hình cung. Chúng em vào thăm nhà máy qua con đường hình cung phía zưới í.
Nên dành thời gian khoảng 3 tiếng đồng hồ để xem hết khu vực nhà mày thủy điện Hòa Bình. Thật ra có nhiều hạng mục du lịch kể cả du lịch trên hồ Hòa Bình, nếu có thể ngủ lại hotel ở Hòa Bình và có phương tiện riêng thì cũng đáng ở lại.

Sông Đà  đổ vào Sông Thao ở thượng nguồn Sông Lô 5 km ở Việt Trì. Sông Hồng đoạn vào Việt Nam ở Lào Cai đến Việt Trì-Phú Thọ gọi là Sông Thao. Chảy qua Hà Nội Sông Hồng còn được gọi là Nhị Hà, đọc trại từ Nhĩ Hà. Người Pháp gọi Sông Đà là Sông Nước Đen, Riviere Noire và Sông Lô là Sông Nước Trong, Riviere Claire theo tên Hán trên bản đồ xưa.




Đường lên Điện Biên:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9.  10. ...  





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét