Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Thủy điện Bản Chát Lai Châu

Đường lên Điện Biên:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9.  10. ...  

  Hình du ký trong post này chụp vào ngày về từ Điện Biên nhưng em chen vào đây cho liền mạch vì đang nói về thủy điện trên Sông Đà.

Đây không phải là Nhà Máy Thủy Điện Lai Châu trên giòng chính của Sông Đà trong tình Lai Châu. Thủy điện này nằm trên 1 nhánh phụ sẽ đổ vào Sông Đà về phía Nam, địa bàn này là góc Đông Nam của tỉnh, sắp qua địa phận Sơn La nếu theo đường QL 279.
Tình cờ người viết chọn cung đường từ Điện Biên về Tú Lệ và đoàn mình "khám phá" ra, đọc được tên Bản Chát trên biển bản và về nhà mới truy cập bản đồ ra vị trí. Đúng là đi "du lịch khám phá".

Mà thật là phiêu lưu. Nếu không có bản đồ và bản đồ điện tử cùng định vị vệ tinh thì đi đoạn đường này mức độ lo âu khá cao. Đường rất là vắng xe và nhât là vắng người, nhà cửa cư dân. Tuyến đường đã có sẳn từ xưa từ thời Pháp nhưng đã nắn lại, lý do chính là  hồ chứa nước, 1 bộ phận của địa lý do con người tạo ra.
Chủ đâu không thấy chỉ thấy mấy con heo mọi này ("lợn bản"). Heo con gọi là lợn cặp nách.


Chợt thấy cảnh này mới biết là mình có thể thấy được cái đập. Trên đường từ Điện Biên về Tú Lê dọc đường thấy nhiều đoạn như thế này là lòng sông nhưng đã thành hổ chứa, nhưng không thấy đập. Hồ chứa nước cho thủy điện Sơn La, đập thủy điện lớn nhất vùng Đồng Nam Á Châu, đoàn cũng qua lại nhiều lần, kể cả qua cầu nhưng không thấy đập. Thật ra không biết nó nằm đâu trước khi về nhà xem bản đồ Google (bản đồ giấy không theo kịp các công trình, đường xá trên vùng phát triển nhanh này.


Thượng nguồn đập thủy điện.
Giòng sông tên là Nậm Mu thuộc địa phận huyện Than Uyên. Nếu bạn đọc xem lịch sử quân sự vùng này và đặc biệt sách sử Điện Biên Phủ Pháp hay Việt thì sẽ thấy tên Than Uyên này (cũng như Tú Lệ- Tule), 

Các đoạn đường này là đường mới, toàn là những đoạn "nắn" lại (biển bản dùng từ này), bản đồ và ngay cả GPS cũng rất mơ hồ, làm lữ khách rất hồi hộp cho đến khi đến được 1 thị trấn có tên trên bản đồ.
Ngoài ra cảnh quan như các bạn thấy thi không thể là như xưa - không còn giòng suối chảy siết dưới vực sâu, rừng già (rừng già nay lót nhà hay là bàn ghế bên Tàu, Nga, Đông Âu v.v...), sốt rét(?) và hình thù Hoàng Liên Sơn nguyên thủy mà các bình đoàn Việt Minh hay quân Nhảy dù Liên Hiệp Pháp đã từng trải nghiệm.


Công trình khởi công ngày 08 tháng 1-2006, bắt đầu ngăn sông năm 2008 và hoàn thành 1-2013. Công xuất là 220 Megawatts (2 turbines x 110 Megawatts) Điện từ đây đã vào mạng lưới điện toàn quốc và từ đây thì có khả năng là bán qua Lào hay các vùng  của Vân Nam.





Đường lên Điện Biên:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9.  10. ...  
 
 
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét