Thời điểm là tháng 5, 2013. Đường sắt Hà Nội-Lào Cai dài 296 km. Khởi hành 9:45 tối, đến ga Lào cai 4:45 sáng (nhớ phỏng chừng, lục lại cùi vé chắc suy suyển 30 phút giờ đi và đến)
Bạn đọc đến ga Lào Cai chắc sẽ thấy cảnh quan này, vì người viết 2 năm trước lên đây để đi Sa Pa cũng y hệt. Sương mù và mưa. Lúc tàu đến thì trời còn tối hơn 1 chút.
Các xe đậu tại đây đón các đoàn tour đông người, tour nhóm - mình mua tour 1 vé cho mình cũng ghép thành nhóm. Mạnh ai nấy đi khi hãng tour (như Sinh Cafe) giao vé xe lửa và hướng dẫn ra sân ga xong. Lên đây từng người, đi lạc cũng thế, sẽ được nhóm tour đó gọi trên điện thoại và lùa về 1 xe. Tuyệt đại đa số tại đây là đi Sa Pa, 1 số it ở lại khách sạn ở Lào Cai, và rất hiếm có tour đi Bắc Hà. Tác giả thì mua 1 chuyến xếp đặt cho 1 người, là mình.
Khi lên đường đã mang theo số điện thoại cô chủ chi nhánh Sinh Cafe và của người tài xế đến đón, nên chờ tạnh mưa la cà 1 chốc thì anh ta gọi. Anh ta lái 1 chiêc xe đại loại như chiêc taxi trong hình trên, gọi là sub-compact chứ không bằng compact nữa, nghĩ phải leo núi mình cũng hơi ngại ngại.
Chú tài là người nhà của chi nhánh đó, là chủ xe, đại khái là làm tài xế và hướng dẫn nghiệp dư được cô chủ chổ Sinh Cafe thuê 2 ngày 1 đêm. Là người địa phương và lại có nhà bà con tại thị trấn Bắc Hà trên núi nữa. Tuổi chừng 35, nhiều kinh nghiệm địa phương và rất chu đáo thân mật. Không thân mật thì đi vài giờ với thằng viết cũng sẽ thân mật thôi, có gì nói toẹt hết.
Khi gặp được tại parking nhà ga thì trời mới bừng sáng, hai chú cháu đánh 1 vong ra thành phố ăn phở rồi trực chỉ lên núi sáng đó (ngày 1). Ngày 2 khi từ trên núi về thì còn sớm trưa, và trong thời gian còn lại trong khi chờ tàu đêm về Hà Nội thì mới đi tham quan thành phố Lào Cai, nhưng xin chuyển hình ảnh và chuyến viếng thăm đó lên đây trước cho liền mạch, sau đó mình sẽ tiếp phần đi lên Bắc Hà ngày 1.
Lúc đó (ngày 2) là chừng 3:00 giờ trưa. Đây là hình ảnh bãi xe trứoc ga Lào Cai từ sân thượng 1 khách sạn tại đó. Tại đây là tả ngạn Sông Hồng.
Đây là góc nhìn chính Bắc, dọc theo thung lũng Sông Hồng, nhìn lên thượng nguồn - mình đang ở bên bờ trái của sông, tức sông trong hình này là phía bên trái của người chụp. Các nhà cao tầng trong đáy hình là bên thành phố Hà Khẩu Trung Quốc.
Trái với Móng Cái-Đông Hưng thì trong cặp đô thị đôi Lào Cai-Hà Khẩu, Lào Cai lớn gấp 4-5 lần Hà Khẩu về điện tích mà nói.
À, đường rây của xe hỏa Hà Nội-lào Cai chạy dọc Sông Hồng theo thung lũng và bên trái của sông, từ lúc từ Phố Cổ băng qua cầu Long Biên. Quá tiêc là đi ban đêm nên không có gì làm kỷ niệm.
Trái với Móng Cái-Đông Hưng thì trong cặp đô thị đôi Lào Cai-Hà Khẩu, Lào Cai lớn gấp 4-5 lần Hà Khẩu về điện tích mà nói.
À, đường rây của xe hỏa Hà Nội-lào Cai chạy dọc Sông Hồng theo thung lũng và bên trái của sông, từ lúc từ Phố Cổ băng qua cầu Long Biên. Quá tiêc là đi ban đêm nên không có gì làm kỷ niệm.
Nắng chiều
Hình trên nhìn về hướng Tây. Bờ Sông Hồng có thể đoán theo bờ kè trong hậu cảnh. Xa xa là hướng đi lên Sa Pa trong dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh cao Fansipan là nóc nhà Đông Dương ở cao độ là 3143 m (10,312 bộ). Đừng hỏi sao biết chính xác vậy, dễ ợt.
Nhìn qua hưu ngạn, bờ kè thấy rõ và có Cầu Mới trong góc. Phần thành phố bên hữu ngạn lớn bằng 3 lần phần bên tả ngạn. Khu vực này từ xa xưa có tên là Phố Mới, nay cũng chỉ mới phát triển mạnh (chừng 20 năm nay) nhờ giao thương qua cửa khẩu. Cửa khẩu qua Hà Khẩu bên này sông Hồng, cùng bên với đường nhà ga.
Hình dưới: dứng vùng tả ngạn nhìn về chính Bắc qua thành phố Hà Khẩu, Hekou tiếng quan thoại, biên giới bắt đầu đâu khoảng dưới chân các cao ốc trong đáy hình. Biên giới là 1 giòng sông đổ ra Sông Hồng bền trái hình, chảy từ phải qua trái đại khái là dưới chân các tòa nhà đó. Để thấy là 2 thành phố gắn liền với nhau như thế nào. Các vùng đồi là của Trung Quốc.
Bên TQ tuy nhỏ hơn vế diện tích nhưng xây dựng lớn hơn và đồ sộ hơn bên Lào Cai. Năm 1979 thì quân Đặng tràn qua chiếm Lào Cai và thực tế san bằng thành phố (lúc đó nhỏ hơn và it dân cư hơn nhiều), phá hủy hết cơ sở hành chánh kinh tế và cây cầu duy nhất hồi đó nối liền 2 bờ Sông Hồng là Cầu Cốc Lếu. Dân thì sơ tán toàn bộ, những ai còn sống sót, sơ tán xuống vùng xuôi mấy năm sau mới lên lại tái thiết.
Nghĩ lại thì 1979 không lâu lắm, nhưng đứng tại chổ thì như 1 quá khứ xa mờ, và đa số dân cư không biết rõ, vì sanh sau năm đó - 1/4 thế kỷ công 10 năm rồi - hay mới lên lập nghiệp thời gian sau.
Cũng từ cafe sân thượng khách sạn nọ quay qua ga Lào Cai. Đường xe lửa từ Hà Nôi lên chạy bên ta ngạn này từ khi vượt cầu Long Biên ở Phố Cổ. Đây là mấy trăm thước chót của đường xe lửa đó sau nhà ga.
Từ quán cafe sân khách sạn nhìn qua depot se lửa nhìn thấy xe hàng, containers và toa xe khách. Lúc này thấy giỡ hàng từ các toa lên xe tải (để qua biên giới vì đường xe không qua, bạn đọc sẽ xem thấy ở cửa khẩu) cũng khá nhộn nhịp.
Các toa xe hành khách nhìn thấy là toa xe giường. Chắc phải có lý do gì hợp lý, nhưng không biết tại sao các chuyến Hanoi-Sapa và ngược lại đều là đi đêm. Toa xe giường chia ra thành phòng 4 giường sạch sẽ, có cửa cài then. Giường đệm tử tế và gối khăn mền đắp đều được giặt vào bao nylon cho khách mới. Các toa xe giường hình như do nhiều công ty, mình chọn công ty tên rất Tây Phương như Orient Express, Sapa Express, Green Train, Victoria Express. Giá 1 chuyến chừng 45 USD.
Có toa xe ghế ngồi, cũng sạch sẽ khang trang va máy lạnh, ghế thì như ghế máy bay nhưng không gian rộng hơn, bật ra ngủ cũng đặng. Phần lớn dân đi về làm ăn đi xe ngồi mà ngủ. Số khahc1 đi du lịch thì chọn ta giường. Người viết đi 2 lần 4 chuyến đều được chỉ định phòng với du khách Tây phương, 1 lần với người Việt. Nói chung thì khách Tây hay Ta cũng lịch sự và dễ chịu, chào nhau nhường nhau.
Tàu đêm là tàu suốt (chắc vì vậy mà vé du lịch đi ban đêm), chỉ ghé 1 lần ở ga Yên Bái. Thằng viết bước xuống xem sân ga tình lẻ về đêm. Không khí có ai văn chương tốt mới tả được, những quán gánh nghèo lác đác bán đêm mời gọi dưới ánh đèn vàng le lói, nhạc nền là tiếng động cơ diesel, toa xe leng keng đỗi đường rây . Không thể nào quên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét