Thủa nhỏ - cách đây lâu, lâu lắm rồi - thằng viết đam mê sưu tầm tem bưu chính, và 1 bộ tem rất được ưa chuộng bởi nhiều người là bộ tem Đông Dương. Lúc đó, tuổi tiểu học của thằng viết đất nước mới bị chia đôi và 1 số hình ảnh trên bộ tem Đông Dương là cảnh vật mà mình không thể đến được, như tem Chùa Một Cột, tem hình Vịnh Hạ Long... Một số khác và rất nhiều là hình ảnh về Cao Miên. Nhớ lại nhưng buổi chiều sau giờ tan học cùng bạn bè ngắm nghía hình ảnh trên những con tem tí xíu, thả hồn bay đi đến những chân trời không thể nào đến nếu không là trong giấc mơ (Hồi xưa hình ảnh, sách báo có hình nhất là hình màu rất hiếm hoi, 1 tờ Thế Giới Tư Do của cơ quan tuyền truyền Mỹ là 1 báu vật chuyền tay nhau mà ngó. Cho nên những con tem tí hon cũng là 1 lối thoát du lịch tưởng tượng quý báu cho sấp nhỏ).
Ôi những giấc mơ của tuổi thời thơ ấu, bây giờ nhớ lại thấy vẫn còn thần tiên.
Có những định mệnh không thể nào ngờ, có sức tưởng tượng cũng không nghĩ ra được như đời thật. Hôm nay thằng nhỏ đã được đến dứng ngay dưới chân tháp cổ có mặt Phật huyền bí, ước mơ của tuổi trẻ. Nhưng lại không phải từ ngôi nhà xưa ở thành phố Nha Trang chỉ cách vài trăm cây số đường mà lại từ một nơi cách xa đến10 nghìn dặm và đúng 1 nửa vòng trái đất.
Tiền xưa và bưu thiếp (cartes postales) cũng là những vật sưu tầm và đổi chác giữa các cậu con nít, và cũng là những nguồn hình ảnh hiếm hoi quý báu về những vùng xa xôi huyền thoại.
Đây là góc nhìn vào cổng Nam của thành Angkor Thom gần 100 năm sau khi hình trong bưu thiếp trên được chụp. Các dãy tượng 2 bên cầu băng qua hào để vào cổng đã được phục hồi và nới rộng.
Dãy bên trái là các ông Thiện, dãy phải là các ông Ác.
Hào nước bao quanh thành cổ (tường thành cao 8 thước và dài mỗi cạnh là 3 km).
Với kỷ thuật vòm của người Khmer chưa khoa học cổng chính vào 1 thành lớn là thủ đô nhưng cũng không thể làm rộng hơn được. Cổng chỉ cho đi lọt 1 xe van lớn.
Con đường (tái tạo) đi vào trong khu vực xưa là nội thành nhưng truoc khi người Pháp đến khai phá là rừng già dày đặc. Trong nội thành còn nhiều di tích đền cổ xây bằng đá nhưng nhà cửa dân cư của thủ đô lớn của đế quốc Khmer thế kỷ thứ 12 không còn tồn tại vì làm bằng vật liệu nhẹ. Thay vào đó rừng già đã lấn chiếm thành phố đã bỏ hoang (nhưng không mất tích) cho đến khi người Pháp đến khai quật lại. Đường này đi thằng đến đền chính và lớn nhất trong nội thành là đền Bayon.
Nếu bạn đọc nhìn kỹ thì trong xa là 1 vài chú khỉ rừng đã xuống cây ra gần bìa đường kiếm ăn.
Khác hằng đền Angkor Wat là kiến trúc được xử dụng liên tục từ khi được xây cất và hiện trong tình trạng bào quản tốt, các đền đài trong thành Angkor Thom là đúng nghĩa di tích còn lại của những kiến trúc đã đổ nát nhiều phần. Phần cho phép du khách thăm viếng đã được tái phục hồi dọn dẹp với rất nhiều công phu, khảo cổ và vốn lớn (của UNESCO và nhiều cơ quan quốc gia hay phi quốc gia ngoại quốc như Pháp, Nhật, Ấn Độ và gần đây là Trung Quốc...). Có nhiều nơi đã được gỡ xuống từng viên đá để làm lại nền móng và xây dựng lại từ mặt đất.
Kết quả là những di tích tuy không toàn phần nhưng vẫn có mỹ quan đặc biệt và uy nghi, đồ sộ.
Cũng vì lý do ít người viếng thăm thua Angkor Wat ngoài lý do đổ nát nhiều mà Bayon mang một vẻ âm u huyền bí đúng như 1 di tích hoang phế từ nghìn năm.
Bốn vách tường ngoài của Bayon được che phủ bởi phù điêu tuyệt hảo. Bức tường này diễn tả lại những trận đánh giưa người Khmer và dân tộc mà hướng dẫn viên nói là người hồi (muslim), là người Chàm, hay là Champa, Chiêm Thành.
Quân Khmer thì đầu trọc, quân Chiêm Thành thì đầu tóc và có râu. Cũng nên đính chính là người Chàm chỉ 1 ít theo đạo hồi và vào 1 thời kỳ sau, vào lúc thịnh thì tôn giáo của họ là Bà La Môn hay Ấn Độ giáo cổ. Vào thời đó người Khmer đã thờ Phật.
Các trận thủy chiến được diễn tả tinh vi và chi tiết sống động đến bất ngờ sửng sốt - so với các điêu khắc khác có vẽ tượng trưng như đầu rắn Naga, sư tử Singha, các vệ nữ Apsara v.v...
Đây có thể là cuốn sách sử trên vách tường cho người dân Khmer thời sách báo và Internet chưa phổ biến lắm.
Đời sống người dân được mô tả đến từng hạt ngủ cốc cũng đượng chạm trổ từng hạt.
Gần như trên 600 mét phù điều như thế này bao bọc đền Bayon.
Và đây là các mặt Phật huyền thoại và biểu tượng. Vẽ huyền bí với nụ cười khó tả hiện hiện khắp nơi trong đền gần như kh6ng có góc nào du khách có thể tránh. Có 47 tháp với 4 mặt, 1 số ít có đến 8 mặt. 200 bộ mặt điêu khắc không cái nào giống nhau nhưng lại mang 1 vẻ "phật" rất đồng bộ.
Bạn đọc nhìn xem từng hình mỗi hình thấy có bao nhiêu mặt hiện diện trong khuôn hình.
Đền Bayon nổi tiếng với người Pháp thuộc địa đến nổi họ có giới từ riêng Le Baion.
Bayon xây sau Angkor Wat 1 thế kỷ vào thời kỳ Phật giáo đã ảnh hưởng nhiều và chỉ còn rất ít biểu tượng Ấn Độ giáo.
Chỉ mánh cho các nhiếp ảnh gia nghen: viếng thăm Angkor (cũng như ngoài thành phố) có nhiều vị sư, trẻ cũng có lớn cũng có, họ măc áo màu tu sĩ Theravada rất sáng, sạch và đẹp. Màu này rất là nổi trên nền các di tích Angkor (màu nguội tương phản với màu nóng của áo sư). Hể thấy bóng họ thì chuẩn bị máy ảnh đi! Chỉ là, làm sao cho lịch sự và trân trọng người khác đúng mức thôi, có khi giao lưu thân thiện 1 vài phút rồi xin chụp cũng là 1 giải pháp.
Đền Bayon không nhỏ, mỗi cạnh gần 100 mét dài. Hiện nay Nhật, sau Pháp là nguồn tài trợ bảo dưỡng và khôi phục đền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét