Chắc hầu hết các tours từ Sài Gòn đi Angkor đều như chuyến mà thằng viết đã mua. Xe bus đi qua cửa khẩu và đến Phnom Penh. Tại đây là trung tâm trung chuyển, là chổ phân phối các phương tiện đi cùng khắp xứ nên xe sẽ dừng để hành khách đổi xe đi đến điểm cuối. Khi về cũng tương tự.
Hành khách khi đã mua vé cho đến Siem Reap thì không cần lo lắng chi, chỉ phải xuống xe ở 1 bến tại Phnom Penh, theo hướng dẫn mà lên chiêc xe kế tiếp. Thường thì có thời gian ngắn nghỉ ngơi ăn uống truoc khi xe tuyến mới lên đường.
Hành trình kể cũng dài nhưng được dịp đi xuyên qua 1 xứ sở lạ ai là người không tò mò hiếu kỳ dươc xem nhiều chừng nào hay chừng nấy. Chuyến đi cũng là 1 điểm đến.
Từ Sài Gòn đến Mộc Bài là 2 tiếng. Từ Bavet đến Phnom Penh là chừng dưới 3 tiếng. Đoạn sau cùng từ Phnom Penh đến thành phố Siêm Reap khá dài và sẽ là chừng 6 tiếng một khi đoan đường Số 6 hoàn tất lát nhựa lại (lúc người viết đi còn nhiều đoạn chưa xong nên tổng thời gian lên đến 7 tiếng).
Gần như suốt đoạn đường dài cảnh quan nông thôn là như thế này. Bảo sao người Khmer nói là ở đâu có cây thốt nốt ấy là đất của họ.
Khi xưa Pháp cai trị làm con đường hành chánh số 1 (Route coloniale No 1) đường này từ cửa Nam Quan đến Sài Gòn và kết thúc ở Phnom Penh. Hiện nay khúc từ Bavet về thủ đô Kampuchea còn mang tên Số 1. Đoạn tiếp đi Siem Reap là đường Số 6.
Thị trấn Bavet nằm trong tỉnh Svay Rieng, trên bản đồ đó là toàn bộ vùng đất ăn sâu vào bản đồ Miền Nam hình như mỏ con vẹc. Đường Số 1 hướng về Tây và đưa đến thủ phủ Svay Rieng.
Lần đầu tiên đi qua 1 thị xã lớn của nước mới lạ, háo hức chụp tứ tung, ngặt là trời muốn mưa và kính xe bus lại bẩn nên chỉ ghi được những thoáng cảnh quan và đời sống nho nhỏ.
Thấy những nét thân thuộc tưởng chừng trở về lại 1 thời thanh bình trước kia ở các thành phố Miền Nam, Đà Lạt, Phan Rang, Nha Trang hay Cần Thơ, Long Xuyên, Sa Đéc... những năm 1960 khi mật độ dân số Việt Nam còn rất thấp như Kampuchea bây giờ.
Quay máy ảnh nhỏ chụp ông thợ cắt tóc bên góc cây phượng nhưng xe đi mau nên quá trể.
Sau tỉnh Svay Rieng xe đi vào tỉnh Prey Veng phía Tây và đến thị trấn Neak Loeung nơi đường Số 1 sẽ quá giang sông Mekong.
Neak Loeung là địa danh đã đi sâu vào lịch sử Đông Dương hậu bán thế kỷ thứ 20, là điểm chiến lược vươt sông Mekong đã được nhắc đến quá thường xuyên trong thời kỳ chiến tranh. Tại đây có bến phà Neak Loeung nơi hải quân Miên Nam lần đầu tiên vào đất Kampuchea di tản người dân Việt Nam bị tàn sát trong thời kỳ người Khmer chống đối Lon Nol nổi loạn, năm 1970.
Năm 2011 cầu vượt sông Mekong lớn nhất Kampuchea đã được khởi công với vốn đầu tư ODA và đã duoc khánh thành ngày 6 tháng 4 năm 2015, một tháng truoc khi thằng viết đến nơi.
Đường đến từ hướng Đông (từ Việt Nam).
Cây cầu trên đường Số 1, trục đường Xuyên Á nối liền Biển Đông với Vịnh Thái Lan là lịch sử, được hằng mong ước từ thủa mấy trăm năm nay đã thành sự thật, cũng như các cây câu khác lớn hơn và quy mô hơn trên sông Cửu Long ở Việt Nam đã vĩnh viễn thay đổi cục diện địa lý, kinh tế và chính trị của châu thổ của 1 trong các con sông lớn nhất dài nhất thế giới.
Các hình sau chụp vào chuyến về Việt Nam từ Phnom Penh mấy ngày sau, trời nắng và thằng viết đã nhảy lên ghế cạnh tài xế xe. Đường đến từ hướng Tây.
Bến phà Neak Loeung cũ hai bên bờ sông Mekong nay không còn hoạt động. Nơi đây chỉ 1 thời gian ngắn trước đây các đoàn xe từ 2 bên bờ đã phải ngừng chờ phiên hằng tiếng đồng hồ trong tình trạng kinh tế Đông Nam Á rầm rộ phát triển. Nay số Việt kiều sanh sống nhờ buôn bán nhỏ cho khách chờ phà đã mất nguồn sống và tương lai phải bấp bênh.
Thị trấn (làng) Neak Loeung năm 1972 đã bị một trận bom B-52 sang bằng bình địa do 1 lỗi lầm của toán biệt kích đặt máy điện tử chỉ điểm và phi công Mỹ. Nay thanh bình đã trở lại nhưng nguồn kinh tế nhờ bến phà đông đúc nhất nước đã cạn vì cây cầu. Mong Neak Loeung, với số dân cư người Việt đông đúc sẽ tìm ra 1 hướng phát triển mới.
Điểm phà Neak Loeung cũng là nơi đổ quân Việt Nam những năm sau 1979 trong cac chiến dịch hành quân Kampuchea và truy lùng tàn quân Khmer Đỏ. Chiến hạm Việt Nam đi ngược dòng Tiền Giang cũng có thể theo dòng Mekong này lên đổ bộ lên ngay tại thủ đô Phnom Penh như Hải Quân VNCH năm 1970 và QĐND những năm 1980.
Cầu Neak Loeung nối liền 2 tình Prey Veng với Kandal là tỉnh có thủ đô Phnom Penh. Từ đây về Phnom Penh chỉ còn độ 80 km. Các thị trấn và dân cư bắt đầu đông đúc hơn bên tả ngạn sông Mekong.
Nhìn thấy 1 "cây xăng" nhỏ với thùng xăng và bơm tay truoc 1 quán nhỏ bên đường Số 1.
Thủ đô Phnom Penh là 1 thành thị lớn với dân số trên 2 triệu người và ngoại ô trải dài ra đường Số 1 từ các hướng đến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét