Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Phố phường Phnom Penh, tiếp

Kampuchea 2015:      ... 11.  12.  13.  14.  15.  

Trung tâm chính trị của thành phố nằm bên bờ sông Tonle Sap cùng khu vực với hoàng cung nơi cư ngụ của quốc vương. Tại đây có nhiều quảng trường rất lớn, bộ sở và chùa lớn cấp quốc gia và dĩ nhiên công viên với tượng đài biểu tượng. Có thể ví khu vực này như Quận I Sài Gòn hay Ba Đình Hà Nội.



Các tòa nhà của bộ, sở trung ương ở chung quanh đây. Kiến trúc mái nhà đặc trưng Kampuchea này không nhất thiết phải là của chùa chiền. Đây là tòa nhà tối cao pháp viện và bộ tư pháp đối diện khuôn vien hoàng cung.



Đài tưởng niệm quốc vương Sihanouk - tháp mộ đựng tro của ông ở trong hoàng cung. Người Khmer rất cung kính với hoang gia, xem Sihanouk như là một tổ phụ.


Đài kỷ niệm ngày độc lập được Pháp trao trả tháng 11-1953, quốc trưởng là Norodom Sihanouk.



Bia dựng lên nhân 3 ngày sinh nhật vua Sihamoni - là con của Sihanouk lên kế vì năm 2013.


Ba đài kỷ niệm lớn nhất trong 2 quảng trường công viên lớn nhất bên bờ sông là đài kỷ niệm Độc lập, đài và tượng tưởng niệm vua Norodom Sihanouk, và thứ ba là... đài hữu nghị Viêt Nam-Kampuchea.


Một đoàn du khách là người Việt, nghe giọng nói (họ đều nghĩ thằng viết là người Nhật hay Hàn quốc) thì là người miền Bắc, có vẽ là cán bộ. Trong lời thuyết mình người hướng dẫn thì nghe rõ giọng điệu không mấy trân trọng nước bạn. Tư duy người Miền Nam nhất là Nam bộ va Miền Tây nói riêng, và tư duy người Miên Bắc đối với Kampuchea khá khác nhau.


Nhìn thấy từ đài hữu nghị Kampuchea-Việt Nam là những nóc nhà trong khuôn viên hoàng cung nơi đương kim quốc vương cư ngụ. Có nghĩa là buổi tối quốc vương ra ngoài đi tiểu sẽ nhìn thấy cột đài, buổi sáng thức dậy mở mắt nhìn ra cửa sổ phải nhìn thấy cột đài.

Casino lớn nhất ở trung tâm thành phồ, ở giao điểm của 2 đại lộ và quảng trường lớn nhất bên bờ sông Tonle Sap. Ai có đến Phnom Penh chắc củng đã vào qua. Casinos ở Kampuchea mở cửa cho cả dân chúng nội địa và khách nước ngoài.




Một đường phố có thương vụ người Viêt Nam. Những nét địa phương 1 nước ngoài nhưng làm mình thấy không xa lạ, lạc loài. Chỉ như đến 1 thành phố Việt Nam lạ nào lần đầu tiên. Làm mình nghĩ, nếu có ít tiền giằng túi và 1 hai số phone thì có thể bỏ bất cứ chương trình gì mà ở lại thêm, làm quen, khám phá và tìm hiểu.


Mình không có thời gian nói chuyện để hiểu biết, đi sâu vào bản chất cộng đồng người Việt tại đây, nhưng cũng phải hiểu là dân số Việt kiều sinh sống tại đây từ thời Pháp thuộc không thể còn ai, hay hiếm có ai trở lại sau biến cố 1975 và chính thể Khmer Đỏ. Dân số tại đây là Việt kiều mới, phải là qua định cư hay đến làm ăn sau khi Phnom Penh được giải phóng năm 1979. [ Phnom Penh đã được quân đội Việt Nam giải phóng, không thể nào nói khác, và dĩ nhiên không phải đồng nghĩa với việc Miền Bắc đánh chiếm Miền Nam năm 1975 - nếu không có 1979 thì không có Kampuchea ngày nay. Ở ngay Phnom Penh có bảo tàng trường học Tuong Sleng để hiểu điều này. Trước khi muốn tuyên truyền ngươc hay xuôi chiều nào, ai đó hãy đến xem trước rồi hãy mở miệng sau, cho nó ra người gọi là trí thức].


Xe bus Phnom Penh - Sài Gòn  đậu trước văn phòng bán vé và là nhà chờ xe trong khu thương mại Việt Nam.




Có người khá nông cạn (một mỹ từ), bảo rằng tôi đi nhiều chỉ vì tò mò, ý nói là như tò mò xem hàng xóm phơi quần lót màu gì đó. Tôi đi để tự giáo dục, self-educate.
Giáo dục cho bớt ngu. Cũng xin nhái ông Mark Twain: Travel is fatal to prejudice, and stupidity.




Kampuchea 2015:      ... 11.  12.  13.  14.  15.  






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét