Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Angkor Wat - 2

Kampuchea 2014:      1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  910 ...  


Mượn thêm 1 không ảnh từ Internet để giúp bạn đọc định vị. Trong trang trước chúng ta chỉ mới tham quan hai đầu của cây cầu đá màu trắng trong hình. Cầu dài bằng 2 sân banh, 200 mét. Trong các hình dưới chúng ta bắt đầu đi lần con đường từ cổng chính đó hướng vào khu vực ở trung tâm mà đã giới thiệu là như Đại nội Huế.
Phần đất bên trong hào tương tự như Thành Nội Huế gồm Đại Nội, đường xá nhà cửa dân chúng, hồ Tịnh Tâm, cũ thì có cả sân bay Tây Lộc v.v... Hào nước Thành Nội hẹp thua hào này rất nhiều.
ruinas
Nguồn hình: Interent - không rõ gốc
 Đi qua cổng chính và nhìn lui.
 Bạn đọc hình dung 3 hình đầu trang này là chúng ta đi về trung tâm Angkor Wat và nhìn lui.
Con đường chính, xây cao, thực chất là 1 hành lang không mái đi vào khu trung tâm.
Từ vị trí hình trên (nhìn lui về phía cổng vào, hướng Tây) chúng ta xoay 180 độ và hướng tầm nhìn vào khu đền chính.
Lá cờ vương quốc Cambodia là đây kính thưa quý vị, cảnh quan này. Trong toàn thể vòng đai đền Angkor Wat chỉ cón 5 ngọn tháp còn nguyên hình vòm nhọn nhưng trực diện thì chỉ thấy được 3, phải tìm góc đặc biệt mới thấy đủ 5. Tất cả các tháp khác nhìn thấy được phần dưới nguyên thủy cũng phải đã có hình vòm nhọn như trên.
Cho thấy đền Angkor Wat có vị trí quan trọng như thế nào trong ý thức quốc gia dân tộc của người Khmer hiện nay. Cờ này căn bản đã không thay đổi từ 1863 là năm Pháp đặt nền bảo hộ đồng thời định rõ với các cường quốc thực dân khác đâu là biên giơi xứ Cao Miên. Lúc này Pháp đã đánh chiếm phần đất có Ankor từ tay người Xiêm và sát nhập vào Cao Miên, lý do có thể hiểu là lịch sử AW là Khmer và dân số đang sống tại đó là Khmer. Sau thì như đã thấy, Cao Miên sát nhập vào Đông Dương là 1 "xứ" thuộc địa của Pháp (bảo hộ, nhưng thực tế la thuộc địa).
Hành lang nối liền cổng Tây và đền trung tâm, nhìn từ khoảng đất trống.
Từ điểm dưới bên 1 bờ cái ao bên trái (từ ngoài vào) của hành lang đá có thể thấy được 5 ngọn tháp còn nguyên hình ở đền trung tâm. Cái ao này đã được xử dụng cho hầu hết ảnh đẹp nổi tiếng về Angkor Wat nhất là ảnh lúc bình minh (Angkor Wat nhìn ra hướng Tây).
Nhiệt độ lúc này xấp xỉ 40 độ C và độ ầm có thề nhìn thấy được như 1 màn sương trong các hình, hơi ẩm trong không khí phản chiếu ánh sáng mặt trời (dùng 1 polarizing filter vào máy ảnh có thể xuyên qua được màn ánh sáng mờ này nếu muốn). Đổ ẩm cao làm mồ hôi không bốc hơi được và thân nhiệt tăng mà không điều tiết.
Đây là điểm có góc nhìn cổ điển nhất của Angkor Wat, nơi nhìn được hết 5 ngọn tháp đền chính, là nơi các hình ảnh nổi tiếng nah61t của được chọn lựa để dùng trang trí, và trên tiền tệ, tem bưu chính v.v... Tháp cao nhất tượng trưng cho trung tâm thần bí của Ấn Độ giáo, là núi Meru trong Hy Mã Lạp Sơn (không xác định ở đâu) nơi thiêng liêng nhất của tín ngưỡng này. Tôn giáo lớn nào trên thế giới cũng có 1 ngon núi trung tâm, có núi có thật như Olympus trong cổ giáo Hy Lạp, có núi chỉ là huyền thoại như Meru. Một biến thái khác của chính Meru cũng hiện hữu trong tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ.
Góc nhìn trên tờ giấy 500 Riels là góc nhìn của hình trên.
Cái hồ trong hình trên con tem là hồ này. Khi mặt trời mọc tại bờ hồ này người đứng chờ chụp hình  đông như kiến và ai đến trể thì khó chen chân.
Bên bờ hồ.
Một khu buôn bán lẻ được hoạt động trong khuôn viên, cạnh 1 cái chùa mới (cũng hiện hữu đã khá lâu nhưng không thuộc Angkor cổ) Thiết kề y hệt các chùa Khmer ở tại đồng bằng Cửu Long, các bạn tìm xem trong blog này.
Cái ao vuông nói trên. Nhìn thấy là 2 kiến trúc được biết là thư viện của đền lúc xưa, 2 bên hành lang đá là đường vào đền trung tâm. Đường này đến 1 sân cao trước khi đưa bước vào đền.
Hình dưới là góc Tây Bắc của khuôn viên trung tâm. Từ nơi này chụp được 2 hình trên.
Dùng làm bức tường thành cho khu đền trung tâm là hành lang 4 bề này. Đây là tầng thứ nhất, đền có 3 tầng, hay thềm, với thềm cao nhât ở chính giửa nơi có 5 ngon tháp tượng trưng cho 5 ngon núi huyền thoại phía Bắc Hy Mã Lạp Sơn được tin là Thiên Đàng của tôn giáo Hindu.
Collection: Ecole Francaise d'Extreme Orient
Bạn đọc so với hình thời 1919 dưới thời Pháp. Lúc đó cũng như nay Angkor Wat cũng là nơi thờ phụng và tu tập của người Khmer. Những du ký thám hiểm và tiểu thuyết của Pháp về nhưng khám phá các ngôi đền cổ huyền bí trong rừng rậm nguyên sinh, là căn cứ các khám phá nơi khác, chứ Angkor Wat chưa bao giờ là bỏ hoang và "mất tích".
Hành lang nhìn thấy trong các hình trên kể cả hình cổ phía trên là đây.
Bốn bề mỗi bề gần 300 mét là hành lang như vậy, đều có phù điêu như nhau diễn tả những cành trong sách kinh Hindu. Đây là cảnh cuộc chiến giữa Thần và Quỷ. Có 10 cảnh như vậy. Là trên cả cây số phù điêu! Hơn nữa, theo chứng cớ khảo cổ các phù điêu này nguyên thủy đã được lát bằng vàng lá!
Vào phía trong. Ngôi đền trung tâm có 3 mức thềm có thể gọi là tầng tuy các kiến trúc không có tầng. Vào từng khuông viên là lên 1 thềm. Tầng trung tâm nhất là cao nhất nơi có 5 tháp nhọn thấy được từ xa. Có thể xem cơ cấu như là 1 kim tự tháp, nhất là sau khi bạn thấy bậc cấp lên tầng chót y như các bậc cấp Maya, Aztec ở Trung Nam Mỹ châu.
Một trong 4 cái hồ quanh 1 kiến trúc chữ thập, đựng nước mưa tại tầng thứ 2 này.
Một số lớn người Khmer đến thờ phụng, nhất là người từ xa đến như 1 hình thức hành hương đến 1 địa danh quan trọng của đạo Phật. Không rõ họ có phải trả lệ phí du lịch hay không.
Các hình hành lang trên là tầng thứ 2, hình 1 chữ thập lớn còn được dùng như 1 nơi thờ phụng, Phật giáo Theravada nhưng có pha lẫn nhiều yếu tố Hindu địa phương (Khmer). Như chổ người phụ nữ này đang đứng được tin là đánh dấu trung tâm của vũ trụ.



Kampuchea 2014:      1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  910 ...  







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét