Kampuchea 2015: ⏪ ... 11. 12. 13. 14. 15. ⏩
Sau ngày tham quan Angkor tại Siem Reap chúng tôi trở về hotel và "được" buổi chiều rảnh, nhưng vì quá mệt và trời quá nóng, mặt khác không nghiên cứu kỹ trươc về các mục tiêu thăm thú khác tại ngay thành phố Siem Reap nên bó chân tại phòng lạnh hotel nằm nghỉ, ăn tối tại hotel theo hợp đồng. Thât ra trong thành phố về đêm có những điểm chợ đêm, cafe, phố đêm và nhà biểu diễn kiêm nhà hàng khá thú vị và lành mạnh - mà chính hướng dẫn viên cũng không đề nghị, mình phải hỏi. Về rồi gặp người khác đã đi nói thì mới biết.
Hôm sau lên xe bus về Phnom Penh sớm để đến vào lúc trưa, buổi chiều chương trình hợp đồng là đi thăm hoàng cung và 1 vài điểm du lịch ngoài trời. Mọi việc di chuyển và ăn ngủ, liên lạc người của tour tại bến xe v.v... đều do tour từ Sài Gòn xếp đặt nhịp nhàng, họ đã gọi các liên lạc viên, xe tuk tuk, hướng dẫn viên các địa phương từng chặn mình đi. Thật là... vô tư, vô lo. Thật ra đất lạ quê người mình cũng lo nhưng giữ liên lạc phone thời buổi này quá tiện lợi và dễ dàng nên cũng thoải mái.
Đây là nói trường hợp chúng tôi chỉ là 2 người đi riêng lẻ. Nếu vì lo âu thì theo tour đông người thì yên chí hơn nhưng nguợc lại sẽ bị gò bó mất tự do và bị lùa như lùa dê.
Đến Phnom Penh có tài xế tuk tuk hợp đồng đón, đưa đi ăn trưa và về nhận phòng, hotel cở 3 sao như Sài Gòn (giá rẻ hơn nhiều nhưng họ không cho mình biết).
Một vài hình ảnh đa dạng những phần thành phố mình đi qua được để bạn đọc có ấn tượng đa chiều về thủ đô một nước rất gắn bó về nhiều mặt với nước mình.
Đường về từ Siem Reap chạy bên tả ngạn Tonle Sap, Phnom Penh nằm bên hữu ngạn, về đến nơi thì phải qua cầu này để vào thành phố. Sông Tonle Sap trước khi nhập vào sông Mekong, nhìn thấy ở đáy hình.
Sau ngày tham quan Angkor tại Siem Reap chúng tôi trở về hotel và "được" buổi chiều rảnh, nhưng vì quá mệt và trời quá nóng, mặt khác không nghiên cứu kỹ trươc về các mục tiêu thăm thú khác tại ngay thành phố Siem Reap nên bó chân tại phòng lạnh hotel nằm nghỉ, ăn tối tại hotel theo hợp đồng. Thât ra trong thành phố về đêm có những điểm chợ đêm, cafe, phố đêm và nhà biểu diễn kiêm nhà hàng khá thú vị và lành mạnh - mà chính hướng dẫn viên cũng không đề nghị, mình phải hỏi. Về rồi gặp người khác đã đi nói thì mới biết.
Hôm sau lên xe bus về Phnom Penh sớm để đến vào lúc trưa, buổi chiều chương trình hợp đồng là đi thăm hoàng cung và 1 vài điểm du lịch ngoài trời. Mọi việc di chuyển và ăn ngủ, liên lạc người của tour tại bến xe v.v... đều do tour từ Sài Gòn xếp đặt nhịp nhàng, họ đã gọi các liên lạc viên, xe tuk tuk, hướng dẫn viên các địa phương từng chặn mình đi. Thật là... vô tư, vô lo. Thật ra đất lạ quê người mình cũng lo nhưng giữ liên lạc phone thời buổi này quá tiện lợi và dễ dàng nên cũng thoải mái.
Đây là nói trường hợp chúng tôi chỉ là 2 người đi riêng lẻ. Nếu vì lo âu thì theo tour đông người thì yên chí hơn nhưng nguợc lại sẽ bị gò bó mất tự do và bị lùa như lùa dê.
Đến Phnom Penh có tài xế tuk tuk hợp đồng đón, đưa đi ăn trưa và về nhận phòng, hotel cở 3 sao như Sài Gòn (giá rẻ hơn nhiều nhưng họ không cho mình biết).
Một vài hình ảnh đa dạng những phần thành phố mình đi qua được để bạn đọc có ấn tượng đa chiều về thủ đô một nước rất gắn bó về nhiều mặt với nước mình.
Đường về từ Siem Reap chạy bên tả ngạn Tonle Sap, Phnom Penh nằm bên hữu ngạn, về đến nơi thì phải qua cầu này để vào thành phố. Sông Tonle Sap trước khi nhập vào sông Mekong, nhìn thấy ở đáy hình.
Cảnh rất thường gặp là những sư mặc áo vàng cam, là loại đồng phục thấy nhiều nhất trên đất Miên. Không là quân đội, không là cảnh sát, không là công nhân hay học trò. Tôn giáo có dấu ấn khá nặng lên xã hội này.
Sắc thái thành phố như các bạn thấy qua hình ảnh đời thường rất giống tính chất Việt Nam, mà nhịp sống và những nét kinh tế vi mô như trao đổi buôn bán, dịch vụ, giao thông v.v... lại càng giống bên mình. Chả bù Pháp khi xưa nó cho vô cùng Liên hiệp Đông Dương, đi đứng làm ăn cư ngụ không biên giới.
Đi qua các khu phố có nét tiến bộ khang trang.
Trong dân số rất thấp so với Việt Nam là 13 triệu thành phố Phnom Penh chiếm 2 triệu người. Một dân số rất trẻ, trong 40 năm đã gia tăng hơn là gấp đôi. Hạ tầng vật chất thì là rất mới từ khi Kampuchea mới hội nhập lại vào công đồng kinh tế thế giới dưới sự giup đở bào trợ của Liên Hiệp Quốc. Vì nền giáo dục đã bị gián đoạn 1 cách khủng khiếp trong 1 thời gian khá lâu, mình phải nghĩ là tư duy truyền thống của dân tộc Khmer hiện nay là 1 ẩn số, bề ngoài thấy đơn giản nhưng bên dưới phải thời gian mới làm tỏ được.
Chợ trung tâm tương tự như Chợ Bến Thành bên mình, hay Chợ Đồng Xuân Hà Nội.
Xe bus về khu bến xe nhỏ ở đây. Cũng xe ôm, xe tuk tuk bu đến chào mời bát nháo như bất cứ bến xe nào bên mình nhưng không căn thằng cho bằng, mình từ chối thì họ cũng không mè nheo đeo bám cho bằng ở Sài Gòn chẳng hạn.
Khu vục hotel tụi này được đưa về, kiểu như ở Mỹ sẽ gọi là midtown. Hotel tụi này là goc phải tấm hình dưới.
Một khu phố tường tự như phố Hai Bà Trưng Sài Gòn, với tiêm... còn gì nửa, tiệm ăn! của người Hoa. Chỉ là người Hoa này do xem biển chữ thì là người Hoa mới, từ lục địa chứ không phải người Hoa cũ như người Chợ Lớn xưa. Mấy người này hoặc đã bị giết hoăc đã bỏ đi qua Úc, Pháp, Mỹ hay cả Việt Nam lánh nạn vào thời 1980s.
Có những con đường nếu không tự nhắc nhở mình có thể lầm là ở Sài Gòn, đương thời hay vào 1 thời điểm không xa mấy những năm 1960, 1970s. Một góc đèn xanh gần nhà thờ Tân Định?
Một hẻm ở Quận 3 Sài Gòn? Những khu vực này thuộc địa phận cũ bản vẽ thời bảo hộ và phần này tương tự về diện tích với trung tâm Sài Gòn xưa, không lớn, chỉ vây quanh hoàng cung và bờ sông.
Một con đường bên nhà thờ Đức Bà, Quận I? Đường này bên cạnh hoàng cung. Hoàng cung tái phục hồi trên nền tảng xây từ thế kỷ thứ 19.
Một con đường gần vườn Tao Đàn quanh trường Lê quý Đôn?
Các khu đại học người viết thấy được thì ở ven đô, chắc vì tại đó giá địa ốc còn thấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét