Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Vượt biên Kampuchea

Kampuchea 2015:      1.  23.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10 ... 


Từ ngày có cơ hội về xứ nhiều lần thằng viết đã có y muốn qua thăm xứ bạn và đã có nghiên cứu tỷ mỷ. Trở ngại chính là ưu tiên thời gian và lúc đầu là vấn đề visa. Tức là visa trở lại Việt Nam 1 khi đã qua bên kia biên giới - qua thì đơn giản là xin visa Kampuchea cấp ngay tại cửa khẩu. Cái khó lúc về là visa để vào Việt Nam (visa vào Việt Nam đã "dùng" để vào phi trường Tân sơn Nhât rồi), phải xin tại đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh và mất 1 ngày.

Giải pháp không tìm mà lại đến, vì sau khi đã về Việt Nam 2 lần thằng viết đã thấy xin visa 1 lần (single-entry visa) lắc nhắc mât công và mất tiền nên đã lấy được visa 5 năm, là multiple-entry visa gọi là giấy "miễn thị thực" xử dụng được trong thời hạn 5 năm, mỗi lần 3 tháng lưu trú. (Từ "visa" gốc La-tinh có nghĩa là nhìn, nhận diện bằng mắt, dịch ra tiếng Việt là 'thị thực'; 'miễn thị thực' có nghĩa là miễn visa trong thời hạn giấy có giá trị. 'Miễn thị thực' không có nghĩa là được vô ra một nước nào khỏi cần thủ tục gì cả!)


Vậy thì đi Kam trở nên đơn giản. Đơn giản như ra Phạm Ngũ Lão, ghé vô bât cứ chổ nào và hỏi giá cả và các "gói" du lịch. Thằng viết đặt điểm đến là Angkor Wat, tức là thành phố Siem Reap trong tình Siêm Reap gần biên giới Thái Lan, và thủ đô Phnom Penh.
Hóa ra đây là cung đường cổ điển của tất cà các công ty có tour đi Kampuchea. Thật ra thằng viết đã nghiên cứu trên mạng về các công ty này từ nhiều năm nên khi đến gặp thì nắm rõ yếu tố để lựa chọn 1 tour thích hợp.
Thế mà cũng không ăn khớp được với các tour sẳn có. Vì có anh bạn già đồng hành, thằng viết đặt 1 tour 4 ngày 3 đêm, ngày đi mình chọn, tour chỉ gồm 2 người, đến các điểm có người đón, có xe rước và 1 hướng dẫn viên riêng. Giá chỉ 3.9 triệu VNĐ cho mỗi khách, gồm xe, hotels (ăn sáng), ăn (trưa,tối), dạo (các điểm phổ thông và tự chọn). Vị chi 200 mỹ kim đâu đó cho 4 ngày. Thằng viết tốn thêm 35 mỹ kim tiền visa, anh bạn thì không.

Rẻ như cho, hay nói như bây giờ là "rẻ bèo", nhất là nếu xớ rớ trong nước (Việt Nam) mà du ngoạn thì cũng tốn từng ấy tiền hay cao hơn!

Các nơi bán vé du lịch chỉ là agents, các phương tiện (hay "công đoạn") đều do nhiều công ty mà họ lấp ráp với nhau cho mình, 1 cách uyễn chuyễn và rất hưu hiệu, nay về rồi thì thấy là đang tin cậy. Cũng như các tour khác mà thằng viết đã dùng trước như tour Hạ Long ngủ thuyền, tour Sa Pa v.v... Và giá cà: y hệt như nhau cho dù mua từ agent nào. Các tours do 1 hảng làm từ A đến Z, chăn như chăn cừu và lùa cũng như lùa cừu, với số du khách lạch bạch lên đến 40 người cho 1 hướng dẫn viên thì cao hơn tí vì chất lượng hotel và ăn uống cao hơn tí. 
 

Thế thì ta lên đường. Trước tiên nói về xe cộ. Xe được dùng là xe bus lớn máy lạnh và có phòng vệ sinh, qua cửa khẩu không phải đổi xe: điều này rất quan trọng và bạn đọc phải nên hỏi kỹ và đòi hỏi phải như vậy. Việc này quyết định vấn đề thủ tục xuât nhập khẩu sẽ do 1 người hướng dẫn trên xe buýt đặc biệt lo cho tất cả khách trên xe khi đến cửa khẩu.
Anh này sẽ thâu hộ chiếu của tất cả hành khách, mình chỉ đến cửa kiểm tra và chờ gọi tên, bỏ hành lý lên X-ray cho có lệ và dơ cái mặt ra cho họ nhận dạng là xong. Ngay cả chi phí cũng đưa cho nhân viên hãng xe bus họ lo (35 mỹ kim cho khách không mang hộ chiếu VN, khách mang hộ chiếu VN miễn phí vì hộ chiếu VN có thể đi 10 nước trong nhóm ASEAN mà không xin visa). Đừng có lo, họ đếm đầu người cũng giỏi như con nít lớp sáu, nhât là ghế mình có vắng thì cũng có người hô lên dùm mà.

Sau cổng xuất cảnh Việt Nam, là tại cửa khẩu Mộc Bài, mình lên đúng chiếc xe buýt của mình, qua 1 khoãng trống giửa 2 nước và đến cổng nhập khẩu Kampuchea, là cửa khẩu Bavet tỉnh Svay Rieng.
Tại đây họ sẽ xét kỹ hơn và đóng củ khoai cuối cùng cho mình vào đất Miên. 

Ngày đi trời hơi mưa. Nóng thì trên dưới 40 độ C tức là nếu xe hỏng máy lạnh thì mình chết chắc chắn.


Hình chụp ngày về trời nắng hơn và - rất quan trọng - khô hơn.


Cái tòa nhà đó là nơi xãy ra tất cả, về phía xuất khẩu. Từ Sài Gòn đến quá Trảng Bàng 1 tí, chừng trên 1/2 đường đi Tây Ninh, ta rẽ trái và chẳng lâu sẽ đến Mộc Bài, vị chi 2 tiếng đồng hồ. Gần xịch. Điểm địa dư này đi thẳng vào vùng Mõ Vẹt, toàn vùng là tỉnh Svay Rieng của Kampuchea.


Nhìn lui về VN từ  tòa nhà cửa khẩu Mộc Bài. Hình dưới là sau khi xong thủ tục tại MB, ra chờ xe qua để leo lên lại, đi vào trong đáy hình đến cái mái tháp trong xa kia là cửa vào xứ Miên.
Thường khi thì lằn ranh biên giới nằm giữa 2 trụ sở cửa khẩu của 2 bên, là 1 vạch rõ ràng giữa 2 cột mốc biên giới 2 bên đường, 1 cho mỗi quốc gia. Thằng viết cố tìm xem mà không thấy để ghi hình. Hoặc có lẽ tại đây không có xây.


Hành khách xe đò như mình, nhân viên xe đò còn nắm passports, thì lên xe để đến cửa khẩu bên Kampuchea là nơi làm thủ tục xin vào nước. Cũng nên nói trước khi lèm bèm chuyện khác, là thủ tục 2 bên, nếu không tính di chuyển trung chuyển cho khách xe đò và thời gian xếp hàng (tùy lúc có xe đông hay vắng), tổng thời gian chỉ trên 15 phút mà thôi nhé.


Cửa khẩu Bavet thoáng, đẹp và khang trang mới mẻ hơn phía bên Việt Nam, trang bị phía trong cũng mới hơn, nhân viên ăn mặc gọn sạch và nghiêm túc hơn.


Khỏe hơn khi vào và xuống phi trường quốc tế nhiều. Có người bảo rằng không có hộ chiếu có thể (phiêu lưu) qua biên giới bằng cách thuê người biết chở xe ôm vào đường đất tránh cửa khẩu và nhập lại phía bên kia mà lên xe đò. Trong 2 nước chả bao giờ có ai hỏi giấy tờ trừ khi mình phạm pháp bị bắt, hay làm thủ tục ghi tên nhận phòng hotel.

Hotel casinos đây ạh. Chụp vào ngày về trời nắng. Có đến 1 chục cái chứ không ít, ra khỏi vùng cửa khẩu vào trong đất Kampuchea chừng 1 cây số sẽ còn 1 hai cái nữa. Các bợm bạc tha hồ nhé.


Vào sâu hơn trong nội địa Kampuchea 1 km.


Chuyến xe bus xuyên biên giới mà không cần đổi xe - bạn đọc lưu ý, đấy là không phải chuyện đương nhiên vì vấn đề lưu hành xe cộ nhất là xe thương mại qua nước khác. Phải đặt điều kiện với tour, hay nếu đi tự túc thì phải chọn cho đúng chuyến (vé, hãng).
Chuyến xe ra khỏi cửa khẩu chừng 1 km thì ngưng tại đây 1 trạm dừng chân cho hành khách ăn trưa.
Hình dưới là từ điểm trên nhìn về lại cửa khẩu (nóc tháp).

Tiếng Việt khi cần thiết. Một số lớn địa điểm du lịch thường có tiếng Việt, cũng có lẽ là vì là doanh nghiệp do người Việt làm chủ.
Ở đâu có sòng bài thì phải có tiệm cầm đồ đương nhiên. Số 79 thuộc thương hiệu, có thể là gợi ý năm 1979, năm Kampuchea được giải phóng khỏi chế độ Pol Pot (không còn từ nào chính xác và đúng đắn hơn là giải phóng, trong trường hợp này).


Bản lưu thông: Ho chi Minh City 80 km


Doanh nghiệp này tức nhiên là của người Việt - và chắc là người Miền Bắc : )




Kampuchea 2015:      1.  23.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10 ... 






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét