“Travel is fatal to prejudice, bigotry, and narrow-mindedness, and many of our people need it sorely on these accounts. Broad, wholesome, charitable views of men and things cannot be acquired by vegetating in one little corner of the earth all one's lifetime.” Mark Twain
Tại sao blog về đất nước mình mà lại có du ký ở một nước láng giềng? Như anh nọ trả lời câu hỏi tại sao anh leo đỉnh Everest: "Tại vì nó ở đó!". Because it is there!Thằng viết không từ Mỹ mà phải đến Viêt Nam để bước qua Kampuchea, bước qua cửa khẩu Hữu Nghị một phần là để có cái nhìn ngược về xứ sở dưới một gốc cạnh đặc biệt, gôc cạnh láng giềng. Giống như khi bước xa vài bước khỏi 1 tấm tranh để nhìn tổng quan vẽ đẹp của nó. Lịch sử nước nào cũng gắn liền với lân bang dù muốn dù không, không thể nào khác đươc. Từ chối qua tìm hiểu nước láng giềng vì định kiến hay lập trường chính trị là không mấy thông minh, ví như tự bịt mắt mình. Hiểu biết là sức mạnh - knowledge is power. Với hàng xóm mình có lẽ nên cởi mở thân thiện nhưng chắc chắn là không để kém sức mạnh (cương nghị). Cái cương nghị này đã giúp cho người Việt Nam giữ được bờ cõi và nhất là dân tộc tính của mình cho đến ngày hôm nay.
Qua Giang Nam TQ - Hoa Nam, danh từ hiện đại hơn - nhìn hiểu địa hình địa vật, con người và văn hóa đã cho người viết chất liệu để suy gẫm thêm về lịch sử từ cổ xưa và hiện đại, cũng như sự hình thành văn hóa dân tộc mình.Xin đi lệch đề tài một chút để nhắc lại định nghĩa từ vựng dủng trong phạm trù thu hẹp của loạt bài du ký này.
Những khái niệm mình thường đề cập đến khi nói về con người trong một nước:
Chủng tộc(giòng giống, giống nòi ): là nói về huyết thống. Huyết thống quyết định ngoại hình. Hiện nay người ta dùng kỷ thuật khoa học di truyền cao cấp xác định đươc huyết thống 1 cách chính xác không chối cải. Bộ tộc hay giòng tộc, bộ lạc, thị tộc, giòng họ là những phân nhánh của chủng tộc, có khi có cá tính riêng (phân biệt), có khi không cá tính trong cộng đồng chủng tộc mình.
Nói một cách tuyệt đối thì tất cả loại người là từ một huyết thống, từ giống người di dời từ miền trung Nam Phi Châu. Không có chủng tộc nào từ dưới đất chui lên, cho dù có Hòa Bình, có Ốc Eo, Có Sa Huỳnh, hay những tụ điểm văn hóa thượng cổ ở các nước khác, châu khác *.
Dân tộc (sắc tộc): người ta phân biệt một dân tộc bằng ngôn ngữ là chính, sau là văn hóa (phong tục tập quán và truyền thống cộng đồng, ẩm thực, nghệ thuật, tôn giáo, tuy một dân tộc có thể có nhiều tôn giáo). Người bị đồng hóa là người bị mất dân tộc tính của mình, bị buộc phải chọn hay đã tự chọn cho mình một văn hóa mới, thoát ly dứt khoát văn hóa của tổ tiên mình. Chủng tộc của họ không thay đỗi, dĩ nhiên.
Du khách người Hán tại Phù Dung Trấn |
Học trò người Hán dự lễ hội học đường |
Người ta phỏng đoán là con người đinh cư xong toàn địa cầu kể cả Châu Mỹ từ chừng 14 nghìn năm. Từ lúc đó chủng tộc và dân tộc gần như chắc chắn đã đi chung với nhau cùng với địa lý cho đến chỉ chừng 4 nghìn năm sau là có chuyển biến lớn (thiên niên kỷ thứ 2 TCN). Đó là do kỹ thuật giao thông đi lại, chủ trương giao thương và chinh phuc và dân số gia tăng do tiến bộ về kinh tế và dinh dưỡng.
Quốc gia: là 1 khái niệm du nhập từ Châu Âu, rất mới mẻ trong lịch sử nhân loại. Một quốc gia trong ý niệm hiện đại có lãnh thổ với chủ quyền, thường đã hình thành quanh một dân tộc đa số, có một chính quyền trung ương quản lý với một quân đội để bảo vệ chủ quyền của mình. Càng ngày người ta đồng hóa dân tộc với quốc gia, cho dù trong một quốc gia hiện đại có thể có rất nhiều sắc tộc (dân tộc theo nghĩa trên). Chỉ trong một số rất, rất ít trường hợp quốc gia, chủng tộc và dân tộc là một, như Israel và Nhật Bản (không thuần túy 100% dĩ nhiên). Quốc tịch là một đinh chế thoát từ quốc gia, chỉ là một quy chế hành chính bất kể chủng tộc, dân tộc.
Hiện nay một số lớn quốc gia là những định chế đã bị người thực dân Châu Âu áp đặt một cách võ đoán lên nhiều lãnh thổ và chủng tộc, dân tộc từ thế kỷ thứ 17. Một số quốc gia thì đã hình thành từ chủ nghĩa đế quốc, nước lớn mạnh quy nạp lân bang hay ngay cả lãnh thổ ở xa bằng vũ lực hay sức ép kinh tế, rồi ép buộc đồng hóa. Gần như tất cả những xung đột loài người ngày hôm nay là do từ 2 sự việc này.
Chủng tộc, quốc gia, dân tộc thường bị lẫn lộn vô tình hay cố ý, nhất là do bọn người bài ngoại vì lý do quyền lợi hay định kiến vô căn cứ là quyền lợi bị đe dọa. Bọn này thường hay lợi dung lịch sử viết lại hay xuyên tạc, ngay cả khảo cổ chọn lọc hay bóp méo để ngụy biện cho chổ đứng của mình. Lợi dụng những tham sân si của quần chúng it giáo dục vì những mục đích nhất định. Hạ thấp phẩm giá của đồng loại bằng cách gán ghép những bản tính thấp kém thua mình hay xấu xa hủ lậu. Dùng những từ thóa mạ như thằng Tây Đen, thằng Chệt, thằng Chà, Nigger hay gì khác, 100 cách và từ ngữ, cách gọi nhục mạ. Bọn này là sâu bọ của loài người cho dù có giàu có, có sức mạnh, có "trí thức" đến đâu. Chúng khai thác di biệt giữa các dân tộc, những bất đồng giữa các quốc gia để chủ yếu gây bất an bất ổn cho người nhẹ dạ lo sợ sự cô lập và áp bức. Một đa số thì chỉ vì bị tuyên truyền chính trị, phản ứng bầy đàn thôi.
Đi đây đi đó qua những vùng đất mới, gặp gỡ với những con người chưa quen thuộc, những văn hóa lạ lẫm mà không thiên kiến, mang theo một tư duy trí thức cởi mở, 1 thái độ bao dung không mặc cảm thì sẽ thấy rằng mình và người khác nhiều tương đồng hơn là dị biệt. Rất nhiều tương đồng hơn là dị biệt, nhất là nhân phẩm thì bằng nhau. Phải bằng nhau, vì đều là con cái của chỉ một Đấng Tạo Vật.
Giang Nam - nay dùng danh từ mới hơn gọi là Hoa Nam - là vùng đất phía Nam của phần 1/2 sông Dương Tử về phía Đông và có thể gồm cả Vân Nam ở cực Tây Nam. Cộng đồng các dân tộc bản địa cố hữu đươc sử gia quốc tế đồng thuận gọi là các dân tộc Bách Việt, trong đó có hai dân tộc xưa cư ngụ ở biên cương phía Nam là Âu Việt và Lạc Việt (biên cương trong nghĩa cổ điễn không phải là biên giới mà là vùng đất ngoài bìa, xa trọng điểm nhất). Hai dân tộc này gồm nhiều bộ tộc - chi tộc - có liên hệ mật thiết với nhau, mà trong huyền sử của họ cũng đã ghi nhận, và đoàn kết thành một, là tổ tiên xa xưa của dân tộc Việt Nam bây giờ.
Đi đây đi đó qua những vùng đất mới, gặp gỡ với những con người chưa quen thuộc, những văn hóa lạ lẫm mà không thiên kiến, mang theo một tư duy trí thức cởi mở, 1 thái độ bao dung không mặc cảm thì sẽ thấy rằng mình và người khác nhiều tương đồng hơn là dị biệt. Rất nhiều tương đồng hơn là dị biệt, nhất là nhân phẩm thì bằng nhau. Phải bằng nhau, vì đều là con cái của chỉ một Đấng Tạo Vật.
Trẻ con người Hán |
Người Miêu tại Phương Hoàng |
Cụ già người Miêu |
Hán |
Miêu |
Là người Việt Nam da vàng người viết thấy mình gần gũi với những nét mặt trên đây, cũng như với những sắc tộc ít người ở Tây nguyên Trung phần, thượng du Bắc phần, hơn là với những giống dân Âu, Mỹ. Văn hóa tiêu thụ quảng cáo từ chiêc xe hơi đến mỹ phẩm, quần áo, son nồi với toàn những khuôn mặt Âu Tây, hoặc Hàn, Nhật với mắt mũi thì sửa tóc thì nhuộm da thì tẩy đã ăn sâu vào tâm khảm lắm người Á Châu từ trên 1/2 thế kỷ nay. Đến nổi khi chỉ nhìn thấy đồng loại mình có người còn thốt ra "Tao thấy cái mặt thằng chệt là tao ghét!" Mời bạn soi gương lại một tí.
Giang Nam - nay dùng danh từ mới hơn gọi là Hoa Nam - là vùng đất phía Nam của phần 1/2 sông Dương Tử về phía Đông và có thể gồm cả Vân Nam ở cực Tây Nam. Cộng đồng các dân tộc bản địa cố hữu đươc sử gia quốc tế đồng thuận gọi là các dân tộc Bách Việt, trong đó có hai dân tộc xưa cư ngụ ở biên cương phía Nam là Âu Việt và Lạc Việt (biên cương trong nghĩa cổ điễn không phải là biên giới mà là vùng đất ngoài bìa, xa trọng điểm nhất). Hai dân tộc này gồm nhiều bộ tộc - chi tộc - có liên hệ mật thiết với nhau, mà trong huyền sử của họ cũng đã ghi nhận, và đoàn kết thành một, là tổ tiên xa xưa của dân tộc Việt Nam bây giờ.
Về chủng tộc mà nói họ đươc cho là từ vùng Đông Nam Á lên định cư dần dần phần phía Bắc bán đảo Đông Dương và phía Nam vùng Giang Nam - trong quá trình hơn 14 nghìn năm các nhóm người di chuyễn tỏa ra từ Châu Phi. Về giòng máu (chủng tộc) họ và các dân tộc Bách Việt khác với người Hán, đến từ Phi Châu qua ngã Trung Á Kazakhstan và đã sớm phát triển tại vùng Trung Nguyên của tiểu lục địa Trung Hoa.
Về văn hóa và ngoại hình họ có những tương đồng khá rõ, nhất là giữa các dân tộc trong vùng Nam và Tây Nam, tuy về ngôn ngữ thì là phức tạp và dị biệt hơn.
Người viết quyết định chuyến viếng thăm nước láng giếng đầu tiên không phải là Vạn lý Trường Thành hay những nơi thời thượng khác, Bắc Kinh, Thượng Hải các thành phố lớn hay tiến bộ, hiện đại và tạp chủng mà là vùng Giang Nam, để trải nghiệm những điều đã hiểu biết, học hỏi và còn tò mò tìm hiểu thêm. Vì địa lý, lịch sử và nhân văn của tại đây gắn liền với của nước Việt Nam, không ai phủ nhận đươc. Sử xưa nước ta, dù không khoa học hay chính xác, còn viết rằng nước Viêt cổ đại ta đã lên tới Động Đình Hồ (trong du ký này) cơ mà **. Mời bạn đọc cùng em đến xem chớp nhoáng một ít hình ảnh cùa đất Giang Nam, Quảng Tây và Hồ Nam trong 6 ngày ngắn ngũi và trên cung đường hạn hẹp.
Nhưng có còn hơn không phải không nào? Đi một đàng học một sàng khôn.
♞
* - Cho nên kỳ thị chủng tộc là căn bệnh của những cá nhân thiếu giáo dục, chưa được giáo dục về chân lý khoa học này.
** - Việt sử thông giam cương mục, Tiên biên. Quốc sử quán Nguyễn Triều. Viện sử hoc 1957-1960:
"Bắt đầu chia trong nước làm mười lăm bộ là: bộ Giao Chỉ, bộ Chu Diên, bộ Vũ Ninh, bộ Phúc Lộc, bộ Việt Thường, bộ Ninh Hải, bộ Dương Tuyền, bộ Lục Hải, bộ Vũ Định, bộ Hoài Hoan, bộ Cửu Châu, bộ Bình Văn, bộ Tân Hưng, bộ Cửu Đức, còn bộ Văn Lang là chỗ nhà vua đóng đô. Địa giới nước Văn Lang bấy giờ phía đông giáp biển Nam, phía tây giáp Ba Thục, phía bắc giáp Động Đình Hồ, phía nam giáp Hồ Tôn."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét