“Travel is fatal to prejudice, bigotry, and narrow-mindedness, and many of our people need it sorely on these accounts. Broad, wholesome, charitable views of men and things cannot be acquired by vegetating in one little corner of the earth all one's lifetime.” Mark Twain
Đây là tiết mục trang trí trên trần của một cái sảnh lớn trong một nhà ga xe lửa. Là mặt một cái trống đồng thể loại như Đông Sơn loại Heger I đường kính chừng 3 mét. Hoa văn đại khái, chả biết có trung thực hay không.
Hình 1 |
Em có thấy thứ này rồi! Ở Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam tại Hà Nội. Em có vào chổ đó vài lần trong các chuyền đi trước. có giới thiệu trong blog này rồi nhưng xin post lại vài hình bạn đọc xem về các hiện vật Đông Sơn chơi.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là hậu thân bảo tàng viện của Viện Viễn đông Bác cổ tại Hà Nội tên là bảo tàng Louis Finot, người Pháp chuyển giao cho nhà nước VNDCCH năm 1958 cùng với tất cả hiện vật và thư khố khảo cứu của họ. Hiện nay bảo tàng viện vẫn còn tại vị trí và kiến trúc cũ. Bảo tàng ngày nay vẫn là 1 bảo tàng lịch sử và khảo cổ đẳng cấp quốc tế, về nội dung cũng như trình bày, các bạn có ghé Hà Nội thì đừng bỏ qua.
Ngày xưa còn ngồi lớp tiểu học ở Miền Nam thầy dạy về Âu Lạc Việt và trống đồng Văn Lang, nghe như chuyện huyền thoại xa xôi, có ai có bằng chứng gì đừng nói thấy 1 cái trống đồng. Miền Bắc lúc đó tuy gần nhưng là một "nước" khác, thù địch, không thông tin gì thoát ra đươc và không ai đến thăm đươc. Những hình vẽ trống đồng trong sách giao khoa đi dần vào quá khứ và tiềm thức như những chuyện khủng long hay ông già Noel. Cho đến mãi mới đây có tiền sắm wai phai, truy cập nhiều mới ra lẽ: trống đồng ở đâu cũng có!
Trống đồng Ngọc Lữ - giữa - tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam |
Trong bảo tàng này trưng bày trên dưới 20 cái. Được biết nhiều bảo tàng tại Trung quốc, Thái Lan cũng có nhiều trống loại Đông Sơn. Đó là nói hiện vật khảo cổ thật, trong bảo tàng cấp quốc gia.
Tại Mỹ ở 1 bảo tàng Texas tư nhân em cũng có thấy 1 cái, ghi chú là trống đồng Thái Lan (cũng loại Heger 1 nhưng chả có ghi chú gì về Việt Nam!) cũng trong tình trạng tốt nhưng có lẽ mới hơn trống đồng Đông Sơn cả trên 1000 năm. Tại nơi em ở Nam xứ Cali em cũng thấy 2 vị đại gia Việt có 1 và 2 cái, trông tồi tàn nhết nhác giá trị chắc không là bao, mua về đâu từ Indo hay Mã Lai, chả biết giả cổ hay thứ gì. Thị trường này đã có từ lâu và đa số là đồ giả và giả luôn là tình trạng "mục nát" của hiện vật. Khoa học hiện đại không có cách gì nói được tuổi của hiện vật kim khí, chỉ phỏng đoán. Khoa khảo cổ chính quy thì tính theo nhiều phương pháp, phương pháp thông thường là đoán theo các di vật làm bằng nguyên liêu khác tại khu vực đào lên. Dĩ nhiên là với nhiều tiêu chí khắc khe, bác học.
Kho tàng trống đồng thượng cổ Đông Nam Á ở Việt Nam lớn nhât là tại bảo tàng Hà Nội và Thanh Hóa (tại Thanh Hóa người ta đã tìm đươc cho đến gần đây trên ngoài 500 cái).
Hình dưới là 1 số cổ vật hình trống nhưng nhỏ, cái nhỏ nhất bằng cái nồi cơm, không rõ công dụng, một số từ trong mộ cỗ.
Một khi con người làm ra những mô hình nhỏ về 1 vật gì, con gì để có đươc gần mình, trong nhà hay mang theo mình thì tức nhiên vật đó, con đó là có giá trị gì cao hơn là chính bản thân nó. Một giá trị văn hóa, dân tộc, mê tín hay tâm linh gì đó cao hơn là giá trị vật chất của nó suy từ công dụng. Mô hình đó là 1 biểu tượng. Trống đồng đã là 1 biểu tượng ngay từ khi đang được dùng phổ biến, vào thời thượng cổ mịt mù xa xưa.
Cho đến ngày nay:
Tấm ảnh trên đầu trang - hình 1 - em chụp là trong sảnh chờ nhà ga xe hỏa thành phố Nam Ninh, là thủ phủ Khu Tự trị Choang Quảng Tây. Tên hành chánh của tỉnh Quảng Tây giáp biên giới phía Bắc 4 tình Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh nước ta.
Nanning 11-12-2018 |
Trên trần 1 cánh nhà khách chờ.
Dân tộc Zhuang (tiêng Việt Choang hay Tráng, như trong "cường tráng") dân số toàn luc địa là 17 triệu [1] là dân tộc thiểu số lớn nhât ở Trung Quốc. Được học giả quốc tế xem như 1 trong các dân tộc gọp chung là Bách Việt sinh sống phía nam Động Đình Hồ, cụ thể hơn thì từ phía nam sông Dương Tử đến châu thổ sông Hồng. "Một trăm" tộc Việt nay đươc xác định qua ngôn ngữ học và di truyền học DNA là chỉ 8 tộc. Người Tráng và người Miêu (cả người Thổ Gia mà địa giới ở Hồ Nam em đến thăm trong chuyến đi này) đươc góp với Âu Việt Lạc Việt trong nước Nam Việt của Triệu Đà (Vùng đất này - trước T.Đ. gọi là Lĩnh Nam - trải từ châu thổ Hồng Hà đến địa phận nay là Hồ Nam, nói về chiều Nam Bắc. Cũng nên nhắc là Triệu Đà không phải là người Bách Việt).
Mật độ người Tráng hiện nay rất cao ở Quảng Tây và Vân Nam, Quảng Tây có 56 huyện thì 9 huyện có 90% người Tráng, 39 huyện có 50%. Tiếng Choang là tiếng được dùng nhiều hơn tiếng phổ thông là tiếng buộc phải dùng chính thức. Chỉ 54,74 % người Tráng biết nói/viết tiếng Phổ thông [1] và tỷ lệ này mới tăng vọt đến đó từ những năm 1980 - trên thực tế việc đồng hóa bắt đầu từ Tần Thủy Hoàng nay vẫn còn đang tiến hành, dưới danh nghĩa khu tự trị (mà 60 năm ngày thành lập lại rơi vào ngày em đến Quảng Tây!). Quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc mà 1 thời đại bản doanh là tại Sơn Tây hầu hết là người Choang, cũng như quân Cờ Vàng và các binh đoàn nhà Thanh từ Quảng Tây và Vân Nam xuống tham gia các cuộc binh biến tại Bắc Kỳ thời Tự Đức đều là người Choang. Tức là không phải "Tàu chính hiệu", từ trung ương, người Hán mà là 1 dân tộc thiểu số (có nguồn nói 1 trong 4 ngôi sao nhỏ trên lá cờ TQ bây giờ tượng trưng cho dân tộc Tráng - dĩ nhiên là không phải, các ngôi sao đó có nghĩa khác, không tượng trưng cho các dân tộc TQ).
Các học giả cho rằng tiếng Choang là 1 thứ tiếng Bách Việt nguyên thủy. Các biểu ngữ em thấy tại Quảng Tây viết bằng 2 thứ tiếng , tiếng Zhuang (chữ viết bằng mẫu tự La tinh) và phổ thông. Hiện nay chữ Hán có 2 cách viết chữ "Việt", đều phát âm như nhau và nghĩa cũng là một nhưng viết khác nhau. Tên chữ tắt (giản xưng) của tỉnh Quảng Đông, trên bảng số xe hơi chữ ghi địa phận QĐ là chữ 粤 (Yuè) là Việt. (thủ phủ của Triệu Đà xưa nằm trong địa phận thành phố Quảng Châu bây giờ).
Dân tộc Zhuang (tiêng Việt Choang hay Tráng, như trong "cường tráng") dân số toàn luc địa là 17 triệu [1] là dân tộc thiểu số lớn nhât ở Trung Quốc. Được học giả quốc tế xem như 1 trong các dân tộc gọp chung là Bách Việt sinh sống phía nam Động Đình Hồ, cụ thể hơn thì từ phía nam sông Dương Tử đến châu thổ sông Hồng. "Một trăm" tộc Việt nay đươc xác định qua ngôn ngữ học và di truyền học DNA là chỉ 8 tộc. Người Tráng và người Miêu (cả người Thổ Gia mà địa giới ở Hồ Nam em đến thăm trong chuyến đi này) đươc góp với Âu Việt Lạc Việt trong nước Nam Việt của Triệu Đà (Vùng đất này - trước T.Đ. gọi là Lĩnh Nam - trải từ châu thổ Hồng Hà đến địa phận nay là Hồ Nam, nói về chiều Nam Bắc. Cũng nên nhắc là Triệu Đà không phải là người Bách Việt).
Mật độ người Tráng hiện nay rất cao ở Quảng Tây và Vân Nam, Quảng Tây có 56 huyện thì 9 huyện có 90% người Tráng, 39 huyện có 50%. Tiếng Choang là tiếng được dùng nhiều hơn tiếng phổ thông là tiếng buộc phải dùng chính thức. Chỉ 54,74 % người Tráng biết nói/viết tiếng Phổ thông [1] và tỷ lệ này mới tăng vọt đến đó từ những năm 1980 - trên thực tế việc đồng hóa bắt đầu từ Tần Thủy Hoàng nay vẫn còn đang tiến hành, dưới danh nghĩa khu tự trị (mà 60 năm ngày thành lập lại rơi vào ngày em đến Quảng Tây!). Quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc mà 1 thời đại bản doanh là tại Sơn Tây hầu hết là người Choang, cũng như quân Cờ Vàng và các binh đoàn nhà Thanh từ Quảng Tây và Vân Nam xuống tham gia các cuộc binh biến tại Bắc Kỳ thời Tự Đức đều là người Choang. Tức là không phải "Tàu chính hiệu", từ trung ương, người Hán mà là 1 dân tộc thiểu số (có nguồn nói 1 trong 4 ngôi sao nhỏ trên lá cờ TQ bây giờ tượng trưng cho dân tộc Tráng - dĩ nhiên là không phải, các ngôi sao đó có nghĩa khác, không tượng trưng cho các dân tộc TQ).
Các học giả cho rằng tiếng Choang là 1 thứ tiếng Bách Việt nguyên thủy. Các biểu ngữ em thấy tại Quảng Tây viết bằng 2 thứ tiếng , tiếng Zhuang (chữ viết bằng mẫu tự La tinh) và phổ thông. Hiện nay chữ Hán có 2 cách viết chữ "Việt", đều phát âm như nhau và nghĩa cũng là một nhưng viết khác nhau. Tên chữ tắt (giản xưng) của tỉnh Quảng Đông, trên bảng số xe hơi chữ ghi địa phận QĐ là chữ 粤 (Yuè) là Việt. (thủ phủ của Triệu Đà xưa nằm trong địa phận thành phố Quảng Châu bây giờ).
Bảng xe bên phải ký hiệu tình là chữ Việt (ký hiệu xe bên trái chữ Quế là ký hiệu TTTDTC Quảng Tây) |
Trở lại chuyện cái biểu tương. Các nhà khảo cổ học Pháp khai quật được đầu tiên và số lớn trống đồng trong lưu vực sông Hồng và sông Mã lên đến nam Vân Nam. Từ đó đến nay còn nhiều khai quật liên tục và đa số là tại khu vực phía Nam tam giác sông Hồng là lưu vực sông Mã (làng Đông Sơn ở Thanh Hóa, là đất Cửu Chân cổ). Từ đó người Việt Nam lập tức và đột khởi là gần đây ghép chung biểu tượng trống đồng với "xứ" mình thời tiền sử, đặc biệt là thời Hùng vương huyền thoại. Mô hình mặt trống được vô số sách báo và tổ chúc nhỏ lớn thương mại và chính quyền lấy làm biểu tượng người Việt, nếu không nói là của nước Việt Nam.
Trống đồng thể loại và chính gốc Đông Sơn cũng đã đươc đào lên do khảo cổ hay tình cờ tại Vân Nam và Quảng Tây, cũng cùng trong thời gian trên. Mới đây đầu thế kỷ 21 thôi thì các khai quật tại Vân Nam ngày càng được thêm nhiều trống đồng. Đặc biệt là thể loại thô sơ không phân loại Heger, tạm được xem như là tiền thân trống đồng Đông Sơn [(?), do là hình thù thô sơ có khả năng là đã đưa tới các hình thưc phức tạp hơn của các mẫu trống sông Hồng hay sông Mã).
Không rõ là mới đây do thông tin tuyên truyền hay từ xa xưa người Tráng và người Miêu đã xem trống đồng thể loại Đông Sơn là 1 biểu tượng dân tộc - và dĩ nhiên chính quyền TQ đánh giá cao chuyện này, khuyến khích và hổ trợ trong các hoạt động văn hóa, hạ tầng du lịch v.v... (Trông symbology - biểu tượng luận - của nước Trung Hoa không có biểu tượng trống đồng. Đến nay thằng viết chỉ thấy đươc trong hình ảnh và bằng mắt thịt tại địa phận Quảng Tây, và qua hình ảnh trên mạng tại Vân Nam).
Thế thì ai mới đúng là người thừa tự di sản tinh thần, truyền thống trống đồng này? Người bên này, hay bên kia biên giới - biên giới cận kim?
Em nghĩ, mình chỉ nên theo dõi cuộc thảo luận giữa các học giã đứng đắn, vì chắc còn lâu lắm mới có - nếu có - được kết luận. Các tranh cãi giữa những phe phái quốc gia dân tộc cực đoan, thì xem chi thêm mệt vì thiếu vô tư và thiếu khiêm tốn, đa số là thiếu hiểu biết vì như các bạn thấy, chỉ tư liệu truy cập được trên mang mà thôi, 1 nghiên cứu sinh đọc trong suốt năm chưa chắc đã hết được.
(Để tránh trường hợp có bạn đọc bức xúc với em, ý kiến em xác định là, người Việt Nam nhận trống đồng Đông Sơn là một biều tượng quốc gia là chính đáng, legitimate. Phần người khác làm thì mình không kiểm soát được, và phản đối là vô bổ. Tranh giành vật gì cụ thể, vật chất đã khó, giành 1 biểu tượng thì làm sao?)
(Để tránh trường hợp có bạn đọc bức xúc với em, ý kiến em xác định là, người Việt Nam nhận trống đồng Đông Sơn là một biều tượng quốc gia là chính đáng, legitimate. Phần người khác làm thì mình không kiểm soát được, và phản đối là vô bổ. Tranh giành vật gì cụ thể, vật chất đã khó, giành 1 biểu tượng thì làm sao?)
Kỹ niệm 60 năm ngày thành lập khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây tại cửa khẫu Hữu Nghị. |
◎
Lược qua 1 số tư liệu nghiêm túc người viết thấy tổng hợp của học giả này đứng đắn, vô tư và xúc tích vừa đủ để mình làm căn bản tìm hiểu thêm. Video dài trên 1 tiếng, bạn đọc chú ý ở phút 14:15 ông nhận xét rất sáng suốt hợp lý.
nnn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét