Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

Người Miêu - Phượng Hoàng Cồ Trấn

Tóm lược du ký: Tour trọn gói em mua khởi hành từ Hà Nội, sau khi đến Trương Gia Giới phía Bắc Hồ Nam bằng tàu hỏa, ờ lại 1 ngày, chúng em đi xuôi về hướng Nam bằng đường bộ, xe bus. Đến Phương Hoàng dừng lại 2 ngày tham quan.


Trên lãnh thổ chính của họ hiện nay là Trung Quốc - kiểm tra dân số năm 2000 là chừng 9.4 triệu người - tên của họ đọc là Miao, phiên âm và dịch ra tiếng Việt là Miêu. Về dân tộc học mà nói thì người viết biết thì ít nhưng cũng đủ thấy đươc là họ là dân tộc phức tạp nhất ở Hoa Nam - Giang Nam - trong lịch sử và hiện nay. Nhiều tác giả và trường phái gọi các nhánh ở Nam Vân Nam, Bắc Việt Nam, Lào và Thái Lan là Hmong. Họ cùng chung 1 nguồn gốc cổ đại, là dân tộc Bách Việt tức gốc Nam Á, có 1 số lớn phía Bắc pha giòng máu Tạng và Hán tộc. Nay tập trung đông nhất ở Quế Châu nhưng rải rác nhiều tụ điểm từ đó đến Bắc Thái, Lào và Việt Nam. Tại thượng du Miền Bắc nay họ được gọi là dân tộc Hmong - họ tự xưng là dân tộc Hmong - cũng như người bên Lào và hiện nay đang phát triển 1 chữ viết với ký tự La Tinh.
Vì quá trình ly tán của họ nhất là vào sau chiến tranh dành tự chủ cuối cùng năm 1873 với nhà Thanh mà nay trong chính dân tộc của họ có nhiều khác biệt tùy vùng, và họ có khó khăn giao tiếp với nhau qua ngôn ngữ đã thay đỗi nhiều, và dĩ nhiên là ý thức là cùng 1 dân tộc. Một tỷ dụ diễn hình là số người Hmong di cư qua Âu Mỹ nay rất đa dạng phức tạp. Người Miêu tại TQ thì không có ý niệm 'Hmong' là gì.
Trong chuyến du Giang Nam thằng viết đến cổ thành Phượng Hoàng là 1 tụ điểm lớn người Miêu, trong Châu tự trị Thổ gia-Miêu Tương Tây. Tại đây 1/2 dân cư là người Miêu từ lịch sử xa xưa. (Dân số Miêu tập trung đông nhất là tại Quế Châu 48% sau mới đến Hồ Nam 21% và Vân Nam giáp các tỉnh thượng du Bắc Việt là 11%).

Thị xã Phượng Hoàng - Fenghuang - nhìn từ trên xa lộ. Trước năm 1913 tên gọi là Trấn Cao. Khu vực nằm giữa các ngọn núi, giữa 2 giòng của con sông tên là Đà Giang.

Chúng em được đưa về nghỉ tại 1 khách sạn ven thành phố cổ. Hình thức thị xã này như 1 thành phố Huế với 1 thành cổ tương dương với một Thành Nội - nhưng cổ tại đây là cổ thật. Người Hán khởi xây Phượng Hoàng cách đây 450 năm dưới đời hoàng đế Gia Tĩnh triều Minh và vào năm 1715 thì tât cả kiên trúc và nhà cửa bằng gạch đá phía trong nội thành đã được xây xong.
Phương Hoàng là mốc phía Đông của 1 tường thành dài tương đương với Vạn Lý Trường thành phía Bắc của Trung Hoa, mang tên Trung Hoa Nam phương Trường thành. Trường thành này từ Phượng Hoàng chạy về hướng Tậy qua Quế Châu dài chừng 300 km, được xây năm 1554-1672 dưới triều Minh nhằm bảo vệ người dân tộc Hán (khống chế kiểm soát dân tộc Miêu). Nay còn tìm thấy di tích cách Phượng Hoàng 15 km.
Phương Hoàng là trọng điểm các cuộc nổi dậy quy mô và ác liệt cùa người Miêu chống lại sự cai trị của người Hán. Các cuộc đàn áp từ nhà Tần đến nhà Thanh là rất năng nề - cuộc kháng chiến cuối cùng là dưới thời Thanh 1854-1873 - và có tính cách diệt chủng rất dã man. Dân tộc Miêu từ đó đã bỏ địa phần này ra đi tứ tán, số lớn đi về phía Vân Nam và Đông Dương.
1850-1864 cũng là thời gian cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc diễn ra tại Quảng Đông, kết thúc bằng sự tàn sát quy mô người Khách Gia bởi triều đình nhà Thanh - với sự hổ trợ của Phương Tây. 50 năm hậu bán thê kỷ 19 chỉ riêng trên đất Hoa Nam số người chết vì chiến tranh là lớn nhât lịch sử loài người, chỉ thua thế chiến thứ II hơn 50 năm về sau, riêng loạn Thái Bình Thiên Quốc đã thiệt hại trên 20 triệu nhân mạng. Các cuộc binh biến này đều có tay của người thực dân Tây Phương kể cà Mỹ và Nhật, có liên hệ mật thiết với nhau, ngay cà chiến tranh trên 1/2 đất Bắc Hà giữa Pháp,Thanh và Nguyễn. Cuộc di dân lâu dài của người Miêu - luôn cả các dân tộc thiểu số khác và người Hán Giang Nam - khỏi đất Trung Hoa diễn ra trong bối cảnh đó.
[ Người bài Hoa ở Đông Nam Á xem người Hoa kiều với đế quyền Trung Hoa là một là do từ thiếu hiểu biết. Người Hoa kiều - nhiều chủng tộc, dân tộc kể cả thuần Hán - đến định cư khai khẩn mở mang Nam Bộ đều là nạn nhân hay chống đối đế quyền Trung Hoa. ] 
Hiện nay thành cổ phía ngoài thành đã lan rộng ra qua bên kia sông và chạy theo bờ sông bao bọc 3 phiá. Du khách nghỉ lại bên này bờ sông.
Chân thành có nơi ra đến bờ sông Đà, những nơi còn ít chổ thì đã được xây cất thêm sau nhưng cũng vào thế kỷ 18. Bạn độc nào hay xem phim truyện Tàu trên Youtube chắc hẳn quen thuộc với các cảnh thành phố cổ trong trang này. Đi thăm thú vùng Hoa Nam mình được cái đó, là hình dung được bối cảnh môt nước Trung Hoa cổ truyền, gần như chân thật (nguyên thủy), không bịa đặt (dàn dựng, vẻ rồng vẻ rắn).
Cùng với Lệ Giang bên Vân Nam Phượng Hoàng cổ trấn được xem như phố cổ đẹp nhất TQ. Kiến trúc gạch đá là Hán vì là 1 trấn người Hán dựng nên để cai trị người Miêu nhưng nhà gỗ cổ truyền là hòa hợp giữa Miêu và Hán. Cây cầu xưa nhất trong hình dưới tên là Hồng Kiều là do 1 ông quan triều Thanh xây để yếm long mạch của nơi này, cầu người Miêu được dễ trị. Hiện nay tại Phượng Hoàng cũng có dân số khá đông người Thổ Gia. (Người Thổ Gia trong lịch sử không bị kỳ thị khác với người Miêu vì họ thuần phục thế lực Hán sớm, không chống cự gì nhiều. Chiến sĩ người Thổ Gia tham gia các chiến dịch của Trung Hoa bên cạnh người Hán).
Con sông có tên là Tuojiang - Đà Giang. Ở Hoa Nam sông ngòi đều được gọi là giang, kể cả Trường Giang tức Dương Tử Giang. Phía Bắc gọi sông là hà.
Thung lũng sông Tuojiang ở giữa 2 vùng đất núi, cây cầu cao là vì vậy. Đó là cao độ của thành phố mới. Phố cổ ở dưới trũng, giữa núi
Vì 1 số nóc gia phải xây lưng vào núi và trước mặt tựa xuống lòng sông nên tai Phương Hoàng có 1 lối kiến trúc rất đặc trưng, đến phải có tên đặc biệt là nhà điếu cước lâu, hình như nghĩa là lầu chân dài. Là một loại nhà "bán" sàn vì có phần nền trên đất cứng. 'Lâu' tức nhiên là nhà có hơn 1 tầng.
Non và nước. Non không phải là núi, mà là đất lòng sông tên núi, nói cách khác là phần đất ướt trên núi, nhất là phần khi lộ khi chìm vì mức nước lên xuống (do mưa, mùa...). Giòng sông trên núi khắn khít với non. Non là một từ thuần Việt, không dịch ra Hán tự được.
Người Miêu là 1 dân tộc không hề biết đồng bằng và biển cả. Cũng không sống cuộc sống trên sông hồ, nhưng xây nhà sàn ở nơi nào họ định cư vì là trên triền núi đồi, để cho mặt sàn bằng (thay vì đắp đất) và tránh ảnh hưởng soi mòn mỗi khi có mưa.
Kỳ thật thì thằng viết không rõ những  người trong hình, người nào là Thổ Gia người nào là người Miêu, chỉ đoán và biết là tỷ lệ người Miêu là cao nhất. Và cũng phải nhớ là Phượng Hoàng là trên đất Miêu nhưng là 1 trấn phủ người Hán xây để trị người Miêu.
Các bạn hàng này không mặc sắc phục thì khó nói. Đại loại là người buôn bán hàng lẻ (kinh tế kém, nông sản...) thường là người không phải Hán, các doanh nghiệp, nhà hàng, tiệm lớn không thấy ai là mặc sắc phục Miêu hay Thổ Gia.
Người Khách Gia thì hình như không có văn hóa trang phục. Và họ là người khó phân biệt nhất vì giòng giống Hán tộc từ xa xưa và các công đồng ở cùng khắp Giang Nam, kể cả Hải Nam. Ngôn ngữ Khách Gia thì lại rất đậm nét. Ngôn ngữ quyết định dân tộc.
Người này có ngoại hình "Tạng" rõ hơn thì có lẽ là người Miêu.
Bán đồ thủ công thêu thùa là Miêu. Hàng châu sa là Hán. Hàng bạc là Thổ Gia hay Miêu. Ăn mặc có thêu thùa hay mang trang sức bằng bạc là Miêu. Đàn ông không ai mặc trang phục cổ truyền.
Người phụ nữ Miêu này quản cáo chào hàng cho bạn hàng là phó nhòm đứng gần đó, đeo bên người tập ảnh mẫu. Có bạn hàng mang trang phục cổ truyền Miêu cho thuê để mặc chụp hình. Giữa 2 chân là cái "lò sười" đựng than hồng - lúc bấy giờ nhiệt độ ngoài đường chỉ chừng 4 độ C. Người bán hàng thêu hình trên cũng có 1 cái lò than dưới tấm chăn.

Người Miêu tại Việt Nam không muốn được gọi là Mèo, lý do không rõ nhưng có vẽ miệt thị. Tại Lào Cai - Bắc Hà chẳn hạn - em nghe cán bộ từ miên xuôi lên gọi danh từ 'Mèo' với giọng lưỡi hách dịch miệt thị thấy rõ.





🚍




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét