Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

Đảo Phú Lâm, Hoàng Sa

Đây đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa. Tên quốc tế là Woody Island. Là hòn đảo duy nhất có xây dựng quy mô đáng kể trong toàn nhóm đảo Hoàng Sa. Hoàng Sa là 1 nhóm đảo nhỏ và bãi san hô nửa chìm nữa nổi, chìm nhiều hơn là nổi, nằm trong 1 chu vi đường kính chừng 100 km. Trọng tâm của vòng tròn này cách Đà Nẵng 370 km và Tam Sa trên đảo Hải Nam 300 km.



Đây là lần thứ 3 chủ blog chụp đươc hình quần đảo Hoàng Sa nhưng là lần đầu tiên thấy được tận mắt hòn đảo quang trọng nhất này. Tốc độ hành trình của chiêc Boeing 737 là 900 km/giờ: phi cơ bay qua toàn đường kính 100 km của quần đảo mất chừng 7 phút. Phần mặt biển quan sát được từ cửa sổ hành khách của 1 máy bay dân dụng rất hạn chế, nên thời gian khả dĩ thấy đươc hải phận Hoàng Sa chỉ chừng 5 phút tối đa. Năm phút trong 1 hành trình gần 2 tiếng nhìn ra chỉ thấy biển và mây. Biết chính xác cửa sổ thời gian - nghĩa bóng - mở ra lúc nào, và cửa sổ không gian - nghĩa đen - là ở góc nào để nhìn là không dễ.

[ Vật thể bên trái là 1 bãi đá chìm dài hình bán nguyệt có tên là Cồn Cát Nam, tên quốc tế là South Sand.]
Ngày 29 tháng 11, 2018
Các yếu tố kỹ thuật quyết định khác: đường bay nào, của hãng máy bay nào sẽ (được phép) bay qua quần đảo, hai là thời tiết mùa nào tốt, không mây hay bão. Sau cùng là chọn ghế ngồi phía nào sẽ thấy được gì, và chọn sao cho ghế không ngay trên cánh máy bay! Bạn đọc thấy khung hình như thế nhưng biển trời vô tận, những hòn đảo đường kính 2 km cũng chỉ như hạt sạn giữa bãi cát bao la, nếu không chuẩn bị và chú ý thì đố ai có thể tìm thấy được, nhất là khi mình không được chủ động phương tiện di chuyễn.

Xử dụng nhiều công cụ sẳn có trên mạng, bản đồ giấy và tài liệu khác, và chọn đúng chuyến bay (chuyến bay này, có mã số cố định nhưng là 1 chuyến bay trung chuyển từ sân bay Quảng Châu, trên 1 vé máy bay từ Mỹ đi Tân Sơn Nhất) thằng viết đã thêm được vào kho ảnh những hình chụp năm nay, mà hình ưng ý nhất là đảo Phú Lâm. Đây là đảo khó có cơ hội chụp được vì nó là đảo xuât hiện sớm nhất dưới cành phi cơ, tức là vào khoảng thời gian mình đã tính toán là sẽ đến không phận Hoàng Sa.(trên máy bay loại cũ Boeing 737 không có màn hình hành trình - dĩ nhiên trên phi trình nhạy cảm này lại càng không có).
Cuối cùng, last but not least, phải được trời đãi, khí tượng thuận tiện và giờ giấc (góc độ) ánh sáng soi đối trượng chụp tối ưu lúc máy bay qua không phận quần đảo!

Không ảnh và chú thích 2 lần trước các bạn có thể xem nơi đây: chuyến bay Năm 2016 , và  Năm 2017.

Ngày 29 tháng 11, 2018
Ngày 29 tháng 11, 2018
Đá Chim Yến, tên quốc tế là Vuladdore reef. Diện tích như thấy ở cùng cao độ với đảo Phú Lâm thì có thể lầm là lớn. Sự thật nếu các bạn nhìn thấy như người viết thì toàn hình thể trong ảnh là chìm dưới nước. Vật thể địa dư này có tên là "Đá", "reef", tức nhiên chỉ có 1 mõm đá trong toàn "đảo" là nổi và nhìn thấy được từ trên mặt nước. Hoặc nhận biết được bằng radar trên biển.

Ngày 29 tháng 11, 2018
Ngày 29 tháng 11, 2018
Hình dưới: bãi Đá Lồi, tên quốc tế Discovery Reef. Bãi này rất rộng và xuất hiện 1 phần dưới bụng phi cơ. Vì bất ngờ và khung cửa hạn chế chỉ có thể dùng thiết bị GoPro thu video. Hình từ video nên nhạt và mờ.
Ngày 29 tháng 11, 2018
Thiết bi: GoPro
Hình dưới: đảo Bạch Qui, tên quốc tế là Passu Keah. Diện tích trông thấy nhỏ thua Đá Chim Yến nhưng phần đất liền có vẽ lớn hơn, chừng 500 mét vuông theo phòng đoán từ trên cao độ này. Do đó mà được tên là đảo chăng?
Ngày 29 tháng 11, 2018
Ngày 29 tháng 11, 2018
Video lúc đảo Bạch Qui xuất hiện dưới cánh phi cơ.

Sau khi xem lại hình và căn cứ trên ảnh chụp trong chuyến bay năm trước đây thì em dùng bản đồ này, thuộc phạm vi công cọng  trên mạng vẽ phỏng đoán đường bay của phi cơ để các bạn hình dung và định vị. Đường bay phỏng đoán màu đỏ, vùng giữa 2 gạch trắng là vùng nhìn thấy bằng mắt trần. Gần hơn là dưới bụng phi cơ, xa hơn là khuất dưới đường chân trời không thể thấy mặt biển và đảo nếu có trên bản đồ.
Dùng bản đồ Mercator (chứ không phải bản đồ phẳng hay Google) thì thấy đường bay này đưa thắng vào trên không phận Vịnh Cam Ranh. Và trải nghiệm của em đúng như vậy, với không ảnh Phan Rang khi máy bay chạm đất liền.

Bốn mũi tên chỉ tuần tự các đảo/bãi có hình chụp từ trên đầu trang blog xuống. Ngôi sao đỏ đánh dấu vị trí trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974. Bạn đọc có thể thấy hình các đảo bên cánh phải trong các posts trước, links ở phần trên.

Nguồn ảnh: Internet, public domain. Biên soạn thêm (màu đỏ và trắng).
Giữa 2 gạch màu trắng là vùng quan sát được từ 1 cửa sổ máy bay dân dung bay ở cao độ 30,000 bộ (10km) là cao độ hành trình thông thường. Phía ngoài vùng giãi hình học này là dưới hoặc dưới bụng phi cơ hoặc dưới đường chân trời không thể thấy được chụp được.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét