Thành phố Nam Ninh là thủ phủ Quảng Tây, cách cửa khẩu Hữu Nghị 215 km. Hà Nội cách Hữu Nghị là 175 km gần như đối diện với Nam Ninh qua cửa khẩu, cũng như Bằng Tường và tp Lạng Sơn là 2 thành phố đối diện nhau. Dân số là 4 triệu dân. Đây là đô thị thủ phủ lớn gần biên giới Việt Nam nhất, gần hơn Côn Minh bên Vân Nam, gần thủ đô Hà Nội và cảng Hải Phòng nhất. Từ Hà Nội có thể đến chơi hay làm ăn và về trong ngày được. Từ Hữu Nghị là hướng Đông Bắc, đi Quảng Châu thủ phủ Quảng Đông là chính Đông khoảng 550 km nũa. Hai đô thị này trong địa phận TQ rất gần gũi với miền Bắc nước Việt Nam, về kinh tế và ngược dòng lịch sử từ suốt trên 2 nghìn năm.
Khu vực Hồng Kông-Thẩm Quyến-Quảng Châu hiện nay là trọng điểm thương mại, tài chánh, công nghệ cao bậc nhất ở TQ, ở gần thủ độ Hà Nội hơn Đà Nẵng. Gần cùng chung vĩ độ, khí hậu phong thổ gần như nhau, con người có nhiều tương đồng hơn di biệt. Miền Bắc VN và địa phận về phía Đông này bên TQ sẽ càng ngày càng mật thiết, về kinh tế không mà nói. Tại Nam Ninh có 1 số rất lớn du học sinh Việt Nam, chỉ riêng em đã biết 2 gia đình có cả thảy là 3 con em đã và đang học tại Nam Ninh. Kinh tế vùng biên giới phía Bắc là nóng nhất, bên phía Vân Nam thua phía Quảng Tây, bạn đọc lên rồi mới thấy. Nó không thể hiện qua ba thằng Tây ôm ba lô đi kiếm hotel như ở miền Nam, mà qua từng đoàn xe chở nông phẩm trái cây, heo gà ra Bắc và hàng hóa, đồ may mặc, cơ khí vật dụng rẻ tiền ở các thị trấn biên giới như Đồng Đăng, Cao Bằng. Đời sống - dân sinh - ở vùng biên đã được nâng lên là do giao thương xuyên biên giới. Người dân thu nhập kém và dân tộc ít người ở vùng sâu đã có ăn no mặc ấm là do giao thương biên giới. Em mời các vị luôn miệng"thoát Trung" hãy lên đây mà tuyên truyền nhé.
Tóm lược du ký: Tour du lịch trọn gói 6 ngày mua từ Việt Nam của em khởi hành từ Hà nội sáng sớm ngày 10 tháng 12, 2018. Đến cửa khẩu thì sang xe (đoàn 22 người chiếm 1 xe bus loại coach lớn) và đến trưa thì ngừng ăn tại thành phố Bằng Tường. Sau đó xe chở đến nhà ga Nam Ninh, ở đó đã có sẳn vé và chúng em chờ tối đến thì lấy lửa đi Trương Gia Giới. Chuyến xe từ Bằng Tường lên chừng 2 tiếng 1/2. Xe lửa Nam Ninh-Trương Gia Giới là 12 tiếng đồng hồ, ngủ trên tàu, đoạn đường là chừng 1000 km, gần như thằng hướng Nam Bắc.
Một cây cầu bắt qua sông Ung Giang, nhìn từ đường xe lửa. Sông này chảy qua đô thị Nam Ninh, về hướng Đông ra đến vùng châu thổ có Quảng Châu, Ma Cau, Hồng Kong. Nước sông Kỳ Cùng chảy qua Lạng Sơn đổ vào thượng nguồn sông này chừng 200 km ở phía Tây. Ngày xưa các sứ bộ đi về nước Tàu cũng theo đường thủy này ra Quảng Đông để lên Bắc Kinh sau khi qua cửa Trấn Nam.
Một cây cầu bắt qua sông Ung Giang, nhìn từ đường xe lửa. Sông này chảy qua đô thị Nam Ninh, về hướng Đông ra đến vùng châu thổ có Quảng Châu, Ma Cau, Hồng Kong. Nước sông Kỳ Cùng chảy qua Lạng Sơn đổ vào thượng nguồn sông này chừng 200 km ở phía Tây. Ngày xưa các sứ bộ đi về nước Tàu cũng theo đường thủy này ra Quảng Đông để lên Bắc Kinh sau khi qua cửa Trấn Nam.
Nam Ninh chỉ là thành phố quá cảnh trên đường đến mục tiêu du lịch là bên Hồ Nam, em chỉ có các hình khi đi ngang qua và một vài nhận xét về 1 khoảng khắc và không gian rất nhỏ về đất nươc TQ. Đành rằng hình ảnh kiểu này không là tiêu biểu cho gì được, nhưng mình cũng có thể từ 1 số chi tiết trong hình rút ra 1 ít nhận xét thực tế. Có còn hơn không. Và nhất là xét lại 1 số tiên kiến về 1 nơi mình chưa thấy. Trong khoa học 1 tiết diện là 1 mặt phẳng được phơi bày do cắt qua 1 khối. Tiết diện 1 bộ máy cho 1 cái nhì về phía trong bộ máy, cũng như tiết diện 1 cơ quan sinh vật cho thấy 1 ý niệm về phía trong của cơ quan đó. Những hình ảnh này là 1 tiết diện của 1 đô thị loại trung ở vùng đất phía Nam TQ.
Một lần nữa, đi qua những vùng nông thôn và thành thị ở Giang Nam này mình không có cảm giác là đang trong 1 quốc gia có trên 1 tỷ 400 triệu cư dân. Nhất là nông thôn, vắng bóng người hơn cả vùng nông thôn Việt Nam.
Các xa lộ đươc nâng cao.
Các khu chung cư cũ kỹ không thấy cư dân. Hướng dẫn viên bảo rằng, người Trung qua Việt Nam du lịch (số du khách cao nhất ở VN) thấy sao mà người Việt giàu quá, ai cũng ở"biệt thự". Biệt thư bên này là 1 căn nhà riêng, có hay không có vườn. Tuyệt đại đa số dân thành thị, đô thị bên TQ ở chung cư như thế này. Ở nông thôn đất rộng vẫn thấy chung cư, chắc là di sản của lối sống hợp tác xã trước đây. Thằng viết chú ý không thấy khu nhà "biệt thự" nào trên các nẻo đường đi qua. Chỉ có thấy ở nông thôn và nơi ven đô, và cũng không phải rườm ra như bên mình. Đâm ra nhận xét thấy hình như là TQ đất rộng người thưa - dĩ nhiên là không phải.
4 triệu người, đi đâu hết?
Các con đường đươc nâng cao khá nhiều - không phải chỉ là cầu vượt mà là đường dài - và nhìn thấy khắp nơi. Từ ngoại ô vào khu cảng nhà ga mật độ giao thông toàn như thế này. Bấy giờ là chừng 4 giờ chiều.
Đây là tấm hình duy nhất trong 6 ngày em nhận thấy sau khi về, là có bóng ông cảnh sát giao thông. Bù lại là mọi nơi mọi lúc cứ nhìn lên là bạn sẽ thấy có ít nhất là 1 camera soi xuống, từ đường lớn cho đến hẻm nhỏ. Trên xe chuyên chở công cọng, cả xe lửa củng có camera bắt về tung ương.
Chắc bạn đọc cũng nhận xét đươc là phố xá rất sạch, ô nhiễm từ xe cộ không đáng kể. Ô nhiễm tiếng động cũng không có (100% xe 2 bánh đây là xe điện).
Chắc bạn đọc cũng nhận xét đươc là phố xá rất sạch, ô nhiễm từ xe cộ không đáng kể. Ô nhiễm tiếng động cũng không có (100% xe 2 bánh đây là xe điện).
Từ khoãng thập niên 1970 từ ngữ 'nước chậm tiến' không còn đươc dùng. Nếu còn đươc dùng hôm nay thì nghĩa cũng sẽ như cũ, là nói nước có hạ tầng cơ sở sơ khai, dân trí thấp và thu nhập rất kém, vệ sinh và trật tự chưa đạt. Không còn đươc dùng nhưng các phương tiện media chỉ đổi - tráo vào - ra mỹ từ 'đang phát triển', nghĩa thì đúng y như 'chậm tiến' thôi. Trung Quốc nay còn đươc liệt vào hạng nước đang phát triển - như Việt Nam.
Thằng viết hơi ngu, thấy ở nhiều nơi ở quê nhà và như nơi đây, 'đang phát triển', cũng đươc, ok thôi. Chẳng khác gì bên Âu Mỹ, 'đã phát triển'.
Một khu thương mại ở ngoại ô, bán xe hơi. Có nhà hàng, chúng em vào đây ăn trưa trong chuyến đi về mấy ngày sau.
Một lần nữa, đi du lịch em để ý đến... rác nhiều. Phần này của TQ em không thấy rác nhiều như ở VN, hay nhiều nơi ở Mỹ (là 2 nơi người ta cho là thằng Tàu nó dơ dáy, khạc nhổ, xã rác v.v...)
Nhà ga, bến xe, bến tàu đò tại các đô thị lớn nhỏ thường là nơi xô bồ ồn ào, dơ bẩn nhất. Mất an ninh cá nhân và hỗn tạp nhất. Ăn xin ăn mày, moc túi. Lường gạt, mè nheo, chèo kéo. Đây là nhà ga Nam Ninh, chúng em vào chờ chuyến xe lửa đêm để đi Hồ Nam: bạn đọc thấy cảnh quan em thấy và bước qua, thực tế, không chọn lọc.
Nhà vệ sinh cảng xe hỏa, em chụp hình cái màn ảnh tivi hologram soi từ trong tấm kiếng. Quảng cáo, thông tin thời tiết, chuyến xe và nhắc nhở vệ sinh, an toàn.
Đối với 1 đô thị lớn như Hà Nội, chỉ đi xuyên qua trên 1 đường xe đã vạch, trong 1 thời gian rất hạn chế thì tả chân với hình ảnh cũng chỉ như người ta nói, bịt mắt sờ voi. Người viết phải nhìn nhận điều đó, đây chỉ là 1 tiết diện của 1 thực thể rất lớn mà phải vài ngày mới xem hết. Dù vậy, cũng như nếm thử thức ăn gì, cho dù chỉ chấm đủa, với logic bình thường mình cũng có thể có 1 khái niệm không xa sự thực là bao. (Bạn đọc tuy cập thêm hình Nam Ninh thì sẽ thấy hình du lịch, hay hình ảnh có định hướng, sẽ khác. Trong blog này là hình ảnh đời thường)
Bí quyết là, chỉ so sánh trái cam với cam, táo với táo, thì mình có sai cũng không xa. Trước khi qua TQ, ngoại trừ những phi trường quá cảnh, em cũng không thể không có nhiều thành kiến với không gian và con người, nhưng đi qua đươc 1 lần - thời gian 6 ngày không lâu nhưng không ngắn - thì thấy cũng ổn. Chỉ là nếu mình không rành ngôn ngữ thì điều tiết hơi khó khăn - tiếng Anh tại TQ it được xử dụng cho dù biển bản cũng có tiếng Anh, Hàn, Nhật và tại Quảng Tây, Hồ Nam đôi khi có tiếng Việt. Vì vậy đi - nhất là lần đầu - thì nên theo 1 tour có hướng dẫn viên là tốt nhất.
Sáng hôm sau tại nhà ga Trương Gia Giới. Chuyến tàu đêm chừng 12 tiếng đồng hồ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét