“Travel is fatal to prejudice, bigotry, and narrow-mindedness, and many of our people need it sorely on these accounts. Broad, wholesome, charitable views of men and things cannot be acquired by vegetating in one little corner of the earth all one's lifetime.” Mark Twain
" Ai có về bên bến sông Tương, nhắn người duyên dáng tôi thương..." (Nhạc sĩ: Văn Giảng, 1949)
Trong chuyến du hành Giang Nam chúng em 3 người đươc ghép chung tour với 19 đồng hành** khác và đi đến điểm cưc Bắc của chuyến đi là Trương Gia Giới, Hồ Nam bằng xe lửa từ Nam Ninh, Quảng Tây. Thành phố nhỏ Trương Gia Giới cạnh Vũ Lăng Nguyên hợp chung trong 1 khu bảo tồn và du lịch (di sản thế giới UNESCO), ít trải nghiệm lịch sử nhân văn, thằng viết xin dành 1 trang khác sau. Khu vực này nằm ngay biên giới phía Bắc của Châu Tự trị Dân tộc Thổ Gia và Dân tộc Miêu Tương Tây (tên hành chánh). Sau khi tham quan các điểm tại TGG-VLN và ở lại đêm tại đó chúng em quay về hướng Nam trên 1 chuyến xe bus, lần lượt viếng thăm Phù Dung Cổ Trấn, Phượng Hoàng Cổ Trấn và Cát Thủ Trấn trong châu tự trị.
** Các tour loại này thường tổ chức từng nhóm không quá 25 người, một số lượng khá thoải mái, vừa phải vì số ghế 1 xe coach rộng rãi là vừa từng ấy khách. Chuyến đi bắt đầu từ Hà Nội bằng xe, sang xe tại cửa khẩu Hữu Nghị, xe đến Bằng Tường rồi Nam Ninh, từ đó là xe lửa. Dĩ nhiên muốn xem đất nước con người thì đi đường bộ là lý tưởng, bổ ích, đáng chuyến đi (thêm vào là giá tour rất rẻ vì vé phương tiện đường bộ rất rẻ, cho dù tổ chức rất chu đáo và thoải mái cho từng du khách).
** Các tour loại này thường tổ chức từng nhóm không quá 25 người, một số lượng khá thoải mái, vừa phải vì số ghế 1 xe coach rộng rãi là vừa từng ấy khách. Chuyến đi bắt đầu từ Hà Nội bằng xe, sang xe tại cửa khẩu Hữu Nghị, xe đến Bằng Tường rồi Nam Ninh, từ đó là xe lửa. Dĩ nhiên muốn xem đất nước con người thì đi đường bộ là lý tưởng, bổ ích, đáng chuyến đi (thêm vào là giá tour rất rẻ vì vé phương tiện đường bộ rất rẻ, cho dù tổ chức rất chu đáo và thoải mái cho từng du khách).
Hình ảnh từ chuyến xe để bạn đọc hình dung địa hình địa vật của khu vực này, vùng núi trung tâm của tỉnh Hồ Nam, hướng đi là Bắc Nam. Hình từ chuyến xe từ Vũ Lăng Nguyên là nơi có mộ ông Trương Lương về Phủ Dung Trấn cách đấy 100 km.
Nếu các bạn nhìn thấy số xe, ký hiệu tỉnh trên bảng số màu xanh là chữ Tương cho cả tỉnh Hồ Nam. Sông Tương là con sông lớn xẻ đôi tình Hồ Nam chiều Nam Bắc, đổ vào Động đình Hồ và là 1 phụ lưu lớn của sông Dương Tử/Trường Giang.
[ Bên lề: lại nói về Bách Việt, các sông ở Giang Nam kể cà Trường Giang đều được gọi là "giang", âm hưởng của tiếng quan thoại, nhưng chữ gợi âm sau bộ thủy trong chữ giang lại là chữ "công" mới lạ. Các sông từ Dương Tử Giang, xưa người từ phương Tây viết là Yang Tse Kiang - trở vế phía Bắc là không còn Bách Việt nữa thì gọi là "hà". Trong chữ hà, chữ gợi âm sau bộ thủy là "khả" thì hợp lý. ] [2]
Đoạn đầu xuyên qua khu bảo tồn UNESCO Vũ Lăng Nguyên.
Tại Vũ Lăng Nguyên |
[ Bên lề: lại nói về Bách Việt, các sông ở Giang Nam kể cà Trường Giang đều được gọi là "giang", âm hưởng của tiếng quan thoại, nhưng chữ gợi âm sau bộ thủy trong chữ giang lại là chữ "công" mới lạ. Các sông từ Dương Tử Giang, xưa người từ phương Tây viết là Yang Tse Kiang - trở vế phía Bắc là không còn Bách Việt nữa thì gọi là "hà". Trong chữ hà, chữ gợi âm sau bộ thủy là "khả" thì hợp lý. ] [2]
Đoạn đầu xuyên qua khu bảo tồn UNESCO Vũ Lăng Nguyên.
Con đường này xấp xỉ 280 km xuyên qua vùng đồi núi trùng điệp Tương Tây mà hoàn toàn bằng phẳng trên 1 cao độ, không có độ dốc. Suốt đoạn đường không có đèo mà chỉ là hầm, vô số hầm và vượt qua thung lũng và vực sâu bằng cầu trên trụ cao (trụ cao chỉ thấy được và chụp được từ cửa xe khi nào đi qua khúc quanh. Trong 30 năm hệ thống xa lộ cao tốc TQ đã vượt cả thế giới lên đến chỉ sau Hoa Kỳ về tổng chiều dài và chất lượng nói chung cao hơn cầu đường của Mỹ.
Hình trên: xa lộ cao tốc nhìn từ dưới thung lũng từ thị xã Vũ Lăng Nguyên lúc chưa lên xa lộ. |
Phù Dung Trấn, tên chữ là Vương Thôn |
Phù Dung là tên loài bông bụp hibiscus, đươc lấy làm tên mới cho khu làng cổ xưa tại Vương Thôn sau khi 1 bộ phim trong những năm 1980 đươc nhiều người ưa chuông đươc quay tại đây và lấy tên là 'Phù Dung Trấn' - Hibiscus Town - chỉ mới đây để tiếp thị du lịch.
Vào trong là thôn cổ thật với "thiết kế" xưa trên hơn 1000 năm và nhiều kiến trúc về sau, không có tường thành bao bọc nhưng lớn bằng 1 quận ở Hà Nội.
Cái nôi của dân tộc và văn minh Hán thời cổ đại là ở vùng trung tâm của bản đồ tiểu lục địa, gọi là vùng Trung Nguyên, 'trung' vì là vùng bình nguyên nằm giữa 2 con sông lớn Hoàng Hà và Trường Giang [1]. Từ đó dân tộc Hán tỏa ra chiếm cứ thêm đất đai bằng cách di dân đến sinh sống rồi áp đặt chế độ cai trị, nếu cần thì chinh phục bằng quân sự và lập biên trấn. Hai hướng chính phát huy phía Tây là vùng Hung Nô, về hướng Đông Nam là vùng đất nằm phía nam của sông Dương Tử (hay Trường Giang, sông chảy từ Tây sang Đông ngang 1 đường chia phần nữa phía Đông của luc địa Trung Hoa làm 2 phần nam bắc, phần nam gọi là Giang Nam [giang đây là sông Trường Giang]). Vùng đất này cùng tập hợp các săc tộc sinh sống tại đó trong lịch sử được gọi là Bách Việt, được Triệu Vũ Vương Triệu Đà là tướng Tần ly khai gom lại làm nước Nam Việt, địa bàn từ sông Dương Từ/Trường Giang chảy qua Động Đình Hồ ra cửa biển nay ở Thượng Hải, Nam giáp sông Mã hiện nay ở Thanh Hóa.
Từ khoảng trên 3500 năm người Hán đã chiếm cứ gần hết vùng nói này - chỉ trừ khu vực cực Đông Nam có 2 dân tộc Bách Việt là Âu và Lạc Việt đã kháng cự chặn đứng cuộc Nam tiến này của họ, và vẽ được biên thùy vững chắc cho mình, dứt khoát nhất là vào năm 939 của Công Nguyên, 11 thế kỷ trước ngày hôm nay. Giành độc lập, "Nam Đế Cư" cho đến ngày hôm nay,
Ngày nay những hậu duệ các giòng tộc không phải Hán còn sinh sống trên lãnh thổ của tổ tiên ở Giang Nam nếu có mật độ tập trung cao có thể đang hưỡng quy chế tự trị cho địa phận họ dưới chế độ chính trị hành chánh của trung ương nước Trung (Hoa Nhân Dân Cộng Hòa) Quốc. Vùng lớn có thể là cả tỉnh như Quảng Tây (tộc Tráng), Tây Tạng (Tạng), Tân Cương (Uy Ngô Nhĩ), vùng nhỏ gồm nhiều quận gọi là châu như Tương Tây gồm địa phận của 7 quận (Thổ Gia và Miêu)(ngoài Tương Tây người Thổ Gia còn đươc nhiều vùng tự trị nhỏ cấp quận khác ở các tỉnh khác quanh Hồ Nam).
Tên gọi Thổ Gia xuất hiện từ thế kỷ thứ 14, người của đất, phân biệt họ với dân tộc Khách Gia, không ở tập trung 1 nơi nào (người Khách Gia không phải là du mục, chỉ là đâu đâu ở Giang Nam cũng có cộng đồng, ví như người Do Thái bên Châu Âu. Theo các học giả người Khách Gia có giòng máu Hán, không phải Bách Việt). Dân tộc đươc gọi là Thổ Gia cùng 1 dân tộc với người Yao (Dao) ở thượng du Bắc Việt, cũng như người Miêu tại địa phận này cùng với người Miêu/Hmong tại Việt Nam và Thượng Lào Bắc Thái là cùng một dân tộc. Hai dân tộc này có quá khứ lịch sử khác nhau đối với đế quốc Trung Hoa mà nói. Người Thổ Gia tại TQ có 8 triệu người (so sánh với nước Lào chỉ có 6.3 triệu công dân).
Xưa là 1 dân tộc có bản chất dũng sĩ, nhưng quy hàng người Hán sớm, cung cấp chiến sĩ giỏi cho các đế chế Trung Hoa, chỉ chống đối với người Hán đang kể là vào giữa triều nhà Thanh đến về sau. Khi ly khai khỏi kiểm soát của người Hán thời Thanh, thời Cách mạng Tân Hợi và chiến tranh Trung Nhật họ có 1 truyền thống thổ phỉ khá hung bạo. (Chả biết để cường điệu hay không mà hướng dẫn viên tour cũng có nói, với truyền thống này, du khách các em cũng nên dè dặt cẩn thận tí trong khi giao tiếp với họ 😁) Truyền thuyết cương thi - xác chết biết đi - là từ Tương Tây này, bản chất là dân gian Thổ Gia, và liên quan đến truyền thống chiến sĩ của họ [2]
Cũng vì truyền thống chiến sĩ đó họ đã được các đế chế Trung Hoa xử dụng nhiều trong các cuộc chinh phạt bình định của họ, nhât là triều Minh. Đưới triều Minh họ đã được đưa tận bờ biển Hoa Đông dánh dẹp giặc biển Nhật Bản (cho dù họ là từ miền núi). Chắc thế nào trong chiến tranh và cuộc đô hộ ngắn ngủi ở Đại Việt họ cũng có mặt trong các đoàn quân viễn chinh nhà Minh, tuy cũng không giúp được khỏi thất bại và tổn hại tại đây. Không biết bao nhiêu phần trăm binh lính của Liễu Thăng đã "thập nhân khứ nhất nhân hồi" ở Ải Đầu Quỷ Chi Lăng?
Xưa là 1 dân tộc có bản chất dũng sĩ, nhưng quy hàng người Hán sớm, cung cấp chiến sĩ giỏi cho các đế chế Trung Hoa, chỉ chống đối với người Hán đang kể là vào giữa triều nhà Thanh đến về sau. Khi ly khai khỏi kiểm soát của người Hán thời Thanh, thời Cách mạng Tân Hợi và chiến tranh Trung Nhật họ có 1 truyền thống thổ phỉ khá hung bạo. (Chả biết để cường điệu hay không mà hướng dẫn viên tour cũng có nói, với truyền thống này, du khách các em cũng nên dè dặt cẩn thận tí trong khi giao tiếp với họ 😁) Truyền thuyết cương thi - xác chết biết đi - là từ Tương Tây này, bản chất là dân gian Thổ Gia, và liên quan đến truyền thống chiến sĩ của họ [2]
Cũng vì truyền thống chiến sĩ đó họ đã được các đế chế Trung Hoa xử dụng nhiều trong các cuộc chinh phạt bình định của họ, nhât là triều Minh. Đưới triều Minh họ đã được đưa tận bờ biển Hoa Đông dánh dẹp giặc biển Nhật Bản (cho dù họ là từ miền núi). Chắc thế nào trong chiến tranh và cuộc đô hộ ngắn ngủi ở Đại Việt họ cũng có mặt trong các đoàn quân viễn chinh nhà Minh, tuy cũng không giúp được khỏi thất bại và tổn hại tại đây. Không biết bao nhiêu phần trăm binh lính của Liễu Thăng đã "thập nhân khứ nhất nhân hồi" ở Ải Đầu Quỷ Chi Lăng?
Hình dưới: hai người phụ nữ Thổ Gia mặc trang phục cổ truyền (không phải người Hán hóa trang nhé) tại một doanh nghiệp.
Người Miêu và Thổ Gia sống pha trộn với nhau trong những cộng đồng ở Tương Tây và nơi khác ở Giang Nam, nên mình có thể gặp người 2 sắc tộc tại những điểm du lịch, đâm ra hơi rối. Thêm vào đó là rất có thể nhiều doanh nghiệp hướng về du lịch cũng thuê nhân viên hóa trang ra người dân tộc, em nghĩ cưỡi ngựa xem hoa thì khó có thể phân biệt. Thằng viết thì khi có dịp là hỏi thằng các đương sự để xác nhận (dĩ nhiên chỉ có thể là bằng tiếng phổ thông).
Ông Tây duy nhất đươc thấy trong suốt hành trình 6 ngày tại vùng này của TQ. Chả biết tại sao.Tiếp viên người Thổ Gia thật trong 1 tiệm ăn tại Vũ Lăng Nguyên, ca hát trong ngôn ngữ họ.
Hình dưới: Phù Dung Trấn - Vương Thôn - đươc gọi là thành phố trên thác nước.
Các thị xã này mang chữ trấn. 'Trấn' nguyên thủy là 1 thứ đồn bót để cai trị ("bình định"): trong các thành thị nhỏ miền núi này cư dân "quan trọng", VIP, là người Hán xưa kia đã đến định cư và cai trị. Quan sát sơ sài mình cũng thấy người lao động và buông thúng bán bưng là người dân tộc, chủ nhân mình thấy thường thì là người Hán. Nhìn hiện tượng người kinh Viêt Nam lên kinh doanh lập nghiệp ở các vùng thượng du Miền Bắc như Tây Bắc, Lào Cai, Hà Giang hay Cao Bằng v.v... thấy rất tương tự. Người thiểu số ở TQ hay VN đều là phó thường dân, ngay trên mãnh đất tổ tiên mình, không thể chối cải đươc.
Hình dưới: giữa khu thị trấn cổ có công viên Trụ đồng Khê Châu. Vào năm 940 của CN các bộ tộc Thổ Gia tại đây đã chấp nhận 1 "hòa ước" sát nhập và triều phục nước Sở lúc bấy giờ. Một trụ đồng lớn 2.5 tấn được đúc ra và dựng nên, nay đã không còn nhưng được phục dựng tượng trưng tại đây. Nhìn không danh dự mấy cho người Thổ Gia chả biết nhà nước nào đặt làm có ý gì.
Các bộ tộc người Thổ Gia có thể là từ tàn dư của nước Ba thời cổ đại, thời Hán Sở chỉ là bộ tộc rời rạc trên núi. Trong loạt bài du ký này người viết chỉ quan tâm về các cư dân, sắc tộc tại các địa phương, vì nói về lịch sử chính trị quân sự các nước có văn hóa Hán thời phong kiến trên mỗi lãnh thổ nhất là Giang Nam là 1 nhưc đầu vĩ đại. Không ai muốn hoặc có thể kể hết các nước nhỏ lớn đã từng 1 thời làm chủ từng giải đất phía Nam sông Dương Tử xuống đến Việt Nam bây giờ. Mặc kệ nó, không phải sử mình (chỉ có Tần và Hán vào thời cổ/trung cổ là có tác động trực tiếp tới phần đất mình, có lẽ mình nên xem qua thôi). Những "kiến thức" sơ sài và có định hướng từ sách giáo khoa tiểu học, lượm lặt thêm trong truyện chiến quốc hay kiếm hiệp, phong thần nhớ được như con vẹt để đàm tếu tưc nhiên là chả có giá trị nghiêm túc gì. Chỉ để bá láp thiên vị ông Tần này tốt ông Sở kia xấu, tên tuổi kể được vanh vách làm như thiệt! 😅
Các tộc trường Thổ Gia đều được Bắc Kinh phong tước là Thổ vương.
Tham quan ngôi nhà của 1 lãnh chúa Thổ Gia thời cân kim, chừng cuối triều Thanh đến trước chiến tranh Trung Nhật, thời đại khớp với các "vua Mèo" vùng thượng du Bắc Việt.
"Dân tộc" khi đươc dùng trong ngữ cảnh là dân tộc thiểu số ở các vùng xa, tương đối cô lập, đươc phân loại thứ nhất bằng ngôn ngữ, thứ hai bằng văn hóa (phong tục tập quán sâu đậm đặc trưng, tôn giáo, trang phục v.v... và tổ chức xã hội, công đồng trong đó có cộng đồng chính trị, lịch sử). Nhân chủng học tuy là chủ yếu trong cách phân biệt các giống dân lại là thứ yếu trong phạm trù này. Thí dụ điển hình là người Do Thái và Ả Rập đều là giống semitic, nhưng là 2 dân tộc không thể nào đối nghịch nhau hơn!
Hai dân tộc Thổ Gia và Miêu tại TQ rất giống nhau về nhiều mặt, bề ngoài là trang phục tương tự và cùng địa phận thổ cư và kinh tế. Đi tham quan kiểu cởi ngựa xem hoa thì chỉ nhờ hướng dẫn viên (nếu thông thạo, lão thành) thôi. Đi tìm hiểu - chưa phải là nghiên cứu - để biết, để học thì phải gấp 3 hay 5 lần thời gian, là ít. Người viết nghĩ là lối phân biệt nhanh chóng đơn giản nhất cho người ngoài là bằng ngôn ngữ. Va dĩ nhiên là bằng cách... hỏi họ!
"Dân tộc" khi đươc dùng trong ngữ cảnh là dân tộc thiểu số ở các vùng xa, tương đối cô lập, đươc phân loại thứ nhất bằng ngôn ngữ, thứ hai bằng văn hóa (phong tục tập quán sâu đậm đặc trưng, tôn giáo, trang phục v.v... và tổ chức xã hội, công đồng trong đó có cộng đồng chính trị, lịch sử). Nhân chủng học tuy là chủ yếu trong cách phân biệt các giống dân lại là thứ yếu trong phạm trù này. Thí dụ điển hình là người Do Thái và Ả Rập đều là giống semitic, nhưng là 2 dân tộc không thể nào đối nghịch nhau hơn!
Hai dân tộc Thổ Gia và Miêu tại TQ rất giống nhau về nhiều mặt, bề ngoài là trang phục tương tự và cùng địa phận thổ cư và kinh tế. Đi tham quan kiểu cởi ngựa xem hoa thì chỉ nhờ hướng dẫn viên (nếu thông thạo, lão thành) thôi. Đi tìm hiểu - chưa phải là nghiên cứu - để biết, để học thì phải gấp 3 hay 5 lần thời gian, là ít. Người viết nghĩ là lối phân biệt nhanh chóng đơn giản nhất cho người ngoài là bằng ngôn ngữ. Va dĩ nhiên là bằng cách... hỏi họ!
Sau khi nhà Thanh bị lật đổ thì người Thổ Gia theo các lãnh tướng Quốc Dân Đảng trồng á phiện, các hoa văn chạm trổ các bạn thấy là hoa anh túc và trái cây á phiện, y hệt như nhà vua Mèo Vương Chính Đức tại Mèo Vạc em đã thấy. (Các bạn lên miền Bắc Việt Nam nhớ tránh gọi "người Mèo" nhé, nhân bản và lịch sự tối thiểu.
Hình thức khá tương tự như nhà cổ tại Đồng Văn tuy ở Hà Giang dân tôc là dân tộc Miêu - tức Hmong. Những công đồng 2 dân tộc này tại Tương Tây cũng sinh sống xen kẻ trên cùng địa phận như ở Việt Nam, có nhiều tương đồng giữa hai dân tộc nhất là về trang phục và thổ cẩm cổ truyền, giọng nói na ná, âm nhạc nhạc cụ v.v... phân biệt họ đối với người ngoài như du khách là rất khó.
Phụ nữ người Hán ở 1 tiệm ăn tại Cát Thủ. Cứ không thấy bạc trên người cho dù là ít thì không phải Thổ Gia hay Miêu rồi. Cát Thủ là thủ phủ Tương Tây mang bản chất Hán nhiều.
Bạn đọc đón xem hình ảnh tại các thị trấn Miêu, Thổ Gia khác tại Tương Tây và Cát Thủ.
Phụ chú:
[1] - Văn minh Trung Hoa nói một cách chung là văn minh Hán xuất phát từ giữa 2 con sông lớn, đã tạo ra miền trù phú phì nhiêu, y hệt văn minh cổ đại vùng đất Lưỡng Hà Mesopotamia (hiện nay là Iraq+Syria) nằm giữa sông Tigris và sông Euphrates có trước từ thê kỷ thứ 4 TCN. Chữ 'trung' trong Trung Hoa là giữa, ý nói giữa 2 sông Hoàng Hà và Trường Giang, người Hán đã gọi là trung nguyên ('hoa' mang ý nghĩa là văn hóa-văn minh, ám chỉ 1 trình độ vât chất và tư tưởng tiến bộ đáng tự hào). Người phương Tây dịch là Middle Kingdom vì hiểu sai thành trung tâm, và giáo dục trọng Âu Tây ở các thuộc địa cũ của Anh Pháp cứ thế mà hiểu, cho rằng người Hán tự đặt họ là '"cái rốn của thiên hạ". Nước Trung Hoa cho đến thời nhà Minh mới tạm ổn, hình thành 1 đế quốc, hình thành 1 địa bàn tương đối ổn đinh cho người Hán; trước đó cho dù có hùng mạnh như thời Tần cũng quá biết là sự hiện hữu của nó là rất bấp bênh, phải xây trường thành tứ phía, chia 5 xẻ 7 liên tục lấy đâu mà là "cái rốn" của thiên hạ. Người Hán biết quá rõ là phía Tây là sa mạc và thảo nguyên mênh mông, đưa đến những văn minh ở rất xa mà họ nghe đến trong nể phục, ngoài ra tứ bề là những thế lực toàn là đáng sợ đáng gờm.
[2] - Truyền thuyết cương thi này bắt nguồn từ 1 phong tục có thật nhưng đã bị bóp méo, tiểu thuyết hóa do truyền khẩu (người Thổ Gia không có chữ viết) và người Hán xử dụng trong truyện phong thần, kiếm hiệp, bịa, để nay người ta cứ nghĩ cương thi là chuyện ma của Tàu (tương dương với chuyện zombies của Âu Tây). Chỉ là truyền thống vác xác chiến sĩ chết trận xa nhà đem về quê quán, người chiến sĩ lúc ra đi khi nào cũng hẹn thề với cha mẹ là sẽ trở về, cho dù có chết đi. Tục truyền là thầy pháp có thể làm cho xác chết biết đi, để đỡ cho người vác xác. Xác chết đi theo, người tải xác đã đươc pháp sư truyền phép, đi đêm vửa đi vừa gõ chuông cho dân chúng mang con nít và nhất là chó vào nhà đóng cửa, nhiều cấm kỵ và tục lệ khác v.v... Ban ngày thì giữa đường có những "nhà nghỉ" cho cương thi trốn ánh mặt trời, chỉ đi ban đêm, đến mỗi làng đoàn xác dừng lại cho người thân ra nhận xác chồng con về an táng (người Thổ Gia thường hỏa táng). Tại Trương Gia Giới em có đươc xem một show rất lộng lẫy trong đó có hoạt cảnh khá lý thú về tục lệ cương thi này.
[3] - "Tiếng" Hán.
Chữ Hán là ký tự tượng hình ngày nay mình thấy trên con tem bưu điện của Trung Quốc. Chữ này là chữ tượng hình, không phải đánh vần phát ra 1 âm nào nhất định. Bất kỳ 1 dân tộc nào trên thế giới cũng hiểu được nếu đã học biết từ 1 nguồn chính thống, kể cả người Hoa Kỳ hiện đại, nhưng sẽ diễn tả bằng âm thanh ngôn ngữ qua 1 tiếng riêng theo sở thích và văn hóa của mình mà không đi lệch khỏi nghĩa của chữ đó. Số 1 đến 0 À Rập là 1 tương tự rõ ràng.
Những dân tộc ứng dụng chữ Hán như nói trên để viết (xuống trang giấy) những từ ngữ của dân tộc mình, toàn phần như người trong nước Trung Quốc, Đài Loan, hay bán phần như Nhật, mỗi dân tộc đều phát âm từng chữ khác nhau theo văn hóa của mình.
Tổ tiên và những người khai quốc nước Việt Nam hiện đại, khởi đầu trong lịch sử đã dùng toàn phần bộ chữ Hán, sau là pha trộn với chữ riêng của mình là chữ nôm, và sau thì đổi ra lối viết dùng chỉ 24 chữ cái và đánh vần để phát thành âm - không còn dùng chữ tượng hình.
Các dân tộc thuộc Hán tộc có hằng trăm (nhiều hơn 100) cách đọc 1 chữ Hán khác nhau, số lớn có thể hiểu lẫn nhau, có dân tộc không hiểu được nhau qua cách phát âm 1 chữ Hán. Đừng nói chi những dân tộc khác Hán như Việt Nam hay Nhật, hay Triều Tiên.
Hiện nay cách phát âm mà trên 1 tỳ người TQ dùng là hệ thống phát âm của ngôn ngữ Quan Thoại (Bắc Kinh, Bạch thoại, Quốc ngữ). Ngôn ngữ này dĩ nhiên tập trung quanh vùng Bắc Kinh, nhưng "quan" có nghĩa là ngôn ngữ - và cách phát âm - này là lối dùng của vua quan Trung Hoa từ 1 thời gian rất dài, it nhất theo logic thông thường là từ khi có... vua quan Trung Hoa, tức một xã hội phong kiến it nhiều vững chắc bền lâu. Tức là lối phát âm này đã "sống", được dùng rất lâu lùi vào lịch sử - cho dù khó chứng minh vì trươc Edison không có lối ghi âm nào để giữ lại di tích. Và dứt khoát là ngôn ngữ dùng để cai trị, và phổ biến văn hóa của nền văn minh có chế độ tập quyền Trung Hoa.
Người Việt Nam trong lịch sử đã học viết ký tự Hán* từ cách phổ biến này của chế độ tập quyền Trung Hoa, qua quan chức đô hộ của họ, có thể đã qua đến thủ phủ của họ để học thêm(?). Cho nên cách phát âm mang âm hưởng tiếng quan thoại cho từng ký tự Hán. Hiện nay tuyệt đại đa số ký hiệu Hán được người Việt Nam đọc, phát âm, ra 1 âm rất giống âm trong tiếng quan thoại cũa những ký hiệu, chữ, đó.
Người bình dân gọi là tiếng Hán. Người ngoại quốc nếu hiểu nghĩa từ Việt Nam thì sẽ không tin, làm gì có tiếng Hán! Người có học gọi là tiếng Hán Việt. Nếu tiếng Pháp Anh, tiếng Ý Đức, tiếng Miên Lào có nghĩa thì tiếng Hán Việt chắc sẽ có nghĩa, với 1 logic khôi hài nào đó.😁 (tạm cho là Hán nay được dùng như tĩnh từ, thì phải là chữ h thường thay vì H hoa chứ) **
Đó là tiếng Việt, 1 âm thanh mang 1 ý nghĩa dùng để giao tiếp thông tin, mà chỉ có người văn hóa Việt Nam nghe hiểu được. Người Hán chắc chắn không hiểu được. Những tiếng nói trên có gốc Hán/Quan Thoại, chữ Hán cổ truyền kết hợp với lối phát âm quan thoại. Đó là tiếng Việt gốc Hán, nếu muốn rõ hơn, nói tắt sẽ tiếng là tiếng gốc Hán. Ngưng dùng "tiếng Hán", "tiếng Hán Việt" đi!
Trở lại chữ hà trong 'Hoàng hà' chẳng hạn. Chữ Hán này gồm 2 ký tự, 1 là ký tự gợi nghĩa là ký tự thủy, 2 là ký tự gợi cách phát âm quan thoại, là ký tự khả. Hai ký tự này hợp thành chữ hà là hợp lý.
Chữ giang do 2 ký tự thủy và công, thì khó giải thích. Tại sao người dùng tiếng quan thoại ghép như thế mà đọc ra tiếng có âm hưỡng "giang" - jiang theo lối ghi chú bính âm bây giờ. Nếu đọc ra thành 1 tiếng giống như sông thì là hợp lý hơn chứ.
Tại sao các giòng nước lớn ở Giang Nam viết là giang với chữ công, âm hưởng tiếng 'sông' Việt Nam hiện đại?
Vì vùng đất này là vùng các dân tộc Bách Việt mà dân tộc Viêt Nam hiện đại là 1 trong những thành phần hậu thân - lai với các giòng dân tộc từ Đông Nam Á đến, đã đành. Và vì chữ Hán đó một lúc nào xưa kia đả đươc phát âm ra thành 1 tiếng có âm hưởng "ông", của những dân tộc Bách Việt.
* Chữ nho: chữ nho là chữ Hán. Giang hồ gọi là "xổ nho", vì là giang hồ đứng bến không được đến trường bao giờ. Không ai "nói chữ nho" bao giờ. Nói (phát âm để giao lưu) tiếng Trung, nói tiếng Viêt, không ai nói được tiếng Hán, không ai nói được tiếng nho.
** Nếu ai hỏi thằng viết thế thì thí dụ từ 'ngân' (viết theo lối A de Rhodes) là gì thì thằng viết sẽ trả lời là từ đồng nghĩa với bạc - không phải tiếng Hán cho từ bạc (vì làm gì có tiếng Hán!)
🙉
Chữ Hán là ký tự tượng hình ngày nay mình thấy trên con tem bưu điện của Trung Quốc. Chữ này là chữ tượng hình, không phải đánh vần phát ra 1 âm nào nhất định. Bất kỳ 1 dân tộc nào trên thế giới cũng hiểu được nếu đã học biết từ 1 nguồn chính thống, kể cả người Hoa Kỳ hiện đại, nhưng sẽ diễn tả bằng âm thanh ngôn ngữ qua 1 tiếng riêng theo sở thích và văn hóa của mình mà không đi lệch khỏi nghĩa của chữ đó. Số 1 đến 0 À Rập là 1 tương tự rõ ràng.
Những dân tộc ứng dụng chữ Hán như nói trên để viết (xuống trang giấy) những từ ngữ của dân tộc mình, toàn phần như người trong nước Trung Quốc, Đài Loan, hay bán phần như Nhật, mỗi dân tộc đều phát âm từng chữ khác nhau theo văn hóa của mình.
Tổ tiên và những người khai quốc nước Việt Nam hiện đại, khởi đầu trong lịch sử đã dùng toàn phần bộ chữ Hán, sau là pha trộn với chữ riêng của mình là chữ nôm, và sau thì đổi ra lối viết dùng chỉ 24 chữ cái và đánh vần để phát thành âm - không còn dùng chữ tượng hình.
Các dân tộc thuộc Hán tộc có hằng trăm (nhiều hơn 100) cách đọc 1 chữ Hán khác nhau, số lớn có thể hiểu lẫn nhau, có dân tộc không hiểu được nhau qua cách phát âm 1 chữ Hán. Đừng nói chi những dân tộc khác Hán như Việt Nam hay Nhật, hay Triều Tiên.
Hiện nay cách phát âm mà trên 1 tỳ người TQ dùng là hệ thống phát âm của ngôn ngữ Quan Thoại (Bắc Kinh, Bạch thoại, Quốc ngữ). Ngôn ngữ này dĩ nhiên tập trung quanh vùng Bắc Kinh, nhưng "quan" có nghĩa là ngôn ngữ - và cách phát âm - này là lối dùng của vua quan Trung Hoa từ 1 thời gian rất dài, it nhất theo logic thông thường là từ khi có... vua quan Trung Hoa, tức một xã hội phong kiến it nhiều vững chắc bền lâu. Tức là lối phát âm này đã "sống", được dùng rất lâu lùi vào lịch sử - cho dù khó chứng minh vì trươc Edison không có lối ghi âm nào để giữ lại di tích. Và dứt khoát là ngôn ngữ dùng để cai trị, và phổ biến văn hóa của nền văn minh có chế độ tập quyền Trung Hoa.
Người Việt Nam trong lịch sử đã học viết ký tự Hán* từ cách phổ biến này của chế độ tập quyền Trung Hoa, qua quan chức đô hộ của họ, có thể đã qua đến thủ phủ của họ để học thêm(?). Cho nên cách phát âm mang âm hưởng tiếng quan thoại cho từng ký tự Hán. Hiện nay tuyệt đại đa số ký hiệu Hán được người Việt Nam đọc, phát âm, ra 1 âm rất giống âm trong tiếng quan thoại cũa những ký hiệu, chữ, đó.
Người bình dân gọi là tiếng Hán. Người ngoại quốc nếu hiểu nghĩa từ Việt Nam thì sẽ không tin, làm gì có tiếng Hán! Người có học gọi là tiếng Hán Việt. Nếu tiếng Pháp Anh, tiếng Ý Đức, tiếng Miên Lào có nghĩa thì tiếng Hán Việt chắc sẽ có nghĩa, với 1 logic khôi hài nào đó.😁 (tạm cho là Hán nay được dùng như tĩnh từ, thì phải là chữ h thường thay vì H hoa chứ) **
Đó là tiếng Việt, 1 âm thanh mang 1 ý nghĩa dùng để giao tiếp thông tin, mà chỉ có người văn hóa Việt Nam nghe hiểu được. Người Hán chắc chắn không hiểu được. Những tiếng nói trên có gốc Hán/Quan Thoại, chữ Hán cổ truyền kết hợp với lối phát âm quan thoại. Đó là tiếng Việt gốc Hán, nếu muốn rõ hơn, nói tắt sẽ tiếng là tiếng gốc Hán. Ngưng dùng "tiếng Hán", "tiếng Hán Việt" đi!
Trở lại chữ hà trong 'Hoàng hà' chẳng hạn. Chữ Hán này gồm 2 ký tự, 1 là ký tự gợi nghĩa là ký tự thủy, 2 là ký tự gợi cách phát âm quan thoại, là ký tự khả. Hai ký tự này hợp thành chữ hà là hợp lý.
Chữ giang do 2 ký tự thủy và công, thì khó giải thích. Tại sao người dùng tiếng quan thoại ghép như thế mà đọc ra tiếng có âm hưỡng "giang" - jiang theo lối ghi chú bính âm bây giờ. Nếu đọc ra thành 1 tiếng giống như sông thì là hợp lý hơn chứ.
Tại sao các giòng nước lớn ở Giang Nam viết là giang với chữ công, âm hưởng tiếng 'sông' Việt Nam hiện đại?
Vì vùng đất này là vùng các dân tộc Bách Việt mà dân tộc Viêt Nam hiện đại là 1 trong những thành phần hậu thân - lai với các giòng dân tộc từ Đông Nam Á đến, đã đành. Và vì chữ Hán đó một lúc nào xưa kia đả đươc phát âm ra thành 1 tiếng có âm hưởng "ông", của những dân tộc Bách Việt.
* Chữ nho: chữ nho là chữ Hán. Giang hồ gọi là "xổ nho", vì là giang hồ đứng bến không được đến trường bao giờ. Không ai "nói chữ nho" bao giờ. Nói (phát âm để giao lưu) tiếng Trung, nói tiếng Viêt, không ai nói được tiếng Hán, không ai nói được tiếng nho.
** Nếu ai hỏi thằng viết thế thì thí dụ từ 'ngân' (viết theo lối A de Rhodes) là gì thì thằng viết sẽ trả lời là từ đồng nghĩa với bạc - không phải tiếng Hán cho từ bạc (vì làm gì có tiếng Hán!)
🙉
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét