Thị trấn Bắc Hà tên từ tiếng người Pháp đặt cho chổ này, tiếng này lại từ tên gọi do người Tày, đọc là Pakha. Ngay cà địa danh Lào Cai cũng từ tiếng Pháp mà ra, Lao Kay là tên dịch từ Lão Nhai người Hoa phát âm. Lão Nhai là Chợ Cũ.
Cao độ vùng này trung bình từ 1000 đến 1500 mét, là vùng thượng du thuộc tình Lào Cai giáp ranh với tỉnh Vân Nam Trung Quốc.
Tiếp theo bài Cửa khẩu Lào Cai. Bài đó giới thiệu thành phố và cửa khẩu Lào Cai, hình ảnh là do sau khi người viết từ vùng cao Bắc Hà trở về nhưng lắp đặt vào thứ tự như vậy để bạn đọc dễ theo dõi và định hướng. Về chuyến đi này, ngay sau khi kết nối với tài xế tại ga Lao Cai thì 2 chúng tôi lên đường lên vùng cao Bắc Hà sau khi ăn sáng. Đoạn đường dài 70 cây số nhưng lên 1 cách biệt cao độ rất lớn. Đoạn đầu chừng 35 km theo QL70 về hướng Đông Nam là hướng chảy của Sông Hồng. QL70 chạy theo tả ngạn thung lũng Sông Hồng bên có đường sắt Hà Nội Lào Cai. Hiên nay bên hữu ngạn (bờ phia Nam của sông) đã có 1 xa lộ cao tốc Hà Nội - Lào Cai đã thông tuyến năm 2014, chạy song song với đường 70.
Sau khi chạy theo đường tương dối bằng phẳng trong thung lũng Sông Hồng đến 1 địa danh là Phố Lu thì rẽ trái lên phía Bắc, và từ đó là đường dốc đèo không ngừng.
Từ thế kỷ thứ 15 vùng này đã được nước ta quản lý dưới tên là Hưng Hóa.
So với các đường đèo thương du Bắc Việt như đường đi Đồng Văn hay cac đường đèo trên Cao Bằng thì cho đến năm 2013 đường đèo Lào Cai (Đi Bắc Hà hay đi Sa Pa) là khá tốt và an toàn. Dĩ nhiên tài phải biết thân mà đi đúng giới hạn của luật, của mặt đường và của bản thân, cái mà cũng có người bị khiếm khuyết. Đối với chú tài là chuyên chở người ngoạn cảnh thằng viết cũng nói nhỏ là anh đi thủng thằng cho tôi xem cảnh vật với, đến trể không sao đâu.
Đường 153 khá tốt và xây dựng an toàn, xe là subcompact sedan nhưng chạy rất thoải mái.
Đến thị trấn Bắc Hà là huyện lỵ Bắc Hà. Cô tổ chức chuyến đi từ Hà Nội đã giữ phòng cho thằng viết tại chợ Bắc Hà, chú tài thì là người có gia đình tại địa phương nên về nhà bà con ngủ. Chuyến đi từ thành phố Lào Cai mất chừng 4 tiếng với tốc độ thoải mái xem cảnh chụp hình, chúng tôi đến nhận phòng vào khoảng trưa (đi từ thành phố Lào Cai vào khoảng 8:00 sáng).
Tuy là vùng biên cương rất xa đối với trước thế kỷ thứ 20 vùng núi này cũng đã có sự hiện diện của người Việt (người Kinh) từ khá lâu (thế kỷ thứ 15).
Đền Bắc Hà, xây dưới triều Tự Đức thờ Gia quốc công Vũ văn Mật trấn cứ vùng này thế kỷ thứ 16.
Huyện Si Ma Cai đã được 1 số du khách có tánh phiêu lưu khám phá nhất là người Pháp có lịch sử gắn bó với vùng thượng du này trong nhiều giai đoạn. Các phòng dịch vụ du lịch tại Hà Nội nỗ lưc tiếp thị và nay cũng có nhiều tour du lịch khám phá có đích là chợ phiên Bắc Hà (mỗi Chủ nhật), và cũng có 1 số rất ít khách Tây phương đi tự túc (ba-lô). Số lớn du khách tuy vậy cũng là người Việt, mới đây có phong trào đi khám phá nước nhà và ngày cuối tuần hay lễ hội thì số nhà nghỉ tại đây đều hết phòng.
Lịch trình hôm nay là nghỉ ngơi và đến 3:00 giờ sẽ lên đường lên cao hơn nữa, về Si Ma Cai là huyện tiền tiêu giáp ranh giới Vân Nam. Mục đích là đến xem chợ phiên Cán Cấu họp vào ngày hôm ấy Thứ Bảy.
Khu plaza quảng trường trước đền Bắc Hà.
Chiếc ô-tô con bé tí kia là chiếc xe thuê do cô tour ở Hà nội thuê bao. Nhà nghỉ nơi xe đâu là chổ nghỉ của thằng viết trong 1 đêm tại thị trấn Bắc Hà.
Ngựa thồ của người Hmong tại đây. Họ cũng ăn thịt ngựa thoải mái, nhưng không thấy nhà hàng nào rao bán món ăn thịt ngựa, trừ các quán trong chợ bán cho người dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét