Người Khmer họ phát âm là Angkor Vat. Đây là 1 đan viện, diện tích hình vuông mỗi cạnh gần 1 dặm, lớn xấp xỉ toàn bộ diện tích của Thành Nội Huế (không phải chỉ Đại Nội).
Đền Angkor Wat được xây để thờ thần Ấn Độ giáo Vishnu, sau chuyển qua Phật giáo, được xử dụng liên tục không gián đoạn từ thế kỷ thứ XII (cn 1150).
Angkor Wat là kiến trúc tôn giáo rộng lớn nhất thế giới, nói cách khác tất cả hình ảnh trong trang này là thuộc về 1 đền thờ tôn giáo, nằm trong tổng thể khu vực phế tích Angkor (gồm có Angkor Thom là 1 đô thị cổ).
Tiếng Việt gọi quần thể Angkor Wat và thành cổ Angkor Thom là Đế Thiên - Đế Thích.
Thế giới bên ngoài biêt đến đầu tiên do một người Hoa đến ở đây 1 thời gian vào năm 1296 và đã viết lại du ký. Người Tây phương đầu tiên đến đây là 1 giáo sĩ Bồ-đào-nha vào năm 1586,
Trước mặt cổng chính (cổng Tây) và chiếc cầu đá đưa qua hào nước là khu đỗ xe, nơi tụ tập du khách các toán tham quan.
Du khách từ Á Châu thuộc đủ các quốc tịch. Nhật, Trung quốc, Hàn quốc, Mã Lai... Mình cứ nghĩ trươc khi đến, đa số sẽ là da trắng.
Cái ngu của mình - đi rồi thì nay bớt ngu - là định kiến chỉ thằng Âu Mỹ, da trắng, mới có 1 là tiền, 2 là tri thức hoc thức để thưc hiện loại du lịch mang tính chất văn hóa, là loại này. Tại mình mắc cái dư chứng của bịnh tự ti nhươc tiểu. Trước là do thằng Pháp đô hộ, dạy dỗ (và nhồi sọ). Nay sống nhờ hamburger thằng Mỹ thiếu đường rước nó để lên đầu. Sau trên 500 năm là nạn nhân của người đến từ phương Tây giống da vàng nay đã trở lại chổ đứng tự nhiên của họ trong khu vực, vai trò làm chủ vận mạng chính trị và kinh tế của mình. Họ đang đi tìm thêm căn cứ cho niềm tự hào của họ chăng?
Có cả người Việt này (du khách đến K lượng lớn nhất là người Việt, dĩ nhiên vì là hàng xóm). Anh áo vàng là hướng dẫn viên, tuy chưa được ra khỏi nước nhưng nói tiếng Anh khá lưu loát. Màu áo là sắc phục, hdv có quy chế ra vào khác các du khách.
Vé 1 ngày là 20 mỹ kim, 1 tuần là 60 mỹ kim. Tập đoàn SOKIMEX quản lý từ năm 1990 và trả lại khoảng 28% vào việc bảo quản trùng tu toàn khu vực, tổng cộng gần 400 km vuông, đang được chính phủ Kampuchea cho thuê khai thác. UNESCO đã liệt kê quần thể Angkor vào danh sách Di Sản Văn Hóa Thế Giới vào năm 1992. Hơi chậm trể? Bạn đọc ý thức rằng cho đến 1990 tình hình an ninh ở đây mới ồn định (1989 quân dội Việt Nam mới rút hết khỏi Kampuchea, quan hệ ngoại giao bình thường mới được tái lập, sau 20 năm bị cô lập)
Đây là thềm vào cây cầu đá đưa đến đền. Hai linh vật là rắn Naga 7 đầu và sư tử Singha, hình thù có mặt trong hầu hết biểu tượng nước Kampuchea.
[Hình số 7] Cầu đá nhìn thấy trên là cầu xây sau này, cầu bên phải hình dưới là cầu nguyên thủy (nhìn ra bến đậu xe)Cầu này dài 190 mét, là bề ngang của hào nước vây quanh Angkor Wat.
Diện tích trống trải trước cửa chính vào đền xuyên qua 1 dãy hành lang vây quanh diện tích nội đền như 1 tường thành. 2 bên là 2 cổng khác cùng kích thước và kiến trúc.
Từ điểm trên nhìn qua cổng bên phải.
Các ngọn tháp của Angkor Wat đáng lý phải hình vòm nhọn như 5 ngọn còn đứng ở đền trung tâm. Tháp này là 1 trong những ngọn đã sập từ không biết lúc nào.
Trong 2 cuốc chiến tranh Đông Dương các kiến truc lớn trong khu vực không bị tổn hại vì bom đạn, và Khmer Đỏ cũng đã không phá hủy một nơi nào. Chỉ 1 tháp ngoài Angkor có bản ghi chú âu yếm, là do "Quân tình nguyện Viêt Nam" làm hư hại. Thật ra là do vì quân Việt Nam lấy làm đài quan sát và quân Khmer Đỏ phang hỏa lực vào mà sập.
Angkor Wat nguyên thủy được sơn màu, nay vẫn còn một ít diện tích còn vết sơn.
Kiến trúc vòm thấy không có ổn lắm. Kỹ thuật không cao cấp như kỹ thuật vòm Âu châu cùng thời (thế kỷ XII) Nên hơi bị đổ - thật ra là đổ tùm lum, nơi động đất thường xuyên như chổ thằng viết ở thì không còn để mà coi, đứng dưới trông lên như thế này sẽ lạnh xương sống lắm.
Mấy cái bà múa múa này là apsara, tương đương với thiên thần trong văn hóa Âu Tây. Mấy cái bà đứng yên giử cửa hình dưới là khác, tên gì quên rồi.
Khu vực cũng đã có thấy xung đột nhưng nay chỉ còn thấy qua loa vài vết đạn này, rất hiếm may thay.
Lớn rồi, có đánh nhau thì rủ nhau ra chổ trống mà đánh cho nó ra trò, không núp vào đền đài chùa chiền.
Chúng ta vẫn còn trong kiến trúc ngoài cùng của đền Angkor Wat, là 1 dãy hành lang bao bọc toàn diện tích đền như 1 tường thành dài. Bạn đọc nhìn lại hình số 7 phía trên. Đây là cổng chính:
Phía sau cổng đó là đây.
Tháp thấy trong hình trên là tháp thấy trong hình dưới. Chắc có bạn đọc hỏi ủa sao thấy khác. Không có khác gì cả, chỉ là ánh sáng soi khác thôi.Phía sau của kiến trúc đó nhìn từ trong khoảng đất trống lớn phía trong. Toàn thể diện tích của đền có thể ví như Thành Nội Huế (thành phố cổ bên trong thành lũy và hào nước, trong đó có nhà cửa dân cư và Đại Nội)
Bức tường vòng ngoài đó là đây, mặt sau không có hành lang và cột.
Các hình trong trang này chỉ ở khu vực được ghi chú là 'West Gate'. Chúng ta vừa mới đi qua cầu đá ghi chú là 'sandstone causeway'. Causeway là 1 cầu đất hay đá không nổi khỏi mặt nước.
Nguồn www.asienreisender.de Đức Quốc |
Tiếp đến, bài sau chúng ta theo con đường vẽ màu nâu sau lưng chổ ghi chú Main Entrance để đến đền chính hình vuông ở giữa, hình dung như là Đại Nội trong Thành Nội Huế (diện tích so sánh gần bằng nhưng ở sát cửa Ngọ Môn).
Nhắc lại để bạn đọc định vị, hình trên tương đương với Thành Nội Huế, hình màu nâu chính giữa tương đương với Đại Nội Huế (Hoàng thành). Hào nước bao quanh gần y hệt hào nước Thành Nội nhưng rộng gấp bội phần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét