Bản Giốc toàn tập của chúng em - kết. Trên mặt nước "quốc tế" giữa 2 quốc gia. Các bạn start cai youtube mở loa to nghe tiếng thac, vừa xem hình ảnh vui lắm nghe.
Bến bè bên phía Việt Nam. Lúc này xế chiều và ít khách nhưng có những giờ và ngày cao điểm bè du ngoạn 2 bên ra vào tấp nập.
Nhìn thấy bên bờ TQ là bến bè của họ. Bè VN chống sào, mui màu đỏ, bè TQ thì máy đuôi tôm và mui màu xanh. Phía lảnh thổ TQ mặt bằng coi như không có vì bờ nước đến chân núi, họ chỉ có con đường chân núi. Mặt khác do địa thế thì phía bên đó lại có những điểm vọng cảnh đa dạng từ trên cao và từ xa. Có người còn nói là nhìn từ bên đó thác Bản Giốc đẹp hơn (thằng Tàu sao cái gì đẹp nó cũng dành về nó cả! Đả đảo Tàu! Đả đảo Việt+ bán nước!) 😄
Cững như ở mọi quốc gia áp dụng công pháp quốc tế, mặt nước giữa 2 quốc gia là phương tiện giao thông của chung, mặt hồ hay mặt sông. Tàu bè đôi bên có thể đi lại trên toàn mặt nước, chỉ khi lên bờ khô của nước nào thì phải chịu hải quan và di trú của nước đó. Tàu bè TQ và VN qua lại tự do và tốt đẹp không bao giờ có vấn đề gì.
Vào lúc này tàu "lạ" nhiều hơn tàu mình. Cho dù thành phố gần nhất bên bạn là Nam Ninh ở cách đây trên 200 km so với Cao Bằng bên mình cách 80 km, du khách TQ mỗi năm đến trên 1 triệu lượt người. Thống kê phía VN chỉ chừng 30 nghìn du khách.
Bản Giốc bên Tàu gọi tên là De Tian, Đức Thiên, là 1 trong 6 thác đẹp nhất bên đó. Không phải là xoàng.
Tàu bạn toàn chạy máy đuôi tôm, bên mình thì toàn chống sào vì đáy hồ rất cạn, chỉ chừng trên dưới 3 mét ở chổ sâu (nên mới dùng bè, Ca nô không tiện).Bè nguyên thủy làm bằng ống tre cũng mang lại chút thi vị cho cảnh quan.
Nhìn lên 2 tầng thác (có chổ 3 tầng) ở phía gần bờ TQ
Hình dưới. Từ giữa lòng hồ nhín về phía thác nhỏ của VN. Nếu bạn là người TQ bạn sẽ nghĩ thế nào?
Tất ca thác nhỏ năm trên lãnh thổ Việt Nam. Tiền cảnh là ốc đảo giữa 2 giòng thac lớn và thác nhỏ. Ốc đảo thuôc chủ quyền Việt Nam. Trong hình dưới ở góc trái phía trên là Truc Lâm Thiền Viện Bản Giốc.
Đối diện bên kia bờ là cột 836 của TQ - mâu mã toàn quốc là một (xin xem các cột mốc khác trong blog này). Khác với cột mốc bên đường xuyên quốc gia (xin xem cột mốc ở cửa Hữu Nghị), nơi đó vạch thằng nối 2 cột mốc LÀ biên giới, 2 cột ở đây chỉ để định vị đường chạy giữa 2 cột là biên giới.
Cột mốc trong lùm cây, trang truoc có hình chính diện cột chụp khi bè đến sát bờ. Trong hình trên được thấy bè tre của người buôn hàng trên hồ - người Việt Nam - ghé sát bờ bán hàng nước cho du khách TQ. Các bè nay cũng được cập vào các bè du khách TQ đang giữa hồ đề mới bán bánh trái giải khát - hình dưới. Nói chung không khí khá thân thiện.
Bè Việt Cộng. Giai cấp tư bản VN ngày càng có tiền tiêu dùng và đang bước sang giai đoạn xã hội tiêu thụ, du lịch nội địa và cả quốc tế càng ngày càng đáng kể.
Từ dưới thung lũng nhìn lên triền núi đất bạn:
Triền núi đối diện phía bên Việt Nam nhìn thấy Trúc Lâm Thiền Viện Bản Giốc.
Từ giữa lòng sông nhìn về xuôi, bên trái là đất TQ, bên phải Việt Nam.
Bè tre bên cạnh bến bè du ngoạn của mấy người địa phương chống xuồng đi bán lẽ dạo.
Khu buôn bán nhỏ, kỷ vật và giải khát bên phía VN nhìn từ trên đường dốc ven thung lũng. Nói chung khu vực trong hình đã là khu du lịch Thác Bản Giốc, muốn xuống thì phải trả 1 lệ phí tương trưng nhưng tại điểm kiểm soát biên phòng (chúng em thì đã để lại giấy chứng minh tại hotel ngay cạnh đồn biên phòng tức biên phòng đã có danh sách).
Đặc sản Trùng Khánh là hạt dẻ rất ngon.
Hotel resort chúng em trọ qua đêm. Cũng không rẻ gì nhưng được là nằm ngay bên thác, có điểm có thể nhìn thấy thác tuy không rộng. Bị cái là vào mùa này cái muỗi ló hơi nhiều.
Giã biệt Bản Giốc. Bây lâu nay văn kỳ thinh bât kiến kỳ hình, đường xa ngàn dặm đến thăm ngươi ta đã thỏa lòng mong muốn. Thấy ngươi tươi tốt mạnh giỏi ta rất đỗi mừng và sẽ là chứng nhân cho ngươi với ai còn nghi vấn rằng ngươi đã bỏ nước ta sang xứ ngoài.
Ta chúc ngươi nghìn năm An bình, Thịnh vượng, Hạnh phúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét