Xem bản đồ dưới rất dễ hình dung con đường đi Cao Bằng và biên giới. Từ Hà Nội lên các mốc cụ thể là Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, và sau cùng điểm đến tại biên giới là Bản Giốc. Như thế chia làm 4 đoạn khá bằng nhau, bằng các mốc trên, và 4 đoạn khác biệt nhau rất rõ rệt. Các bạn đã thấy cảnh quan đoạn Hà Nội - Thái Nguyên, và đoạn Thái nguyên - Bắc Kạn, và đã nhận thấy sự khác biệt qua hình ảnh ghi lại từ trên xe.
Cũng như vậy 2 đoạn còn lại phia Bắc cũng khác nhau rất lớn, cũng từ các mốc địa dư đó. Mời xem hình ảnh và cuộc lữ hành. Thời diểm là thượng tuần tháng 11 dương lịch 2016.
Nhận định về cung đường này, sử địa mà nói, thì nó theo 1 hành lang khá tự nhiên để đi từ tỉnh Quảng Tây về trung tâm châu thổ Sông Hồng, sau hành lang Lạng Sơn - tuy là nhọc nhằn hơn đường QL1 đi Lạng Sơn nhiều như địa thế sẽ thấy trong hình ảnh sau. Tuy vậy nó chưa bao giờ là con đường xâm nhập quan trọng của Trung Hoa và từ Trung Hoa vào Việt Nam - cho đến cuối Thế Chiến thứ II. Địa thề phần phía Bắc Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng ngày nay xưa kia là địa thế của 1 chiến khu, dựa lưng vào 1 địa phận còn hiểm trở bội phần phía Tây là Hà Giang ngày nay, rất bất lợi cho thế tiến công. Nhà Mạc đã rút lui vào địa phận này mà cầm cự đến 80 năm từ năm 1592. Hơn thế nữa phần đất bên Trung Quốc là phải y như địa thế bên này biên giới, từ xưa đến nay vẫn là khu vực khó đi, sâu và xa đối với người Tàu.
Người dân bản địa tại dây là người sắc tộc Tày và Nùng. Họ không phải là người "dân tộc", "dân tộc ít người". Họ là người Việt của vùng này.
Sắc diện thanh niên người Tày (tại Hà Giang, hình 2012, đồng hành Nguyễn Trung Sơn) ở thành thị.
Tại nông thôn: Hà Giang:
Cao Bằng
Lạng Sơn
Có ông Tây đã nói: "Le gouvernement c'est la derniere revolution qui a reussi", "Chính quyền là cuộc cách mạng cuối cùng đã thành công". Cách mạng cuối cùng của Việt Nam, nay là chính quyền đương thời, có cái nôi ở trên địa phận này.
Địa thế địa phận lớn này 90% là núi rừng (rừng không còn nhiều, núi thì còn bị hơi nhiều tí), tuy là cao độ trên mặt biển chỉ từ 200 đến 400 mét và đã là 1 trong những lý do những nổ lực tổ chức chính trị quân sự, bám rể và phát huy của tổ chức này đã thành công. Dĩ nhiên mình chưa nói đến thế dựa lưng vào "hậu phương lớn XHCN" Trung Quốc từ năm 1950. Người Mỹ cũng đã nhận biết giá trị chiến khu (chống Nhật) của Cao Bằng, có thể giao liên được với quân Tưởng Giới Thạch đồng minh của họ vào năm 1944. Người lính Mỹ đầu tiên đặt chân đến Việt Nam là tại Cao Bằng này.
Con người là sản phẩm của những biến cố tạo thành môi trường sinh trưởng, giai đoạn lịch sử mà mình sinh vào và lớn lên. Người viết muốn đi cho thấy.
Rời khỏi thành phố thủ phủ tình Bắc Kạn sau khi ăn trưa đoàn tiếp tục hướng Bắc theo Ql 3 mà đi, nhắm đến thành Phố Cao Bằng vừa chập tối. Địa thế từ thành phố Bắc Kạn: ra khỏi thành phố Bắc Kạn.Từ Thái Nguyên con đường hình như không có một đoạn nào quá 3 cây số, về sau là 1 cây số, mà là khúc đường thẳng.
Đường QL 3 lên dốc lài lài cho đến 1 vùng cao nguyên, cảnh quan vắng vẻ hẳn ra nhưng chưa "heo hút" lắm. 24 km sau đến khúc quanh co này mà có dừng lại mới biết là vị trí của 1 cái đèo trước đây.
Là đốc "đèo" Giàng.Tại đây có đài kỷ niệm 1 trận phục kích lớn vào tháng 11 năm 1947, có cái bia bên này đường và 1 tượng đài là 1 phù điêu bằng đá mới dựng phía bên kia.
Tháng 10 năm 1947 quân đội Pháp mở chiến dịch quy mô lớn lao đầu tiên nhằm bao vây và tiêu diệt chiến khu Việt Bắc mà trọng tâm chính trị quân sự và hành chánh là chung quanh Bắc Kạn. Cùng với cuộc chiến trên RC-4 Cao Bằng-Lạng Sơn năm 1950 còn được gọi là Chiến dịch Biên Giới, chiến dịch Léa là hai trận chiến lớn nhất trong chiến tranh Đông Dương I, cho đến 1953 khi bắt đầu chiến dịch Hòa Bình, rồi Nà Sản, rồi Điện Biên Phủ.
Trận đèo Giàng là trong giai đoạn rút quân của Pháp sau các thất bại theo đuôi nhau trong 2 tháng hành quân không vận nhảy dù, hành quân đường bộ và đường sông. Cuộc phục kích phá hủy 1 đoàn xe quân vận và không phải là 1 trận lớn trong toàn chiến dịch.
Phù điêu cũng có nét nghệ thuật hơn những đài kỷ niệm mang tính chất stalinist khác ở các thành phố, gợi ý 1 phù điêu Khmer ở đền Tà Prohm Siem Reap.
Các đoạn đường khác cho đến tp Cao Bằng, khá là buồn hiu nhât là vào mùa mưa.
Một trong nhiều thị trấn nhỏ khi gần tới tp Cao Bằng. Thấy hơi yên bụng tí.
Gần đến thành phố. Phù!!
Đến Cao Bằng vào chập tối, đi kiếm phòng ngủ. Chấm dứt ngày đầu của hành trình, đúng kế hoạch.
Thành phố Cao Bằng dân cư được biết là chừng 85,000 người, là khá đông. Không biết họ làm gì mà ăn. (em xin thưa: xưa thì em không biết, nay là nhờ giao thương với nước láng giềng lớn. Canh nông tuyệt nhiên không thấy, CB là tỉnh có kinh tế kém nhất trong 63 tỉnh thành Viêt Nam - hay là nói: tỉnh nghèo nhất. Mình có thể nghe lóm: bột trắng ở đây hơi dễ kiếm). Về tài nguyên tiềm ẩn thì khả năng có mõ kim loại manganese, sắt, kẽm nhưng trên đường đi mình không thấy có hoạt động khai thác công nghiệp gì.
Tuy vậy thành phố cũng tươm tất và trung bình, tiệm bán tivi cũng bày bán tivi 4K màn hình cong - có bán tức phải có người mua. Cũng khó tưởng tượng cuối tháng 2, 1979 thành phố này đã bị quân Đặng Tiểu Bình sang bằng bình địa cũng như Lào Cai, Lạng Sơn, Móng Cái. Một ngày nào đó hy vọng sẽ có đài tưởng niệm vong linh những người dân, quân bỏ mình oan uổng tại những thành phố này.
Tuy vậy thành phố cũng tươm tất và trung bình, tiệm bán tivi cũng bày bán tivi 4K màn hình cong - có bán tức phải có người mua. Cũng khó tưởng tượng cuối tháng 2, 1979 thành phố này đã bị quân Đặng Tiểu Bình sang bằng bình địa cũng như Lào Cai, Lạng Sơn, Móng Cái. Một ngày nào đó hy vọng sẽ có đài tưởng niệm vong linh những người dân, quân bỏ mình oan uổng tại những thành phố này.
Khách sạn bên 1 công viên nhỏ giữa trung tâm. Bên cạnh là 1 khu chợ đêm nhỏ bán ăn tối - cũng thường với gà vịt bò heo, chả có gì đặc biệt.
Một phần thành phố bên sông Bằng Giang nhìn từ khách sạn.Một buổi sáng mùa thu (tháng 11-2016) mưa lất phất nhưng không lạnh.
Một vòng thành phố trước khi lên đường đi Bản Giốc - ngày 2.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét