Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

Bản Giốc thác biên giới

Trong du ký này:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.    


Thác Bản Giốc là thác nước lớn nhất Đông Nam Á nếu không tính các đập thủy điện. Thực chất là 1 quần thể nhiều thác trải rộng trên nhiều hectares. Các thác nước lớn thật ra cũng đều gồm nhiều thác nhỏ tạo thành, cho nên trong Pháp văn và Anh văn và ngôn ngữ khác, thác nước lớn nổi tiếng nào cũng là số nhiều. Niagara Falls, Les chutes de Iguazu v.v...
Thác Bản Giốc là 1 trong 4 cái thác trên thế giới nằm trên biên giới của 2 nước. Các thác kia là 1 ở Phi Châu thác Victoria [Zambia - Zimbabwe] và 2 ở Mỹ Châu thác Niagara [Mỹ - Canada], thác Iguazu [Brazil - Argentina].

Tổng quan cảnh tượng hiện ra khá đột ngột phía tay trái sau 1 khúc quanh đổ xuống 1 con dốc dài. Là 1 thung lũng dài trải mình êm ả trong tiếng thác đổ rạt rào không ngưng. Từ thung lũng sông Quây Sơn phía thượng nguồn, độ chênh lệch là 80 mét, chiều cao tổng hợp của các tầng thác Bản Giốc.

Để giúp bạn đọc định vị liến thì phần trên hình, bên kia sông là tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Phần phía dưới hình bên này sông là phần đất chủ quyền Việt Nam. Lằn ranh biên giới chạy giữa sông. Mặt nước quyền xử dụng của 2 bên ngoại trừ khai thác nguồn lợi kinh tế.
Cũng nên nói ngay rằng cảnh quan này là vào 1 thời điểm nhất định (thượng tuần tháng 11 dương lịch), và lượng nước thấy đây là trung bình - ban đêm còn ít thua 1 chút vì lúc đó 1 đập thủy điện nhỏ ở thượng nguồn giữ bớt 1 phần lưu lượng, ban ngày để nước chảy nhièu vì mỹ thuật là chính (khỏi cần nói thì phải hiểu là có hiêp ước với bạn láng giềng, vì thác Bàn Giốc  1 trong những thắng cảnh quan trọng của họ ở khu vực này, tên là Đức Thiên). Đập thủy điện và dẫn thủy là của ta, nói để bạn đọc đừng bức xúc vội. Cuối chân bài này các bạn có thề xem hình ảnh khi lượng nước cao nhất vào đầu tháng 10 dương lich, mượn của anh bạn đã đến vào lúc đó cũng cùng năm. Thằng viết đã chọn mùa mưa này để đến Bản Giốc - mua vé từ bên Mỹ nhắm vào mùa này - nhưng thiên thời mấy ai lường được!

Con đường chạy trên mé thung lũng, trên cao (xem hình 1), để xuống thung lũng có con đường đất mà bắt đầu là 1 trạm thu phí kiêm biên phòng. Mua vé (xe hơi cũng mua vé toàn xe) thì phải trình chứng minh, passport - nhắc nhở rằng dưới kia là biên giới, mà không phải cửa khẩu di trú.
Hình dưới chụp được toàn bộ bề ngang của tiền diện thác Bản Giốc từ lòng thung lũng, phía hồ chân thac chính không thấy được vì các thửa ruông. Chỉ 1/4 trong góc phải là phần thác thuộc chủ quyền TQ.
Đáy của thung lũng là 1 mặt bằng kích thước trung bình 300 mét x 2 cây số, toàn bộ diện tích thuộc vể Việt Nam.
Đây là khúc đường bên chân núi nhìn xuống thung lũng Bản Giốc. Bên trái là ngõ rẻ xuống con đường đất, sau bảng chào mừng là đồn biên phòng. Đối diện bên phải hình là ngõ vào khu hotel resort Sài Gòn Bản Giốc (của chain Sài Gòn), một hotel 4 sao giữa 1 chốn khá bất thường sau khi bạn đọc vừa xem qua quan cảnh con đường đưa đến.
Hướng đi tới là về 1 cửa khẩu tiểu ngạch qua Trung Quốc cách chừng mươi cây số, chiêc xe đang đi về hướng thị trấn Trung Khánh.
Từ điểm đứng chụp bên đường này nhìn xuống thung lũng:
Để bạn đọc hình dung liền và định vị tất cả các hình ảnh đến sau trong trang thì em xin ghi chú rõ ràng và chính xác các điểm then chốt. Hai mũi tên trắng đánh dấu bề ngang của toàn bộ quần thể thác Bản Giốc, tiền diện chính mà nói vì về bề sâu thì các tầng thác thụt lùi vào sau bên trái 1 khoãng chừng trên 100 mét. Trên bề ngang này có 1 quần thể nhỏ các bạn thấy bên trái hình gọi là Thac nhỏ. Thác nhỏ thuộc lãnh thổ Việt Nam. Bên phải của hình là thác lớn chiều ngang tiền diện chừng 100 mét. Không có mốc địa hình đánh dấu nhưng thác lớn chia đôi chừng ngay giữa mặt tiền nhìn thấy trong hình này.
Hai hình tam giác vàng là vị trí 2 cột mốc biên giới đặt vào năm 2001 số 836. Lằn biên giới quốc tế chạy ngay giữa khoảng cách 2 cột mốc, cũng là nơi sâu nhất của mặt hồ chân thác. Với lằn biên như thế thì dĩ nhiên toàn bộ mặt bằng thung lũng "thuộc về ta".

Một lần cho mọi lần: các bạn đã rõ chưa?

So sánh, hình này không phải của em. Thác nhỏ bên trái và lớn bên phải mùa nước lớn nhất, tháng 10.

Quần thể Thác nhỏ, Ban đêm đập thủy điện ở thượng nguồn sẽ giữ nước và Thác nhỏ hầu như sẽ gần khô. Giữa 2 thác là một ốc đảo thuộc chủ quyền Viêt Nam là điểm đứng chụp hình này.
Thác lớn, cũng chụp từ miếng bất động sản quý giá đó. Chiếu theo vị trí 2 cột mốc biên giới thì lằn ranh chia đôi thác lớn nằm ngya chổ chiêc bè đang thấy. Phía trái hình là của Việt Nam, phía phải hình là chủ quyền Trung Quốc.
Cực trái của mặt tiền toàn Thác Bản Giốc: Thác nhỏ

Cực phải của mặt tiền Thác Bản Giốc, phía Trung Quốc. Trên góc hình là con đường đi du ngoan của họ, phải bám chân núi bên đó.
Tầm nhìn từ trên ốc đảo giữa 2 giòng thác lớn và thác nhỏ (nơi này có bến bè du ngoạn giữa giòng, thương vụ bên Việt Nam):
Toàn thể các mặt bằng nào thấy trong các hình đều là phần đất Việt Nam. Đất TQ tại thác Bản Giốc toàn là triền núi.
Trên ốc đảo giữa 2 giòng nước là bệ mốc biên giới bên Việt Nam:
 Chiếu tướng cột 836 của Việt Nam, bên chân dốc núi tả ngạn:
Lối đặt cột mốc này là lối đặt khi 1 giòng sông chia hai lãnh thổ, như cột mốc tại Lào Cai và Móng Cái - hình và du ký trong blog này. Biên giới lục địa chạy theo đường đáy sâu nhất, mặt nước của hai bên xử dụng cho đến khi lên bờ đất bên kia mới là nước khác. Dĩ nhiên còn chủ quyền kinh tế, không thể neo thuyền sát bên bờ nước láng giềng mà ngồi câu cá. Nó liệng gạch cho vỡ đầu là nó phải, mình quấy.
Bên bờ Trung Quốc có ông câu cá:
Bên bờ Viêt Nam quốc cũng có ông câu cá
Mùa này tháng 11 thác đã bớt nươc nhưng quan cảnh có thể lại là đaẹp mắt hơn khi nước đổ ào ào, mặt tiền chỉ thấy 1 bức tường trắng xóa và hung dữ.
Nóc thác nhỏ bên phần đất Việt Nam

 So sánh với lúc nươc nhiều trong tháng 9, 10 dương lịch, 2016 (hình từ Internet)

Khu buôn bán kỷ niệm giải khát và nơi mua vé lên bè hiện nay (tương lai thì đang thấy có quy hoạch lại cho gọn hơn) Đối diện là bến bè bên TQ - khu buôn bán của họ ở 1 nơi khác không nhìn thấy từ đây và lớn gấp nhiều lần bên Việt Nam. Với đầy đủ giấy tờ mình có thể đến đó nhưng lối đi khác, cũng từ con lộ chính ra cửa khẩu.

Lên bè ra giữa hồ chân thác lớn:
Chổ này là từ trên ốc đảo giữa thung lũng, phần đất Việt Nam. Đối diện là 1 bến tương tự với bè du lịch y hệt mẫu mã, mui bè thì màu xanh (ta màu đỏ, trong hình). Tại đây là cuối cái hồ ở chân thác nơi con suối hẹp lại chỉ còn chừng 100 mét, đường ranh lòng sông vẫn là giữa 2 bờ. Cũng theo công pháp quốc tế áp dụng mọi nơi có mặt nước chia đôi 2 quốc gia, trên mặt nước thì không bên nào kiểm soat đi lại. Cho dến khi đặt chân lên bờ đất 1 nươc nào thì phép di trú và hải quan nước đó mới ứng dụng. Cho nên trên hồ bè của Việt Nam và bè Trung Quốc đều đi lại thong thả trên toàn mặt nước, chỉ là không bè nao của TQ ghé bén VN và ngược lại. Bè của chúng em đến bờ TQ để xem cột mốc chủ quyền TQ, chỉ cách bờ chừng 10 thước vẫy chào du khách nước bạn trên bờ thoải mái vô tư.

Mấy người này lên xuống mặt hồ chuyên chở hàng hóa chắc chỉ để phục vụ các thương vụ lặt vặt cho du khách 2 bên. Chả hiểu có theo phép hải quan nào và của bên nào không và cũng không rõ quốc tịch của họ nhưng khả năng là người Việt, số lớn thấy tấp vào bờ Việt Nam.





Trong du ký này:       1.  2.  3.  4 5.  6.  7.    





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét