Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Đông Bắc - QL số 4

Trong du ký này:       1.  2.  3.  4.  5.  67.    ⏩

Con đường nối liền Cao Bằng với Lạng Sơn cố hữu là Đường số 4, xưa Pháp gọi là Đường thuộc địa số 4, thời Bảo Đại 1950 gọi là Quốc lộ số 4 nhưng tên RC-4 vẫn được dùng trong các tin thời sự thời đó và trong quân sử Pháp. RC là Route Coloniale. Hiện nay đường Quốc Lộ số 4A là hậu thân của tuyến đường đó.
Chúng em vì đi thằng từ thác Bàn Giốc và mục tiêu là thung lũng Bắc Sơn trong tỉnh Lạng Sơn nói chung là theo tuyến đừng này, nhưng đã mượn 1 khúc đường QL-3, lợi dụng 1 tỉnh lộ nhỏ để bắt qua QL-4A. Qua Đông Khê rồi đến Thất Khê thì rời đường 4A để đi về Bắc Sơn.
Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê và Bắc Sơn là những địa danh nổi tiếng với 1 số người Pháp, những biến cố tại đây là không xa vời gì nếu nhìn lịch sữ cận đại 1 cách nhất quán, nhìn thứ tự những niên đại 1945, 1950, 1954, 1975, 1979 và những mối liên quan khá chặt chẻ giữa những niên đại đó. Thế nhưng trong tư duy đa số người Việt Nam hôm nay vùng Đống Bắc này không gây 1 tiếng chuông gì nghe quen thuộc hay ý nghĩa.

Năm nay chúng tôi đi đoạn từ Bản Giốc đến ngã tư đường ở Thất Sơn. Năm 2014 nhờ anh bạn rất nhiệt tình, năng động và chịu chơi đã đưa thằng viết đi từ Lạng Sơn đến ngã ba Tiên Yên trong tỉnh Quảng Ninh và đã đến mũi đất tiền tiêu cực Đông ở Móng Cái, mũi Sa Vì.

Lịch sử biên cương của rất nhiều nước là lịch sử các bức trường thành phòng ngự. Từ Vạn lý Trường thành, lũy Antonine giữa Anh quốc và Tô Cách Lan, đường Maginot, lũy Thày ở Quảng Bình v.v... và... hàng rào điện tử McNamara. Đường vẽ màu xanh này trông đẹp như mơ trên giấy, là 1 tuyến phòng thủ mà người Pháp đã hình dung ra, xây dựng và củng cố 1 thời gian trước khi bỏ ngõ năm 1950.
Ngày 1 tháng 10 năm 1949 Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời nhưng tàn quân Quốc Dân Đàng còn tiếp tục chiến đấu, nhất là về phía Nam từ vùng Nam Quảng Tây đến Vân Nam biên giới Miến Điện. 
Tuyến phòng thủ dọc theo đường số 4 gồm các chốt rất cứng là Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê và Lạng Sơn,ra tới Tiên Yên - Móng Cái (xin xem du ký Lạng Sơn đi Móng Cái) hợp cùng nhiều 'blockhaus' - lô cốt, những pháo dài bê tông với quân số chừng 1 trung dội - chen giữa. Mục đích là ngăn chặn sự xâm nhập ngày càng lớn của các đơn vị Việt Mình qua lại phần đất Trung Hoa huấn luyện, trang bị và tái xâm nhập. Mục đích đã là khá thành công. Với một kết quả bất đắc dĩ khác là ngăn chặn và tước khí giới làn sóng tàn quân Quốc Dân Đảng Trung Hoa vào tháng 10 năm 1949. Lúc này lực lượng vũ trang của Việt Mình đã trên 6 năm tuổi, đã có đơn vị cấp sư đoàn gọi là đại đoàn được thành lập và trang bị bên đất Trung Hoa tái xâm nhập về mang theo cả đại bác và cao xạ tối tân nhất thời đó.
Các lực lượng này liền "thực tập" hành quân cấp đơn vị lớn, hợp đồng đơn vị đầu tiên, và diện địa lớn đầu tiên tại địa bàn con lộ số 4 thuận lợi này. Trong chiến dịch trên 1 tháng mùa xuân 1949 gọi là Chiến dich Cao-Bắc-Lạng các đồn bót và chốt lớn của quân Pháp còn nguyên vẹn nhưng khá lung lay nhất là về tâm lý. Yếu điểm lộ rõ là hậu cần tiếp tế mõng, dài và không thể an toàn. 

Từ đó và do sự sụp đổ của Quốc dân đảng Trung Hoa (*) tham mưu Pháp mới phạm lỗi lầm to lớn đầu tiên (con domino đầu tiên, thực tế bắt đầu bằng việc mất Đông Khê - sau phải chiếm lại). Là triệt thoái bỏ rơi con chốt phố Cao Bằng trong 1 lúc không bị áp lực, bỏ ngõ toàn tuyến RC-4, rồi cuối cùng là thành phố Lạng Sơn cũng hoàn tòan không bị áp lực. Gây ra phản ứng kịp thời của các binh đoàn tân lập Việt Minh đánh phá cuộc triệt thoái đó, gọi là Chiến dịch Biên giới kết liễu số phận cả 1 cánh quạt 90 độ Đông Bắc của Bắc Kỳ. 
(*) Chiến tranh Cao Ly bắt đầu vài tháng trước với làn sóng thành công ào ạt của quân Bắc Hàn với sự hỗ trợ của quân Giả phóng ND Trung Hoa đã ảnh hưỡng không ít tư tưởng chiến lược của tham mưu Pháp, đứng ở thế địa dư gần như nhau. 

Thời điểm là tháng 9 năm 1950. Là phiên bản I của cuộc triệt thoái Pleiku đúng 25 năm sau. Y hệt cho đến tận chi tiết. Lịch sử chiến tranh chỉ chuyễn biến lớn khi 1 trong 2 bên làm một điều gì quá hay hoặc quá ngu muội.

Chuyến du ngoạn này của thằng viết và đồng hành được tham quan toàn bộ sân khấu của tấn tuồng bi hùng đó. Mời bạn đọc xem hình ảnh du lịch - dù là chỉ từ các con lộ nhưng là chiến trường cũ - để bổ xung cho những lời tường trình khô khan của lịch sử.


Video minh họa đia hình khu vực QL-4A đi qua, môi trường (hiện trường) của các biến cố 1949 - 1950.


Cao Bằng nó cao nhưng nó bằng, khá bằng trên phần lớn các tuyến đương quanh co.


Mặt đường lộ mới, khá tốt suốt dọc tuyến, chỉ đang làm 1 khúc đèo bắt từ đường số 3 qua số 4.
Nhìn lại các hình ảnh nguyên thủy thời điểm 1945-1950 (xin xem toàn tập phim tài liệu link dưới trang)  thì trên phần lớn địa hình này là rừng nguyên sinh khá dày đặc. So với các hình ảnh năm 2016 này thì khá khác biệt. Tài nguyên gỗ to tát mất đi không bao giờ trở lại.
Dân cư hiện nay cũng đang còn khá thưa thớt.


Cảm giác khi trên đường chỉ thình thoảng thấy xe cộ di chuyển địa phương là, đây là 1 vùng sâu xa hèo lánh. Cùng xử dụng 1 mặt đường nhưng họ là đây, mình là từ xa, chi đi qua, thấy 1 cái gì buồn buồn.
Các phương tiện xe liên tỉnh hay xe tải đường dài ít thấy, khác hẳn trên các đoạn tỏa ra như căm xe từ Hà Nội, như Lạng Sơn-Hà Nội, Cao Bằng-Hà Nội.
Rạng đông của những ngày mới:



Đến Thất Khê ghé ăn trưa. Cơm hàng khó kiếm, nấu ăn không phải là cho tài xế đường xa hay du khách cho mình thêm ý thức là mình đang đi trên cung đường ít ai đi.
Vùng đồi núi cao loại núi già như núi Trường Sơn. Đây là viềng phía Nam của đường số 4 mà chúng em phải vượt qua để đến thung lũng Bắc sơn.

Phú chú:
 
Phim tài liệu về bối cảnh và trận chiến RC-4, dài 1 tiếng dồng hồ
https://www.youtube.com/watch?v=jxadfRbYx50
Trong du ký này:       1.  2.  3.  4.  5.  67.    ⏩





--oo00oo---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét