⏪ trang truoc ⟲ trang đầu trang sau ⏩
Em không đi được đến hang Sơn Đoòng. Lý do là vì biết rõ hạn chế của cơ thể mình nay đã hết còn là trẻ. Tuyến đi thì Ok, vì chi chớ hành quân đường rừng núi Trường Sơn thì đã quá biết, còn thẹo để làm chứng. Nhưng leo trèo phía trong hang tối 2 ngày đêm ròng rã thì em xin tạm khước kỳ này 😊, để đó xem phim ảnh tivi cho nó lành. Và cũng vì lý do nhân bản khác là trong giai đoạn này thằng viết không muốn tốn 1 số tiền lớn mà mình có thể để dành giúp đở nhiều đối tượng cần giúp đở ở quê nhà, hơn là dùng - mặc dầu cũng là đóng góp cho xã hội - vào 1 đam mê cá nhân đơn thuần.
Em không đi được đến hang Sơn Đoòng. Lý do là vì biết rõ hạn chế của cơ thể mình nay đã hết còn là trẻ. Tuyến đi thì Ok, vì chi chớ hành quân đường rừng núi Trường Sơn thì đã quá biết, còn thẹo để làm chứng. Nhưng leo trèo phía trong hang tối 2 ngày đêm ròng rã thì em xin tạm khước kỳ này 😊, để đó xem phim ảnh tivi cho nó lành. Và cũng vì lý do nhân bản khác là trong giai đoạn này thằng viết không muốn tốn 1 số tiền lớn mà mình có thể để dành giúp đở nhiều đối tượng cần giúp đở ở quê nhà, hơn là dùng - mặc dầu cũng là đóng góp cho xã hội - vào 1 đam mê cá nhân đơn thuần.
Đó là lý do thằng viết chọn xem Hang Én thay vì Sơn Đòong. Hang Én là cửa ngõ vào hang Sơn Đoòng, chỉ cách 5 km và 1 giờ đi thêm, là hang lớn thứ nhì tại Việt Nam, lớn thứ 3 trên quả đất. Là không phải chuyện nhỏ, mời bạn đọc theo dõi.
(Vì từ 'Đòn' đọc theo lối Bắc không nghe được như chữ đòn đọc theo lối Nam hay Huế, như trong 'đòn gánh' nên người ta đã nghĩ ra cách viết hơi lạ mắt như thế. Cac bạn Nam hay Trung có thể đọc như mình hay thường phát âm. Hang Sơn Đoòng đặt tên theo 1 bản (làng) người dân tộc thiểu số trong khu vực rừng núi này, tên là Bản Đoòng. Nhiều đỉnh cao tại quốc ngoại còn chế ra, đọc 'Doong' là 'Giòng' và tự ý dịch là "giòng sông trong núi"! Em lạy các đấng, muốn bi bô về Việt Nam thì về Việt Nam mà thăm, mà thấy, mà nghe.)
Muốn biết về Hang Én thì xin bạn đọc xem trươc bài wiki này sơ lược, sẽ thấy là không phải "chuyện nhỏ", bài còn (lúc viết) nói là không có đường vào ngoài trực thăng. Lý do các đoàn quay phim đều đã vào bằng trực thăng.
https://en.wikipedia.org/wiki/Hang_%C3%89n
Thằng viết nghiên cứu tỷ mỉ tất cả các nguồn thông tin và vào tháng 3 năm 2017 liều mạng vào trang của Oxalis đang ký, đóng tiền. Với ngày sanh tháng đẻ rỏ ràng mà công ty không hề thắc mắc lại còn cổ vũ "cố lên" thì nó mua vé về Việt Nam sao cho thuận đi với tour ngày 10 tháng 5, 2017. Nghe nói tháng 5 là tháng tối ưu để đi các hang động tại Phong Nha-Kẻ Bàng.
Đoạn
chót của lộ trình trên 10 nghìn dặm đến với Hang Én: phi trường Đồng
Hới. Người ở Việt Nam bây giờ nghe 'phi trường' thì hiểu nhưng hay nói
trại ra là 'phi thuyền' để nhạo người quê mùa còn dùng từ vựng từ "chế
độ cũ", vì nay họ gọi là sân bay hay phi cảng.
Phi
cảng Đồng Hới một chiều mưa như xối ngày 9 tháng 5, 2017, phi cảng tỉnh
lẻ không có cầu nối cho phi cơ - Airbus A321 của hãng Vietjet, chuyến
thứ 2 trong ngày từ Tân Sơn Nhất.
Một cảnh quan tươi mát sau những phi trường to lớn nhưng phi cá tánh ở những đô thị sầm uất khác mà lữ khách hầu như không thể phân biệt được.
Công ty Oxalis có xe ra đón về làng Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Cuốc đi chừng 1 tiếng đồng hồ, chuyến xe 12 chổ cho 1 khách, êm ả, xuyên qua một vùng đất nhìn như yên bình nhất trên thế giới trong thế kỷ thứ 21 này.Gần đến làng Phong Nha trong khu đã được dành làm vườn quốc gia đường tỉnh số 20 theo dọc giòng Sông Son yên ả nên thơ.
Chỉ 7 ngày trước đây chật vật trên xa lộ Los Angeles kẹt xe, nay em thọc tay vào túi buổi chiều yên tịnh hút điếu thuốc đi dạo con đường làng vùng xa, xa nhât trên quả đất. Whoohoo! đời thú vị làm sao.
Hành trình mạo hiểm vùng sâu bắt đầu tại đây vào khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng, nay đã thâu hút sự chú ý của thế giới qua các phát hành National Geographic, CNN v.v... và phim ảnh như Kong Skull Island, Pan.
Sông Son bên đường Tỉnh lộ 20 rẽ từ đường Trường Sơn nhánh Đông. Phía sau của nhà nghỉ cũng là trụ sở chính của công ty (tầng 1 nhìn thấy) là 1 bãi tắm nhỏ. Du khách tham dự các tours mạo hiểm (adventure expeditions) không buộc phải đến ở nhà nghỉ này, vì chung quanh gần đây có nhiều nhà nghỉ nhỏ và loại homestay, rẻ hơn hay mắc hơn. Xe của công ty sẽ rước về trụ sở chính trước mỗi hành trình và đưa về lại đây sau khi đón từ trong núi ra.
Nhà thờ giáo xứ An Hòa bên kia sông. Trong khu vực này chừng 30% dân số theo đạo công giáo, 1 tỷ lệ cao so với toàn quốc.
Non nước phia Tây tỉnh Quảng Bình đẹp đến não nùng.
Hình ghi nhận tại nhà nghỉ Oxalis.
Tháng 6 này công ty Oxalis (tên gọi 1 loài hoa dại có bên Anh mà tại đây mình gọi là me đất) kỷ niệm sinh nhật thứ 6. Là một công ty do người Việt Nam quản lý nhưng Hiệp hội Hoàng gia Anh quốc British Cave Expert Association hỗ trợ, hiệp hội đã giup khai phá các hang lớn trong tỉnh Quảng Bình trong đó có động Thiên Đường và hang Sơn Đoòng.
Oxalis được phép độc quyền khai thác và dẫn đắt du lịch hệ thống hang động bao gồm Sơn Đoòng, Tú Làn, Hang Én, Hang Lạnh, Hang Nước Nức v.v... nằm sâu trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ bàng (khu vực này khác khu vực có các Động Phong Nha và Thiên Đường, nơi đó du lịch đại trào và tham quan phổ thông có khá nhiều du khách đến). Tư nhân không đươc vào các vùng này thăm viếng cắm trại hoặc định cư, kinh doanh (có dân tộc thiểu số sinh sống tự do ở đó), nhân viên kiểm lâm kiểm soát rât gắt gao. Đi qua các vùng thì có những con đường núi như tả trong các hình sau, và có du khách chủ yếu là "Tây" và dân phượt thật mạo hiểm đi qua bằng xe gắn máy, đến 1 vài nơi hạn chế được thăm viếng tự do.
Trụ sở chính của Oxalis nằm tại làng Phong Nha tại nhà nghỉ của công ty bên bờ Sông Son, cách sân bay Đồng Hới chừng 1 giờ xe.
Gian phòng thuyết trình và hường dẫn briefing trước các cuộc hành trình. Hầu như toàn bộ nhân viên cùa công ty Oxalis thằng viết được giao tiếp đều là người Quảng Bình, số lớn nói tiếng Anh rât lưu loát (hơn 50% dân số Việt kiều tại Nam Cali là chắc!) và dễ mến khác thường. Từ các anh hướng dẫn viên trẻ trung đến các porters có người đã trung niên - dĩ nhiên các anh em porters it nói tiếng Anh, nhưng nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản. Em gốc người Huế nên trò chuyện với tiếng Quảng chỉ 2 phút là hòa mình được ngay, mặc dầu lúc đầu khi nào cũng "tưởng chú là người Nhật, Hàn quốc v.v..".
Em từ Sài Gòn bay ra Đồng Hới, ngủ lấy trớn 1 đêm tại Oxalis và 8 giờ sáng hôm sau tham gia "du ngoạn" Hang Én". (Vào thấy lại núi rừng lại nhớ câu "ngủ lấy trớn", từ vựng của quân Dù hồi xa xưa, dùng khi sắp phải hành quân bằng cẳng)
Từ văn phòng Oxalis đến điểm xuất phát còn phải đi xe chừng 1 tiếng. Các bạn thấy trên bản đồ đia hình có 1 thung lũng dài chừng 13 cây số đưa đến điểm ghi Son Đoòng. Đó là hành trình phải đi trong 5 tiếng đồng hồ kể cả nghỉ dọc đường, nghỉ ăn trưa. Hang Én cách hang Sơn Đoòng 1 giờ đi nữa.
Vấn đề là từ mặt lộ trên đường đèo ngang lưng núi xuống đến dáy thung lũng là 1 con suối là 1 con dốc 45 độ, quanh co chừng gần 2 cây số! Vần đề hơn nữa là đó sẽ là đoạn cuối của 2 ngày hành xác, khi sức người (ít nhất là của thằng viết!) sẽ đã kiệt quệ tới mức số zero.
Trong địa phận này trước đây là khởi đầu các nhánh của đường mòn HCM - Đường giây Ông Cụ. Như chiêc cầu này nổi tiếng là 1 điểm bị đồng minh phe Miền Nam đánh bom khá dữ dội (xưa chỉ là 1 cái ngầm dưới vực), và "Hang Tám Cô" ở cách Phong Nha chỉ 18 cây số.
Hiện nay hầu như không còn ai còn ký ức của thời buổi đó. Chắc phải cố ý và lặn lội tìm kiếm mới ra những người rât lớn tuổi có thể kể lại đời sống thời đó như thế nào. Thanh niên bây giờ, nhất là Miền Bắc và vùng này thì có "biết", tức nhiên mọi thông tin là từ lề phải của xã hội, nhiều tư liệu và biện chứng nghe có khi cũng hơi... lạ lạ - đối với em.
Bên đường 562 qua 1 khúc quẹo có 1 ngôi chòi tươm tất do Oxalis dựng.
Đây là điểm xuất phát các tours đi Sơn Đoòng và Hang Én mà thôi.
Đoàn em theo có 17 người (tour hạn chế 16 nhưng vì có 1 cặp đôi ghi danh chót nên họ nhận) 14 là người Âu, thảy rất trẻ, và 2 mẹ con 1 người Việt từ Miền Bắc, mẹ chừng giữa 45-50, con 25 tuổi. Chỉ có em là lão nhất nhưng vì tế nhị chăng mà không ai tỏ vẽ để ý 😊.
Hậu cần: 14 người mang tải (porters, mà họ tự gọi là '"porter" vì không có từ nào chính xác hơn), 2 hướng dẫn viên, 3 bảo vệ thực chất là chuyên viên an toàn và 2 người kiểm lâm (lo kỷ luật các thành viên đoàn). Ngoài ra có 2 người đầu bếp cắm trại thường trực trong hang. Nói chung hơn 1 người hổ trợ hậu cần cho 1 người khách. Mỗi tuần có thể có đến 3 đoàn xuất phát, chen kẻ với các đoàn đi Sơn Đoòng vì các đoàn này (hạn chế chỉ 9, 10 người) xử dụng (chiếm) điểm ngủ đêm trong Háng Én.
Trong hậu cảnh, góc căn chòi là ngõ vào rừng. Khi gặp mặt tại văn phòng công ty thì thằng viết thấy "thôi rồi! Mấy thằng Tây này cẳng nó lên tới càng cổ mình, làm sao theo nó cho nỗi!". Nhưng khi thấy có 2 mẹ con người Việt thân nhỏ téo nhập toán thì lại phấn khởi, làm sao hai O này theo mình kịp. Rốt cuộc là lầm trong cả 2 nhận xét.
Dốc xuống sẽ tới lúc là 45 độ hoặc dốc hơn. Ai chưa đi bộ dã ngoại không biết chứ đi xuống khó và mệt các bắp cơ, đau chân hơn đi lên gấp nhiều lần. Em thì bị hơi quên cái vụ này, với kết quả tai hại. Đây là khúc bắt đầu cuộc hành quân dài 15 kí lô mét dã ngoại, cực kỳ dã ngoại.
Đường rừng sao thấy quen quen. Đất sét nâu đỏ trơn trược (mưa và sương) là nền con đường mòn 1 người qua, rể cây trồi làm ngăn bậc cấp, lá rừng ngang mắt, và cực kỳ nóng và ẩm thấp. Mồ hôi ra như tưới, chảy vào mắt cay như... như hồi xưa! Chỉ khác là nay không còn nỗi lo âu mìn bẫy, sợ đạn pháo hay tao ngộ chiến bất thần thôi. Côn trùng và đỉa vắt. Quá khứ xa xưa đã nối lại với hiện tại trọn một vòng tròn. Hổ còn nhớ rừng,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét