Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

Hang Én - 4


Đề nhấn mạnh và lưu ý cảm nhận của bạn đọc xin nói ngay rằng là,  tất cả hình ảnh trong trang này là ghi nhận từ trong một không gian hết sức đặc biệt. Phải nhận thức rằng đây là không gian của 1 cái hang trong núi, không phải hình ảnh ngoài trời, 1 cái bong bóng vĩ đại, 1 cái động như không có cái động nào trên địa cầu so bằng. Nóc của hang này không nhìn thấy vì quá cao và tối.
Không gian này có khí hậu riêng của nó, có sương có mây, có mùa khô và có mùa nước ngập toàn diện. Có sông, có bãi, có hồ có núi và có hang động riêng của nó. Côn trùng và muôn vàn chim én dơi bay lượn trên "không trung". Và không gian này biến đổi từng mùa từng năm, từng thiên niên như thế giơi tự nhiên bên ngoài.

Một ngạc nhiên của con người, một kỳ quan của Tạo Hóa.
Trong không gian kín này âm thanh lớn, tiếng gọi lớn vang dội qua lại rất lạ lùng.


Cái khe bạn đọc thấy dưới chân vách đá dài ra đến cửa sau của Hang Én, nước trong hang chảy ra phía đó. Khe này sâu trên 1 km và có chổ đi phải đụng trần đá. Dưới nền là bãi sạn và 1 phần con suối đang chảy, lúc này giòng nước thì nhẹ và nông. Trong ấy tối om, không có flash nào soi được nhưng mắt trần có thể nhận được chi tiết và với đèn soi trên nón thì không trở ngại gì trong lúc di chuyễn.

Tât cả ánh sáng trông thấy là ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ lớn, trong hang không có ánh sáng nào khác. 2 hình này thấy các thạch nhủ hơi nhạt nét vì có 1 lớp bụi hình như là đất sét bao phủ. Được anh porter giải thích là lớp phù sa do khi nước trong hang lên tới đó.

 Màu sắc dưới ành sáng tự nhiên từ cửa sổ (miệng hang) soi vào buồi sáng.
Em nhắc lại để nhỡ bạn đọc có quên sau khi xem vài hình ảnh, rằng đây là trong 1 cái hang! Một không gian kín với nguồn ánh sáng duy nhất đến từ cửa sổ khồng lồ này.
Cửa sổ cao duy nhất ở khu vực này của Hang Én cho ánh sáng vào hang. Muôn vàn chim én cùng tiếng gọi đàn gần như tan biến vào không gian bát ngát của hang.
Một tiên cảnh mà một buỗi chiều và một buỗi sáng không đủ để thấm vào tư duy của người chiêm ngưỡng. Hình ảnh chỉ ghi được hạn chế 1 ít góc cạnh, và chỉ cảnh nào có được ánh sáng thiên nhiên.
Bóng cây lá xanh sáng rực rở sáng ngày 11 tháng 5, là đọt cây cổ thụ rất cao từ triền núi đổ xuống từ ngoài miêng hang, như thấy trong các hình trươc.
Hình dưới: trong đáy "gian phòng" này của Hang Én là cổng vào to lớn, bề ngang chắc trên 100 mét, đen ngòm đưa vào phía trong hang. Nối tiếp hang này là 1 hành lang dần dần nhỏ lại đưa ra cửa sau của Hang Én. Dĩ nhiên càng đi vào sâu thì sẽ càng tối và sẽ tối đen khi ánh sáng từ cửa sổ không còn vói tới.
Nếu có cách nào treo lũng lẵng 1 chiếc Airbus 320 với sãi cánh là 37 mét từ trên nóc miệng hang này thì nó chỉ chiếm chưa đến 1/2 bề ngang của hang. Nó có thể bay qua miệng hang thong thả. Và miệng hang này là trong không gian của 1 cái hang!
Ánh sáng thiên nhiên từ cửa hang ở trên cao soi xuống.
Nóc Hang Én ở khu vực này cao chừng 150 mét, bạn đọc thử ước chừng bức tường dựng đứng (vách núi) này là cao bao nhiêu.
Có nhiều chổ cát ướt là nước từ nóc hang rỉ xuống.
Giòng suối lạnh chảy lúc mùa này là êm ả, 1 bên dồn lại thành 1 cáo ao. Đáy ao không phải cát mà là đất sét nên không thân thiện mấy. Ngưoc lại tấm rửa phía giòng suối đáy sạn lại rất mát và nươc trong vắt.
Giọt nước nghìn năm không hề dứt. Từ trên vòm đá trong không gian không có gió này 1 giọt nước đã rơi đúng 1 điểm hơn mấy chục thước phía dưới và sau bao nhiêu nghìn năm đã tạo được mầm non của 1 thạch nhủ giữa bãi cát.
Từ có lẽ trước đức Phật, trước Tam Quốc và văn minh loài người, chỉ vẫn một giọt nước mong manh giữa hang động bao la vắng lặng, không nghỉ và đều đặn như mặt trời, giúp tạo nên vũ trụ của ta. Vậy ta có nghĩa lý gì, khi không bằng chỉ 1 giọt nước của Tạo Hóa.
Thạch nhủ "trẻ" nhất giữa bãi cát.
Là đá cứng như cẩm thạch nhưng lại thể hiện một sự sống động lạ lùng.

Ngoài những lều cá nhân có cái là đôi thì có 2 mái plastic khác, 1 cho nhà bếp và 1 bàn ăn tập thể. Lý do là hàng nghin con én bay lượn thường xuyên trong không gian của động. Khả năng là bàn ăn sẽ ô nhiễm trong thời gian ngồi hết buỗi cơm chiều hay sáng. Hình dưới là buỗi ăn sáng trước khi lên đường.
Đêm về thì tối như mực, chỉ còn ánh sáng của vài cây đèn chong đêm để di chuyển quanh trại (và đến nhà vệ sinh!) Mặt trời lên phía ngoài, sáng ngày 11 tháng 5:
Bạn đọc xác định vị trí các khối đá - và kích thước nhỏ bé của đoàn người thám hiểm - trong hình trên và dưới để nhận thức tầm vóc của tấm hình trên.
Sáng hôm sau trước khi lên đường về thì có hành trình ngắn đi sâu vào đáy hang để ra xem cửa sau của Hang Én, là cửa ngõ đi về hang Sơn Đòong.

Đến đây là lúc phải thú thạt thất bại vô cùng to lớn của thằng viết, và sẽ là thất vọng của bạn đọc. Đó là, vì chấn thương không mấy gì nhẹ vào giây gân đầu gối trái mà nó phải bỏ dỡ đoạn thám hiểm này của chương trình. Bạn đọc nào có ý định đi con đường này lấy làm bài học.
Đây là phần khám phá 1/2 của Hang Én, phần không kém gì ngoạn mục mà thằng viết sau nửa vòng trái đất đã đến được gần kề, chỉ còn 1 giờ nữa là tới! Đen, và có thể đã tránh được.
Lý do là đoạn dốc đá thấy trên. Sau khi được hướng dẫn viên mô tả lộ trình, mà thật ra không khó với đôi cằng giò nguyên vẹn không chấn thương (mặc dầu cơ bắp còn đau sau 1 ngày cố gắng), thì thằng viết nói rằng sẽ không theo được và xin lên đường ra về trước để khỏi làm trể nãi các thành viên khác trong đoàn. Anh hdv sau khi hỏi hang ân cần và với toàn sự chú ý đã đồng ý và cắt riêng 1 porter dìu dắt nó lên đường về trước. Khâu quyết định là đoạn leo núi chiều cao 400 mét sau cùng - là đoạn đầu tiên lúc khởi hành ngày trước.
Đó là trở ngại to lớn nhất, và sau khi về đến nơi nhìn lại mới biết là đúng, là quyết định an toàn và khôn ngoan cho cá nhân và người phụ trách.


Đoạn dốc lên khá cao trong hang (trong hình), sau đó sẽ là 1 đoạn quanh co chừng 1 km đá lởm chởm. "Con đường" đi không phải là đương mòn dọn sẳng vì Oxalis và tình Quảng Bình không cho thay đổi gì vào từng chi tiết của các hang động loại này. Con đường là chổ nào có thể leo lên đá, đi giữa đá với cạnh sắc bén nhất. Với chấn thương đầu gối của thằng viết cho dù có vượt qua (với thời gian thì là được) thì khi về trại sẽ phải nghỉ ngơi 1 thời gian dài mới hồi phục để sau đó lên đương về được. Và luôn luôn trong đầu vẫn còn ám ảnh của con dốc chót lên đường tỉnh lộ 562 trên đèo!
Sau đây là vài hình từ facebook của Oxalis minh họa cho bạn đọc nhưng gì thằng viết đã thiếu sót. Lưu ý là hình ảnh là sở hữu Oxalis, dùng đây không mục đích thương mại (mà còn quảng cáo giúp) Hình là chuyên nghiệp trong điều kiện tối hảo do các chuyên viên đã mang trang bị nặng vào soi sáng và ghi ành, nhưng cũng cho thấy cảnh có thể thấy bằng mắt trần.
Cửa sau của Hang Én đưa ra ngõ đi vào hang Sơn Đòong
Nguồn: Oxalis

 Hai hình dưới là cảnh mà thằng viết đã đi qua, trên là dưới cái khe từ phần chính của hang luồn ra cửa sau.

Hình dưới là ngỏ vào dưới chân núi thấy ở trang Hang Én - 3, nhưng nhìn từ trong ra khi rời Hang Én.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét