Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

Huyện đảo Lý Sơn

 trang truoc  trang đầu  trang sau 

Trước đây ngoài khơi Quảng Nam có Cù Lao Chàm, thì ngoài khơi Quảng Ngãi có Cù Lao Ré. Nay Cù lao Ré gọi là đảo Lý Sơn. Đảo Lý Sơn nhỏ bằng 1/2 Cù Lao Chàm nhưng địa hình đa dạng và cảnh quan màu sắc hơn Cù Lao Chàm nhiều.
Muốn đến Lý Sơn thì phải đến Cảng Sa Kỳ ở huyện Bình Sơn cách thành phố Quảng Ngãi chừng 20 km, cách Đà Nẵng 130 km. Đảo Lý Sơn cách cảng Sa Kỷ chừng 30 km, tàu cao tốc đi chừng 1 tiếng 45 phút là tới.
Bám càng vợ chồng anh bạn quý Đà Nẵng - thời gian gần đây đã hầu như trở thành gia đình của mình ở quê nhà - thằng viết theo xe nhà khởi hành từ Hội An vào giấc sớm, qua cầu Cửa Đại đi đường mới ven biển, đến cảng Sa Kỷ vào chừng 11 giờ, kịp chuyến cao tốc đi đảo.


Con đường đẹp chạy từ cầu Cửa Đại Hội An chừng 40 km cho đến gần Tam Kỳ gọi là đường Thanh Niên, chạy ven bờ biển chừng 5 km. Vắng. Qua khu vực Chu Lai, còn là Quảng Nam, đến khu Dung Quất là Quảng Ngãi. Ô! có mấy con cò!

Thế là trong 3 ngày từ Đồng Hới đến Quảng Ngãi em đã đi xuyên Ngũ Quảng Đàng Trong. Quảng Bình, Quảng Trị, Quãng Đức (phủ Quảng Đức là tên gọi tình Thừa Thiên truoc 1820), Quàng Nam, Quảng Ngãi. Dọc đường Cái Quan.
Không vào tỉnh lỵ Quảng Ngãi chúng em đến thằng thị trấn Cảng Sa Kỳ cách QN 15 cây số. Nhà ga (!) cảng có chổ gửi xe hơi qua đêm rộng rãi an toàn. Khách đi bằng xe gắn máy thì nên mang theo tàu ra đảo mà đi.
Chỉ mới dưới 3 năm trươc đây  muốn ra đảo thì phải theo tàu chợ, ghe chài đi ké.
Cảng mới khang trang sạch sẽ, chắc chỉ chừng hơn 1 năm trở lại. Dân tình còn hiền hòa hiếu khách và không chút chèo kéo. Hiện nay. Du khách tứ phương chủ yếu từ các tỉnh thành trong nước khá đông, 1 số không ít gần như 1 trên 2 là người Miền Bắc. Việt Nam thì Việt Nam chứ, người Bắc vẫn khác người Nam 😁
Vì Lý Sơn là hải đảo, lại khá gần cái vụ Hoàng Sa nên mua vé tàu cần phải có giấy tờ đây đủ, du khách hộ chiếu nước ngoài có quầy riêng để đăng ký. Ai đi nhớ mang theo đây đủ tùy thân nhe. Vụ manifest tàu bè từ hồi 2011 có tàu chìm ở Hạ Long với mười mấy ông Tây chết, nay khá chặt chẻ, nghiêm túc.

Cảng cá Sa Kỳ chỉ cách đảo tiền tiêu của Hoàng Sa về phía Tây nay do TQ chiếm chỉ 200 km, chừng 110 hải lý. Việc chủ quyền kinh tế trên biển chổ này phải còn mơ hồ và thuyền đánh cá VN thường xuyên bị tàu kiểm ngư TQ quấy nhiễu. Dân mình thì liều lĩnh, nhất là vì biển tài nguyên dồi dào, liều thêm 1 vài hải lý, có khi đi sát đảo Hoàng Sa thêm 1 chút là có được mẽ lưới bạc tỷ nên hay bị bắt hay có khi nặng hơn. Và câu chuyện là thường tình tại vùng duyên hải Quảng Nam-Quảng Ngãi này.

Có loại tàu gọi là siêu tốc kiểu catamaran thời gian đến bến chì chừng 1 giờ, các bạn nên chọn thay vì tàu cao tốc kiểu này, ồn, nóng, bít bùng và theo em thì phương án thoát hiểm không ổn cho lắm.

Đi chút téo thì tới cảng cá Lý Sơn. Lý Sơn tuy được dân phượt biết đến nhưng chỉ mới 2 năm trở lại đây là có phát triển du lịch đại trào. Đó là nhờ mới có điện từ lưới điện toàn quốc, đem ra qua giây cáp ngầm. Có 1 sự phấn khởi thấy rõ trong cư dân tại đây, từ người nông dân đến ngư phủ, chủ nhà đất đến bạn hàng, con buôn. Đảo tuy nhỏ bằng 1/2 Cù Lao Chàm nhưng năng động và tấp nập hơn Cù Lao Chàm nhiều.
 
Tấp nập là tấp nập tương đối, cho 1 hải đảo nằm ngoài luồng giao thông chính, về kinh tế hay du lịch mà nói. Đa số người du lích mới chú ý đến Lý Sơn chỉ chừng 3 năm nay. Giúp khám phá phải nói là "dân phượt" và mạng Internet.

Cảng cá Lý Sơn, nhìn từ khách sạn. Tháng là tháng 5, gió từ hướng Nam. Cảng nhìn vào tỉnh Quang Ngãi, từ đây có thể thấy đèn bờ biển, bên trái là Bình Châu, bên phải Bình Sơn nơi ban đêm có thể thấy đèn nhà máy lọc dầu Dung Quất.


Vào tháng 10 năm 2014 đảo Lý Sơn đã được điện khí hóa do đường giây cáp ngầm từ mạng lưới toàn quốc - gọi là điện lưới. Từ đó kinh tế và đời sống chừng 25 000 dân cư đã tăng vọt, theo lời người địa phương và bút ký dân phượt.
Cảnh đời thường kinh tế hiện nay không khác gì 1 thị trấn trong đất liền - nhưng dĩ nhiên thoáng hơn, mát mẽ và sạch sẽ hơn.

Hình bên ngoài khách sạn chúng em nghủ lại. Bên lề tí về du lịch nội địa: Không biết đã có nhiều người để ý chưa, chứ thằng viết này từ vài năm nay đã thấy hiện tượng này khá rõ: ở Việt Nam khách du lịch phái nữ, và phái nữ đi không, nghĩa là không có 1 đàn ông tháp tùng khá nhiều. Nhiều hơn du khách nam là chắc chắn. Mà gái (cô, bà, chị, thím, o v.v...) có chồng rồi nghen. Một số mang theo con, 1 số thì không. Không gian du lịch có nơi chật chội, như ghe đò xe cộ, cảng này bến nọ, sảnh hotel hay hàng quán ăn uống, cứ vãnh tai lên thì biết thôi, khó gì. Bạn đọc xác nhận dùng em có phải không chớ. Và giải thích dùm em tại sao số chị em như vầy là tuyền từ Hà Nội, hay miền Bắc.

Khu du lịch chính hiện nay tập trung bên cảng cá. Hình nhìn từ cầu tàu vào. Nhờ trời chổ này không (hay chưa?) có cổng chào trang trí đèn màu - như Cát Bà chằng hạn.
Không gian êm ả, sạch sẽ và hiện nay chưa xô bồ chen chúc - như 1 Dương Đông, Phú Quốc tỉ dụ.
Hình dưới: thêm 1 bàn tuyền là khách phái nữ. Tuổi này nó hơi lạ lạ, vì là giữa chừng xuân. Phụ nữ tuổi này mà chưa có chồng thì tâm phải bất ổn chút chút chớ, sao lại kéo nhau đi chơi, như không có gì hệ trọng? như thời gian son trẻ sẽ là vô tận? Làm em nghĩ, thế nào cũng là đã có, chỉ kéo theo 1 vài bạn độc thân thôi. Và dĩ nhiên là người Bắc. Em it thấy phụ nữ từ trong Nam, Nam là nam vĩ tuyến, đi du lịch 1 mình với con hay theo đoàn toàn là nữ. Thế mới hay chứ.
Mình không nói đến thanh nữ. Tuổi trẻ nam hay nữ, sinh viên, công nhân trẻ thì rũ nhau đi chơi là thường, xưa nay vẫn vậy. Đàn bà có chồng (chưa bỏ, nghe lâu lâu gọi phôn về anh anh em em) đi thành đoàn, có hoặc không có mang theo từ 1 đến 2, 3 đứa con nít, là phải gây chú ý chứ. Mà nhiều à nghen.
Cái khía xã hội học tiến bộ và mới mẽ này, em sẽ có dịp suy gẫm lại một khi viết xong loạt du ký năm 2017 này.




Tôm cá tại Lý Sơn toàn là đánh bắt từ biển, tuyệt nhiên không có từ bè nuôi như hầu hết hải sản tại Cát Bà. Hài sản bán tại Cù Lao Chàm cũng tương tự, từ biển cả, nhưng vì môi trường biển không phong phú và thuận lợi như tại đây nên không thấy dồi dào bằng. Hải sàn do ngư dân Lý Sơn đánh bắt quanh đảo và đưa về đảo bán cho ngành du lịch là chính. Dọc duyên hải Việt Nam từ Trà Cổ Móng Cái đến Hà Tiên, Phú Quốc tại Lý Sơn thằng viết đã thấy bày bán hải sản mang chất lượng cao nhất (và rẻ nhất) nước. Có thể nói là "quý" nhât nước.


Gần chợ cá Thôn Tây là Âm Linh tự. Đã tên là tự thì là chùa, nhưng thực chất là kết hợp cả đình, có cả "mộ lính Hoàng Sa", sự tích lính nào thì em không rõ. Được hỏi phải là quân nhân hải quân Việt Nam hy sinh năm 1974 không thì là không phải.

Tại dình làng xả An Hải, Cù Lao Ré, 1820



Để đươc xem hình full-screen các bạn dùng PC nhấn nút F11

 trang truoc  trang đầu  trang sau 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét