Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Xứ Quảng

Định vị đoạn ca dao quen thuộc Miền Trung này:

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nươc biếc nhu tranh họa đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông Nhà Hồ, ngại phá Tam giang

Thần Kinh Huế ở giũa phía Bắc là 2 tỉnh tên Quảng và phía Nam là 2 tỉnh Quảng khác. Đối với người miền Bắc cùa Huế thì "về Xứ Quảng" là về Quảng Bình hay Bình Trị Thiên. Người Miền Nam không dùng từ 'xứ' để nói về 1 miền đất, chỉ có trong những sáng tác trữ tình mới viết "về xứ Quảng", khi hàm ý là Quảng Nam - Quảng Ngãi. Văn thi nhạc sĩ Miền Nam nhất là thời chiến tranh chả có mấy đấng là biết hay đi đâu đến những nơi mình viết, ngồi đầu ngõ hẽm ờ đô thị sáng tác loạn cả lên về xứ về sở. Vì địa vị là "văn sĩ, thi sĩ" nên được cả vú lắp miệng em, cái gì các đấng nói hay dùng thì phải là đúng, xứ Quảng phải là Quảng Nam. Thiệt không đó các thầy? Ai nói? Nói cho cùng cũng vì các đấng cũng là người từ vùng đó, vô Sài Gòn lưu luyến về quê Miền Trung. "Xứ" nghe nó lãng mạn, nó ấn tượng nên nó thành phồ quát.

Xưa kia từ Đèo Ngang là ranh giới giữa Hà Tịnh và Quảng Bình - cùng với Sông Gianh là vùng phân chia Đàng Ngoài và Đàng Trong - có 5 cái Quảng liền nhau, gọi là Ngũ Quảng. Tỉnh Thừa Thiên ngày nay trước năm 1820 là Phủ Quảng Đức. Ngày nay cổng trái vào Thành Nội Huế từ Sông Hương có tên là cửa Quảng Đức.
Thời tiền chiến thuộc Pháp trung tâm văn vật, và văn chương, Việt Nam là Bắc Kỳ, là Đông Kinh, Hà Nội. Đọc trên giấy báo in ra và phát tán là "vô" xứ Huế, "vào" xứ Quảng.
Rồi 'truông' là gì. 'Truông' là một thổ ngữ, chỉ dùng chỉ 1 địa hình đặc biệt của 1 địa phương hạn chế, chồ khác không có. Cũng các đỉnh cao cà phê vĩa hè, đọc thấy chuyện nội tán Nguyễn Khoa Đăng luận ra rằng truông là rừng. Truông là rừng thì gọi là rừng, măc gì đặt ra thêm truông các cha, cả nước chổ nào là truông chổ nào là rừng?
Truông là rừng thông biển mọc trên những đồi cát miền duyên hải các vùng từ Đồng Hới vào Huế. Là một thứ địa hình hoàn toàn khác hẳn địa hình rừng cây gỗ phổ thông. Thông biển cao thì ít thấp thì nhiều. Thông mọc trên những vùng cát trắng ven biển từ địa phận Quảng Bình vào tới nơi có dãy Trường Sơn đâm ra biển giữa Thừa Thiên và Quảng Nam (nay thì ranh giới tp Đà Nẵng), tức Hải Vân, nơi đó có đất cho rừng nguyên sinh thực thụ với cây gỗ rừng (phía Băc Quảng Bình Đèo Ngang là 1 mũi khác của dãy Trường Sơn đâm ra biển).

Dưới đây là hình ảnh đặc trưng nhất và rõ ràng nhất về địa hình truông còn lại. Mà thằng viết là ai mà dám đoan chắc là vậy? Thưa, tại nó có ở tại vùng như vậy - và đã nghe người địa phương gọi như vậy. Cha nó xưa kia 25 năm trước đó đã theo kháng chiến trên chính địa hình này, đã dạy cho nó nghe "truông là rừng thông thưa trên cát".
Người xưa sợ đi qua truông là vì trên cát không có đường mòn như đường mòn trong rừng được. Vết chân trên cát bị hủy sớm, đi vào rất dễ lạc hướng và đi vòng quanh. Người xưa chết vì lạc đường khát nước mà chết. Chuyện Truông Gia Hồ xưa có cướp là chuyện trùng lấp, có hay không trong tục ngữ để lại vẫn là sợ qua truông, không phải chỉ Truông Gia Hồ. Như trong "Chắc qua không nổi con truông này!", có nghĩa khó qua nổi khó khăn, trở ngại nghĩa bóng, cơn bệnh v.v... này.



Hiên nay, năm 2017 chỉ còn khu vực này là có thể thấy được địa hình truông từ đường quốc lộ - Quốc lộ Một (1A hay AH1), Con Đường Cái Quan. Là đoạn qua từ khoảng 15 cây số phia Nam Đồng Hới đi về Vĩnh Linh. Dĩ nhiên là chổ thấy được từ đường lộ, vào sâu cũng phải có nhiều nơi như vậy, từ đây cho đến Phong Điền Thừa Thiên, nơi những vùng rừng thưa tương tự chạy tới Phá Tam Giang phía biển, trong ký ức người viết.
- "Côi truông tê năm Bảy hai họ về cả sư trong nớ". Nghe được năm 1974 từ miệng cụ già nuôi vịt bên sông. 'Côi' là trên, 'nớ' là đó, là thổ ngữ.

Truông Gia Hồ - hay Nhà Hồ, có lẽ ám chỉ thời đại Hồ Quý Ly, đã đẩy mạnh dinh điền vào phần đất mới này - ngày nay được nhiều nguồn định vị tại Băc Vĩnh Linh, Hổ Xá đâu đó, ở Quàng Trị hiện nay cách nơi trong hình chừng 50 cây số nữa xuôi Nam. Tại đó bây giờ chỉ là ruộng và cây cối xanh tươi, em sẽ có hình bổ túc sau.
 

Hiện nay vùng duyên hải từ Quảng Bình, Quảng Trị vào đến Huế đã thay đổi rất nhiều. Người viết đã từng một thời gian ở tại vùng Thừa Thiên trên loại địa thế này nay không còn nhận ra cảnh quan để định vị được nữa. Nay đất đai đã được cải tạo, nông thôn gần như không thể nào nhận ra lại được nếu không có những mốc lớn như sông ngòi (cầu) và thị trấn dân cư với bản tên rõ ràng. Đó là chỉ nói thời gian chỉ chừng 45 năm. Trước đó khá lâu người viết đã từ Nha Trang ra lại gần đến Câu Hiền Lương, với cha mẹ hành hương La Vang (1956-57) và cũng đã trông thấy đồng bằng ven biển từ Thừa Thiên ra. Là những vùng cát mênh mông, những mặt bằng khô cằng uống lượng với thực vật là bụi (cây) như sim, mua, tràm (1 loại bụi thuộc họ thông nhưng là bụi nhỏ tới ống quyển giữa vùng cát, người ta lấy lá xông hay nấu ra dầu tràm). Cát pha ít đất sét thì nâu. Cây cao và rừng đúng nghĩa không có. Ruộng (lúa) theo nghĩa miền Nam hay miền Bắc không có. Chỉ là những mâu đất nhỏ bên các bờ sông, hay xa hơn vào gần chân dãy Trường Sơn mới thấy. Vùng duyên hải chỉ có trồng khoai bên bờ sông, trồng sắn trên cát nơi nào có lẫn chút đất. Tre mọc chủ yếu là ven sông. Những nơi dân cư chọn làm thôn xóm  nhận thấyđược rõ từ xa, là những lũy tre, hàng cau.
Trước cái mốc năm 1975 vùng từ vĩ tuyến 17 vào đến Huế rất nhiều đoạn bên đường trông như thế này. Các vùng Bắc vĩ tuyến thế nào cũng là vậy, chứ không như không ảnh Google của các vùng đó bây giờ. Vào sâu cũng rất nhiều. Các bạn cứ tra hình ảnh và phim tài liệu truoc 75 trên mạng, youtube thì sẽ thấy rõ.
 
Con đường cái quan chạy dài theo bờ biển, có lẽ xưa là để nối liền các cụm dân cư duyên hải sống nhờ tài nguyên biển. Theo tuyến vẽ con đường xưa người Pháp đã xây Đường Thuộc địa Số 1, nay là quốc lộ 1.

Vùng nguyên sơ trên không ảnh Google 2017 phía Nam Đồng Hới.
[ Còn phá Tam Giang, tại sao ngại phá Tam Giang? Nếu đường Cái Quan chạy như QL1A bây giờ thì từ đây đến Huế không cần vượt phá Tam Giang. Chỉ có thể giải thích rằng vì để tránh các vùng truông này mà con đường xưa  đi sát biển, khi đến kinh thành thì phải vượt phá gần Cửa Thuận để vào trong. Phá là đầm, cũng là thổ ngữ. Đầm thông ra biển ở cửa Thuận An, khi thủy triều lên xuống khối nước trào vào hay tháo ra cửa phải là rất lớn. Đầm ven biển Thừa Thiên rất cạn và trên cát, cát đùn thành đáy ngầm luôn luôn thay đổi vị trí. Những chổ luồng nước thủy triều chạm đáy cát cuốn mạnh thành xoáy khó nhớ. Xưa đi phá hay bị chìm thuyền là vì vậy ]




---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét