Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

Chu Lai

  trang sau  

Bạn đọc có biết, Chu Lai  một địa danh quen thuộc với dân cư Miền Trung mang tên một người Mỹ mà chả người Việt Nam nào biết đến. Ông này nồi danh vào lúc chiến tranh Triều Tiên được phe TQ đặt cho cái tên Tàu phiên âm mà người Mỹ viết ra là Chu Lai. Là tướng Mỹ Victor Krulak.
Khi người Mỹ cần riêng 1 căn cứ không-hải-quân cho quân chủng thủy quân lục chiến của họ, vào năm 1965 đã đổ bộ lên 1 vùng hoàn toàn hoang vu, cát là cát, mênh mông. Tức nhiên là dễ phòng thủ trong tình hình chiến tranh du kích. Vùng này phía Nam thị xã Tam Kỳ 1 tí, chừng 25 cây số, chim bay chừng 10 km, hỏi cùng khắp và tra bản đồ chả thấy có tên gì, họ bèn đặt tên là Chu Lai - nghe nó khá là Việt Nam. Đại bộ phận TQLC Mỹ qua VN vào đấu năm 1965 xuất phát từ Nhật và Nam Hàn, nên họ nghĩ đến đặt tên cho ông đó, cũng là đang lúc ông đang nắm quyền lớn trong quân chủng. Chu Lai kỳ thật là chữ Tàu, và là tên người chỉ huy lực lượng TQLC Thái Bình Dương, Mỹ.
Năm 1971 Mỹ trao căn cứ (rất lớn) này cho quân đội Miền Nam, và sau khi được các đấng tỉnh trưởng và chỉ huy quân sự Quân khu I (VNCH) rút ruột sạch sẽ năm 1973 hệ thống phòng thủ được giao cho Sư Đoàn 3 BB gọi là "Sư đoàn 3 Chạy Làng" làm bộ tư lệnh. Mà thật, hình như toàn bộ cấp sĩ quan SĐ3BB đều kéo nhau về ngủ tại Đà Nẵng cho đến hết tháng 3 năm 1975 với vợ con, cho nó lành. Đừng hỏi làm sao em biết. Sơ lược quân sử 1 vùng cát trắng hoang vu từ trước đó vô danh chỉ có thế thôi.

Em đi ngang qua Chu Lai trên đường từ Đà Nẵng đến Sa Kỳ Quảng nam, đi xe nhà anh bạn Đà Nẵng, ngày 13-5-2017. (Hồi xưa lúc Mỹ đổ bộ lên Mỹ Khê Đà Nẵng và Chu Lai Quảng Nam thì em đang đi học trung học tại Đà Nẵng - Tourane.) Em tìm ra 1 trang Flickr với nhiều hình ảnh tiêu biểu của căn cứ Chu Lai vào năm 1965, các bạn xem qua cho có 1 ý niệm thưc tế về thời cuộc, và để so sánh hôm qua và hôm nay.

Đường ven biển chạy từ Tam Kỳ về Hội An, mang tên là đường Thanh Niên (bắt đầu ở cầu Cửa Đại qua sông Thu Bồn Hội An, có hình trong trang này)


Bắt đầu là 1 địa hình cát ven biển, tuyền là cát, chả có con ma nào tới ở nên rất là vắng, lái xe sẽ ngáp dài cho đến Tam Kỳ.



Ở Đà Nẳng gọi là Tôm Kỳ, ở Quảng Ngãi gọi là Tam Kỳ, không biết ai đúng. Nói chung thì âm điệu (thổ âm) 2 miền không phân biệt được, chỉ là, người Quảng Ngãi không - hoàn toàn là không - dùng thổ ngữ mô tê răng rứa nớ ni. Mi tau nói là mày tao. Âm 'A' thì tình thật, cũng còn hơi bị nghiêng nghiêng về 'E'. Con chó nó kén con mèo nheng reng thì tình thật là khó nói là con chó Quảng Nam hay Quảng Ngãi.


Phía Nam của thị xã Tam Kỳ, Quảng Nam. Gọi là đô thị nhưng là nhiều cụm dân cư, xây cất chung quanh chu vi phi trường. Phi trường nay là sân bay quốc tế. Khu "kinh tế mở" Chu Lai bên 1 cái đầm lớn tiện làm hải cảng, cũng gọi là Tam Giang.



Đường ven biển phía ngoài chu vi sân bay Chu Lai, 2017, cũng còn gọi là đường Thanh Niên, Quảng Nam. Đường băng sân bay Chu Lai cũ và hiện nay song song cách bờ cát chừng trên 1000 mét.


Phía Nam của sân bay quốc tế Chu Lai là lằn ranh với tình Quảng Ngãi, là địa phận Dung Quất có nhà máy đóng tàu Vinashin và gần đó về phía Nam 1 tí là nhà máy lọc dầu và cảng Dung Quất.

Qua cửa sông Trà Bồng đến

Từ nhà máy lọc dầu Dung Quất đến cảng Sa Kỳ là 25 km. Đi sao đừng có lạc thì 45 phút tới.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét