Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Hang Én - 2

 trang truoc  trang đầu   trang sau 

Ở cuối con dốc đứng, là đoạn đầu của hành trình 15 km vào Hang Én, là con suối tươi mát này. Tại đây trừ 1 số porters đi trước đến Hang Én để chuẩn bị đón khách thì đoàn được dừng chân nghì ngơi.

Điểm xuất phát hành trình là bên con lộ số 562. Con lộ này chạy lưng chừng triền núi. Con dốc đứng này trong khuyến cáo của Oxalis có độ cao sai biệt là chừng 400 mét. Chính xác hơn có khách đã đo bằng thiết bị Garmin là 447 mét. Nếu 1 tầng nhà cao 4 mét thì đó là 1 cầu thang cấp cho 1 nhà cao tầng với 100 tầng. Cao ốc Bitexco ở Sài Gòn cao 68 tầng.
Như vậy đoạn đường gay go nhất của đường vào Hang Én lại là chừng trên 1 km đầu tiên. Một chi tiết rất quan trọng cho ai chuẩn bị hay có ý định đi. Nghe các porters nói cách đây không lâu có ông Tây nọ, mua 3 chổ đi Hang Sơn Đoòng - 2 cho 2 người con trai, vị chi trên 9000 USD. Đến nữa đoạn dốc này thì ông ta xin thôi, phải dìu ông lên lại dốc. Về. Hai người con vì cha không đi được phải cùng xin thôi. Trên nguyên tắc Oxalis không hoàn tiền lại nếu tự ý bỏ cuộc.
Để bạn đọc thấy rằng con dốc này quan trọng chừng nào. Và thằng viết đã trợt té và lãnh chịu chấn thương dưới đây (hình minh họa từ Internet) ngay trên cây số đầu tiên của 15 km! Khi xuống 1 "bậc cấp" cao là đất sét trơn trược thì phải đặt 1 chân (chân trái) xuống. Chân này sẽ chịu sức nặng của toàn thân (thêm ba lô) trong lúc chuyễn tiếp. Vì cơ chân đã quá mõi nên thằng viết "sụm" gối xuống trên chân trái, trong lúc mũi giầy hướng ra ngoài. Đầu gối khi xếp lại tối đa không được phép có độ xoắn = chấn thương giây gân chằn phía trong của khớp gối. Gọi là medial collateral ligament tear. Chẩn đoán lâm sàng này không khó gì nhất là khi biết sự cố xãy ra như thế nào, nhưng lúc đó thì không thấy đau là mấy nên em không chú ý.
MRI nguồn Internet
Chỉ khi tới cuối dốc mới biết đau kha khá mỗi lần đặt chân trái xuống mà vì địa thế không giữ mũi giày chỉa thằng theo hướng đi được. Từ đầu thung lũng này mỗi lúc cái đau này (nhất là khi xuống dốc) mỗi rõ hơn và ảnh hưõng hơn. Đen ơi là đen.
Cái may măn - là nhờ kinh nghiệm đi núi - trước khi đi em đã yêu cầu được cấp 1 cây gậy đi bộ dã ngoại. Cây gậy Trường Sơn mà không ai trong toán khách nghĩ đến, biết đến. Nhờ cây gậy này mà thằng viết đã đi đươc hết 90% cuộc hành trình, chỉ bỏ qua một hai đoạn. Em sẽ nói rõ sau.
Cả đoàn ngừng chân tại con suối một chốc. Em có nói với hương dẫn viên trưởng đoàn là chắc em bị "sứt gân" ở đầu gối, anh ta liền bình thản chỉ định 1 porter (người trong hình) đi sát cánh với em trên suốt đoạn đường còn lại. Cũng may là đoạn dài còn lại tương đối ít lên xuống vì đi dọc theo 1 thung lũng rộng.
Làm thằng viết nhớ lại là xưa kia khi đi hành quân thì không bao giờ được đi theo 1 đường thông thủy, vì đó là tử địa. Cái mà thằng viết không biết đến từ kinh nghiệm là loại lá cây mà các hướng dẫn viên cảnh báo này (hình trên). Lá cây này dễ thấy vì nó to, là 1 loại lá gây phỏng da tay chân nếu chạm phải, tương đương với lá poison ivy là 1 loại giây leo ở Bắc Mỹ nhưng theo mô tả thì có lẽ mạnh hơn. Oxalis có cảnh báo trước và em cũng có mang theo ít thuốc cho vụ này.
Đoàn "thám hiễm" lại lên đường, lúc này là khá bằng phẳng nên em đi được thoải mái. Chẳng mấy lâu sau thì ra đến 1 trảng đất trống rộng lớn. Giữa trảng và rẫy là 1 bản nhỏ của người dân tộc Bru.
Dân tộc Bru còn gọi là người Vân Kiều có chừng 70 000 người sinh sống từ Huế ra Quảng Bình dọc biên giới với Lào. Bản này tên là Bản Đoòng - tên Đoòng được dùng cho tên Hang Sơn Đoòng vì được tìm thấy trong vùng đất của họ.
Đươc biết bản chỉ có 36 cư dân. Lúc này đã quá trưa đứng bóng (và nhắc lại là khá nóng) và đoàn dừng lại đây để được dọn 1 bữa ăn trưa nhẹ dưới nhà sàn của 1 gia đình.
Đã có 1 toán porters đến trước và soạn sẳn chiếu và thức ăn họ mang đến từ Phong Nha.
Điểm này là chừng 1/4 của đoạn đường vào Hang Én, chừng 1/5 vào Sơn Đoòng.
Bọn xây lố cố này ban đầu rụt rè, rất dễ thương, không chèo kéo, không xin gì, chỉ đứng xa mà ngó. Khách Tây có vẽ ái ngại sợ vi phạm phong tục tập quán chi mà cũng không muốn tiếp cận. Thằng viết thì lại có sức hút con nít nên khi chỉ cần nở nụ cười là chúng đến gần chơi. Thấy máy hình lại tỏ ý chụp cho chúng coi (trên máy), cười khoái chí, còn làm bộ tịch thêm cho vui.
Trẻ em tuy trong vùng xa xôi nhất này mà mức độ dinh dưỡng gần tối ưu, một mụt ghẻ da cũng không thấy.
Chắc Việt Cộng nó đem bọn nhỏ này ở đâu vào đây nuôi để tuyên truyền.
Oxalis có hổ trợ nhiều mặt kinh tế và dân sinh cho bản. Bản tuy ít trẻ em trong nhiều lứa tuổi (không trong thấy thành niên, nam hay nữ) nhưng vào năm học cũng có cô thầy từ huyện cử vào ở lại dạy học.
Lâu quá không thấy 1 nhà lá, đây là 1 cảnh lạ nếu bạn đọc không vào thật xa trong núi đến các bản làng người thiểu số sống gần thiên nhiên.
Sau bữa ăn trưa tại Bản Đoòng thì đoàn lại lên đương. Chổ nào có thể thì con đường mòn ra ngoài chổ trống có gió mát, chổ nào phải băng qua thì là rừng già như thấy trong hình, và trong ấy rất nóng và âm thấp. Và đó là 1 yếu tố tăng mức mõi mệt của các cơ bắp rất quan trọng, nhất là người thiếu nước và glucose.
Các hình thằng viết chụp na ná như nhau như thế này, là vì nó là thằng lết chót!
Các bãi đá cuội này là đáy một giòng suối mùa này khô. Khi bước chân ở mặt đất bằng mình chỉ đưa cho 1 chân này ra trước chân kia, mặt dất bằng sẽ nâng tất cả và mình nghiêng người tới đi tiếp, thế thôi. Khi đi lên các bãi này bàn chân phải đặt ngay trên vòm cục đá tròn, và lúc đó tất cả các bắp thịt lớn nhỏ đều phải (làm việc) rất căng để mình giữ thăng bằng. Mỗi bước một tí nhưng băng qua nhiều bãi như trên làm chân rất mõi - mõi tê và hết cảm thấy cơ bắp mình làm việc. Và em thì lại đau hơn vì gân đầu gối!
Chổ nào giòng nước hơi mạnh thì anh porter - anh này được phân công chuyên chú ý đến sức đi của khách - chờ để dìu ai cần. Có thể nắm tay hay vin vào ba lô của anh ta.
Vì có nhiều lúc lội qua giòng  nước trái nhau nên em nghĩ chỉ là 1 con suối nhưng quanh co nên mình gặp lại nhiều lần. Một đồng hành đã nhận thấy sự công hiệu cây gậy của em mà xin porter chặt 1 khúc cây làm gậy chống.
Có lúc giòng nước mạnh có lúc nhẹ. Có lúc băng suối nước lên tới thắt lưng. Đây là vào mùa tháng 5, vào tháng khác có thể gặp khó khăn hơn. Lòng suối thường là đá cuội nên những khó khăn khi đi qua giòng nước chảy có tăng lên. Nhât là cho thằng viết với chấn thương đầu gối mỗi lúc mỗi đau hơn 1 tí, nhưng chỉ có anh porter (lưng trong hình trên) là chú ý. Em vẫn ngẫn mặt cao mà tươi cười... méo mó.
Lại bãi đá cuội. Khổ.
Dừng chân ở dưới 1 tảng núi đá có cái hang mát rượi bên giòng suối.
Dọc thung lũng cho đến Hang Én có vô vàn con bướm đủ màu. Các đốm trắng trong các hình này các bạn thấy là bướm bay. Thế nhưng phải nghĩ là trươc đây 1 tháng thì vô vàn con bướm này là... vô vàn con sâu róm!
Chụp hình bướm mà nó không hiện rõ
Lúc này ai nấy đều ướt sủng, nhât là giày vừa ướt vừa có cát, ướt vì lội suối và vì mồ hôi chảy không dứt (độ ẩm không khí quá cao).
Lúc này các porters của Oxalis (mặc áo màu xanh neon) chủ yếu là nhân viên dìu dắt khách trong đoàn sao cho di chuyễn an toàn, hỗ trợ khi cần. Có toán mang vật dụng cắm trại và thức ăn đồ dùng đã vượt lên trước đến hang để chuẩn bị, các bạn sẽ thấy sau. Tất cả phải mang vào từ Phong Nha và không để lại 1 gì khi đoàn ra về, từng miếng rác phải tự thâu lấy (có kiểm lâm đi theo nhắc nhở) và tập trung về 1 bao mang ra khỏi rừng.
Bướm đáng lẽ phải đậu lên hoa hút mật, nhưng đây lại là trên đất. Đó là để hút trong đất sét chất giải độc và tiêu hóa thực phẩm nó hút từ nhiều loại hoa. Hai bờ giòng suối là đất sét màu nâu ửng đỏ.
Lại lên đường. Tổng cọng trên chiều dài con đường phải băng qua suối đến trên 30 lần! Lòng suối và rác thiên nhiên thực vật khô cho thấy đây phải là 1 giòng suối rất lớn trong 1 mùa khác. Giòng suối này chảy qua hay từ hang Sơn Đoòng và Hang Én. Một lượng nước khổng lồ, như các bạn sẽ thấy dấu vết trong Hang Én. (tại miền Nam California mưa mỗi năm nhiều thì là 5 inches, tại đây là 2 mét!)
Sau khúc quanh này (bấy giờ là chừng quá 4 giờ chiều)...

Trong xa kia  đã ẩn hiện đích tới: cửa Hang Én! Khoãng cách còn chừng trên 3 cây số (vì quanh co) và 45 phút nữa nhưng lòng đã thấy an tâm làm sao.
10 cây số đường việt dã loại này bằng như 20 cây số đường phẳng. Thằng viết đã thực tập trước khi qua đây... trên vĩa hè phố!  Vào đây mới biết khi xưa còn trai trẻ mình khỏe chừng nào.
(Trong hình này các bạn thấy xác thực vật, rể cây do nước lớn cuốn đi trên thân cây này, chứng tỏ mức nước lớn đã ít nhất lên tới đó trong mùa mưa. Đó là lý do 3 tháng cuối năm không có tour nào vào được Hang Én và Sơn Đoòng và các hang khác gần đây.)



 trang truoc  trang đầu   trang sau 





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét