Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

Đồng bằng Sông Hồng

Từ Hạ Long về Huế:      12.  3.  4.  5.  

Trong một chuyến đi Ninh Bình thằng viết nói chuyện với chú tài, đề cập đến cách phát âm tiếng Việt ở miền Bắc. Chú tài đồng ý là có vùng phát âm "không chuẩn" thì dụ như cách phát chữ N va chữ L. Thế thì, thằng viết hỏi, theo chú thì ở đâu phát chuẩn nhất?
- Dạ quê em ạh, nà Lam Định ạh.


Tiếp tuc chuyến đi tháng 8.2014. Ngày 8.20.2014.
Sau khi trở về thành phố Hạ Long từ đảo Cát Bà, bốn người chúng tôi, anh bạn lái, 2 người trong gia đình và thằng viết lên đường lúc 12 giờ trưa, đích đến là thành phố Thanh Hóa vào buổi chiều hôm đó. Lộ trình băng ngang qua toàn chiều đáy tam giác vùng châu thổ sông Hồng Hà (từ Hải Phòng đến thị xã Tam Điệp)
Lộ trình lên Uông Bí, rẽ đường số 10 xuống Nam Định đi vòng ngoài các đô thị.



Sông Bạch Đằng chỉ là 1 đoạn dài chừng 20 km, bãi Bạch Đằng phía hạ nguồn chổ này chừng 15 km (sau lưng người chụp). Qua cầu này thấy xưỡng đóng tàu bên sông. Hình chụp về thượng nguồn, trên đấy không xa có địa danh tên là Vạn Kiếp chắc bạn đọc có nghe qua. Nói chung và nhìn bản đồ thì từ chổ này ngược sông Đuống ghe thuyền có thể về tới Hà Nội được tuy không tiện lợi cho tàu bè hiện đại. Rất tiêc là không co thời gian dừng lại xem rõ hơn vì lịch trình hôm nay đường dài so với vốn thời gian. Thực tế cung đường đi qua các đô thị Hải Phòng, Uông Bí, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Tam Điệp Bím Sơn, nhưng chúng tôi không dừng lại thăm thú được và đều phải đi đường tránh, chỉ lái qua vùng ngoại thành.


Đường đi thong thả và không bế tắc chổ nào, chỉ là, phải nhìn bản đồ cho thật kỹ vì mạng lưới đường xá trên đồng bằng phức tạp chứ không như vùng núi.


Làng mạc trên QL10 di Hài Phòng.


Qua sông Cấm - Cầu Kiền, ven đô thành phố Hải Phòng trên Quốc lộ 10


Một ngôi chùa bên đường QL10, Hải Phòng xây theo mẫu mã đền kỷ niệm Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan!



Đường qua đồng bằng trong tỉnh Nam Định.








Ngoại ô thành phố Ninh Bình


Đi qua dãy núi Tam Điệp là hết vùng tam giác châu thổ Sông Hồng và vào Xứ Thanh. tất cả các hình ảnh núi trong vùng châu thổ Hồng Hà đều là núi vôi, chân núi ở sát đồng bằng gần như cao độ 1 mét hơn, nên không phải là vùng núi cao. Dãy Tam Điệp cũng là 1 dãy núi chân chạm đồng bằng, không phải vùng đồi núi thật sự được hiểu là "vùng cao".


Em đùa tí chơi, không có đường Hoa Thanh Quế mà đó là cảnh quan đường quê Thanh Hóa ạh. Tiếng nói lái này em học được của người Hà Nội chọc người Thanh Hóa. Có 1 khuynh hướng tại Hà Nội coi rẻ người Thanh Hóa cho rằng người Thanh Hóa khống mấy tốt về cách làm ăn cư xử với người lạ, không hiếu khách mà chỉ chờ gạt gẩm và dối trá. Em thì không có y kiến ạ, nhưng 2 lần ghé Thanh Hóa thì chẳng có kỷ niệm nào gọi là không vui, mà bên Ninh Bình sát gần phía Bắc thì đã có lần bị lừa.


Đến khoảng 5:00 giờ chiều xe đến thành phố Thanh Hóa. Vậy là chuyến đi mất khoảng 5 tiếng từ thanh phố Hạ Long đến thành phố Thanh Hóa, đi trọn đáy tam giác châu thổ Sông Hồng, nếu đường thẳng thì chừng 200 km. Để bạn đọc hình dung thì tam giác này đỉnh là thị xã Sơn Tây phía Tây Bắc Hà Nội, 2 góc phía Đông và Nam là Hải Phòng và Thanh Hóa.


Cầu Hàm Rồng vượt sông Mã ngoại ô thành phố Thanh Hóa. Địa danh này nổi tiếng thời Mỹ đánh bom trục đường xe lửa Nam Bắc. Cầu bị oanh tạc nhiều lần nhưng vì 2 quả núi 2 bên tạo lợi thế cho pháo phòng không máy bay Mỹ bị bắn rơi khá nhiều tại đây và cầu chỉ bị sập vào đợt tháng 12 năm 1972 vì bom điều khiển bằng laser mới chế tạo.


Cầu được xây lại với 2 làn xe 4 bánh sau này. Luồn giao thông chính qua sông Mã thì trên cầu QL1 phía dưới sông.


Hình trên là cảnh đồng quê bên này sông Mã sau khi qua cầu ở 2 hình trên, cùng thời điểm nhưng xuôi ánh mặt trời về chiều. Tai đây đang xây dựng 1 cụm hành chánh cho thành phố Thanh Hóa, có 1 tiệm ăn bên hồ bán đặc sản địa phương.
Nhóm chúng tôi lấy phòng ở 1 nhà nghỉ bên thành phố bên kia sông để sáng hôm sau lên đường về Huế.


... xin đón xem đoạn tiếp: đường Hồ Chí Minh từ Thanh Hóa về Huê trong 1 ngày ... 

Từ Hạ Long về Huế:      12.  3.  4.  5.  




Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

Bãi Cháy

Trong du ký này:      1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9.  10.  11.


Hai hình dưới chụp nhân 2 dịp khác nhau trước chuyến đi năm 2014, là góc nhìn Cầu Bãi Cháy từ Vịnh Hạ Long mà hôm nay chúng tôi đi qua bằng xe.
Cầu Bãi Cháy dài 1100 mét, thông xe cuối năm 2006

Bên lề: bạn đọc có thể phân biệt hình ảnh Hạ Long là trước hay sau năm 2013, vì năm đó "lãnh đạo" của thành phố Hạ Long ra lệnh cho tất cả tàu du lịch phải sơn màu trắng(!) cho nó giống phương Tây. Vịnh Hạ Long 6 tháng mỗi năm là sương mù, tình cờ là ông Trời sanh ra sương mù là màu... trắng, cho nên an toàn giao thông hơi bị các thuyền trưởng chú ý quan tâm hơn. Du khách Tây phương thì té đái. Đỉnh cao trí tuệ của lãnh đạo. (Chỉ thành phố Hạ Long thôi, Hải Phòng và Quảng Ninh và ghe tàu không du lịch thì khỏi - xin xem trang cố định về Đảo Cát Bà).

Sau khi thăm ông Trần Quốc Tảng hai anh em chúng tôi lên đường đi Bãi Cháy. Đoạn đường từ Cẩm Phả khoảng 40 km.
Cảnh bên đường đã như 1 vịnh Hạ Long trên cạn. Trới âm u nghĩ lại cũng hay, không gian mang màu sắc nghiêm khắc của một vùng kỹ nghệ nặng chứ không phải thời tiết của 1 vùng ăn chơi nghỉ dưỡng.

Thật ra Bãi Cháy có 1 bãi biễn du lịch nổi tiếng trong vùng. Nếu có dịp bạn đọc xuống xem vì panorama Vịnh Hạ Long. Hai anh em chúng tôi vì đến trể và vội đi kiếm khách sạn nên trời tối không ra được. Hình dưới là từ Wikipedia, hình phạm vi công cọng.

Nguồn hình Wikipedia - Phạm vi công cọng - Bãi biển Bãi Cháy

Bãi Cháy là 1 phường của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cũng như tất cả thành thị Việt Nam dân số đã phải tăng, ước lượng trung bình theo tỷ lệ tăng trưởng dân số Việt Nam thì 1 thành 2 hay 2 rưỡi từ sau chiến tranh.
Tên Bãi Cháy là vì xưa dân biển đốt hào (bám lường ghe thuyền) nên thấy khói luôn luôn. Còn có giải thích là thời quân Nguyên đi về trên thủy lộ này có 1 trận Trần Khánh Dư đánh và đốt thuyền nước bạn, thuyền trôi vào bờ gây 1 trận cháy rừng đáng nhớ. Thủy lộ này ven bờ từ Quảng Đông xuống, được che chở bởi biển đảo như thấy, và quá Hạ Long 1 tí thì có cửa sông vào vùng châu thổ Hồng Hà là trung tâm nước Việt Nam xưa.
Một cửa gần nữa đưa vào 1 ngã ba có tên gọi là Bạch Đằng. Từ nhỏ học Việt sử người viết mù mờ về các điạ danh huyền thoại trong câu chuyện của dân tộc mình. Nay càng đi càng thấy rõ ở đâu, tại sao, và thế nào - nhất đã là từng trải 1 quá khứ quân nhân võ biền nhìn bản đồ dưới con mắt khác con mắt cậu học sinh.  
Trước khi có cầu này năm 2006 toàn thể giao thông từ hướng Nam ra Cẩm Phả và xa hơn nữa là Móng Cái là những vùng quan trọng như các bạn đã thấy trong các trang trước, phải qua phà Bãi Cháy.
Các phà này nay đã đưa qua chạy tuyến Tuần Châu-Cát Bà (xin xem trang cố định về Cát Bà)
Hiệu qua kinh tế đã phải tăng lũy thừa, các quan hệ cổ truyền giữa các địa phận tất đã phải thay đổi rât nhiều.
 Cái cầu này mắc cười, giây treo chính giửa 4 làn xe hai bên nên thấy ló nhỏ.
Chứ ló đâu có nhỏ ạh.
Bên giòng Nam có lối rẽ chữ wai (chữ Y Mỹ, hay Y dài, hay Y dưới,  hay Y Rết) xuống vòng cung và chui dưới gầm cầu để ra đường bờ biển, mới có hình zư lày trên đất ạh.
Men theo bờ biển ra đường ven biển.
Đướng ven biển ở thành phố Hạ Long.
Đích đến của ngày hôm nay. Từ sân thượng nhìn ra hướng Vịnh Hạ Long, qua con đường ven biển, 1 khu nhà và 1 cái đầm rồi 1 doi đất. Chúng tôi lên đường từ Hà Nội đã 3 ngày và đã hẹn gặp vợ và người chị của anh bạn lái xe tại đây, 2 người này xuống từ Hà Nội bằng xe bus.
Từ đây ngày hôm sau chúng tôi ra phà đi đảo Cát Bà. Xin bạn đọc xem tiếp trong trang cố định Đảo Cát Bà.



Thành phố Hạ Long, góc nhìn về đêm từ khách sạn ven biển.
  


Trong du ký này:      1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9.  10.  11. 





Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Bái Tử Long

Trong du ký này:      1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9.  10.  11.  
 
Thị xã Cẩm Phả Quảng Ninh nhìn ra vịnh Bái Tử Long. Vịnh Bái Tử Long là phần biển phía Bắc của Vinh Hạ Long.




Nhân dịp 2 anh em chúng tôi đến họ đã làm cổng chào quy mô này trước khi QL18 vào thị xã.


Người Bắc khi nói đến Cẩm Phả thì họ nghĩ đến Đền Cửa Ông. Ông là ông Trần Quốc Tảng, chắc it ai ngoài tỉnh Quãng Ninh biết, nhưng là một ông thần mà dân vùng này tôn thờ, thần là thần hoàng chứ không phải nói đùa. Xem bản đồ 3G thì anh em chúng tôi kiếm cung đường nào ôm bờ biển để xem cảnh, thì lại được đưa ra đây. Có 1 cái công viên và gần đó có bản chỉ dẫn lên đền. Trong nghiên cứu truoc khi đi người viết thấy có rất ít điểm vọng cảnh để xem Vịnh Bái Tử Long, trong đó Đền Cửa Ông là một, tuy không cao lắm. Thế thì lên đền xem.


Và y như rằng là có bước cấp lên 1 đồi nhỏ. Cửa Ông còn gọi là Cửa Suốt. Cửa là cửa biển, đương nhiên.


Ông này là con thứ 3 của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, là ỗng đấy, là Trần Hưng Đạo. Xưa kia được giao trấn giữ vùng này trong chiến tranh chống mấy ông Mongol như ông Omar nhà ta.


Như các bạn thấy trên bản đồ vùng Cát Bà, từ đây đến trận địa Bạch Đằng xưa chỉ hai chục dặm chim bay. Nói chung thì vùng này là vùng ghe tàu từ phương Bắc men theo để vào châu thổ Sông Hồng, nên mới bị đòn hoài đó. Phe ta từ Ngô Quyền trở đi thì ra đây đón uýnh, phe mình thì trên xuống quá Hạ Long thì có đường thủy thuận tiên vào hướng trung tâm đồng bằng Hồng Hà, tuy chưa phải là cửa Sông Hồng. Vân Đồn, Vạn Kiếp v.v... cũng loanh quanh vùng đó.
Cho nên mới có chuyên anh Mongol Ô Mã Nhi Omar bị tóm tại cửa Bạch Đằng. Chuyện dài nhân dân tự vệ kéo đến mấy trăm năm.


Trong đó có ông Trần Quốc Tảng này.


Cái đến này xưa lắm ạh, từ thời Trần đó. Gần vùng này là núi Yên Tử chắc bạn đọc có nghe đến.


Người viết xớ rớ không coi trước sách vở nên không biết vào trong xem, một mặt thì cũng ái ngại nơi thờ phượng. Chứ trong này thờ toàn bộ gia đình ông Trần Hưng Đạo, bàn thờ có tượng mỗi ông thì phải. Tiếc.
Ngày vắng nhưng cũng có một vài người vào cúng vái, người Bắc mê tín tợn, toàn xin mấy thứ như làm ăn nên, gia đình hòa thuận linh tinh (nghe lén họ vái). Ngày đông thì đông không có chổ đứng, nghe nói vậy, nhất là dịp lễ hội vào mùa xuân.


Trời âm u như Alsace Lorraine nơi vùng mõ của Pháp Đức. Cẩm Phả là bến cảng than, hơi bị dơ vì than.


Nếu đến ngày nắng đẹp bạn nên xem bản đồ và lên 1 ngọn núi (xem Google) trong địa phận này thì mới nhìn toàn vinh được. Vì thời gian eo hẹp và hẹn đi Hạ Long nên 2 anh em không kiếm lên.


Lúc này chừng 2:00 giờ trưa


Thằng viết la cà trược cổng công trường xin vào, họ không cho. Hình từ Đền Cửa Ông.




Bàn thờ mấy Bà công chúa gì cũng chả nhớ.


Tượng ông Hưng Nhượng Đại Vương đây ạh. Ngoài Quảng Ninh ra ít ai nhắc đến ông này, tiểu sử nghe như cũng lùm xùm gây gỗ trong gia đình, toan đảo chánh vân vân, kiểu như Thiệu Kỳ Có Nguyễn Khánh vậy mà. Giống như bây giờ sư ở Huế nếu muốn làm đền thờ ông tướng Ng Chánh Thi thì ai làm gì được ai, cũng thờ thôi mất mát gì. Cho nó có couleur locale.


Hông bít hồi xưa có phất cờ đỏ rực như thế kia không nữa. 


Đền Mẫu hay Đền Hạ dưới chân đồi.


-
Trong du ký này:      1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9.  10.  11.