Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Hoàng cung Norodom

Kampuchea 2015:      ... 11.  12.  13.  14.  15
Sau khi nghỉ trưa người tuk tuk kiêm hướng dẫn viên đến rước đi thăm hoàng cung.
Hoàng cung Norodom nằm bên bờ sông Tonle Sap là 1 điểm đến cổ điển, là điểm đến số 1 phải đến vì rất đẹp, lạ, phong phú mà cả nước Việt Nam không có gì so sánh được, hay so sánh bằng!

Du khách có ít thời gian vãng lai tại Phnom Penh hầu như ai cũng đặc ưu tiên đến xem hoàng cung và Chùa Bạc Silver Pagoda tọa lạc kế bên. Diện tích cả hai lớn hơn dinh Độc Lập và rất thoáng và xây dựng khéo léo không thấy chật chội cho dù có nhiều kiến trúc khác nhau. Khách từ đâu đến đều phải có lời khen ngợi kiến trúc và mỹ thuật của người Khmer, độc đáo, đặc trưng không sao chép bắt chước mà thật có tánh mỹ thuật hài hòa rất cao. Nếu có giống nét kiến trúc đâu khác thì có thể là ành hưởng Thái Lan cổ truyền nhưng lại là chất Khmer không thể nào lầm, có lẽ người Khmer cận đại rút từ Đế Thiên Đế Thích là căn gốc không thề chối cải của họ.

Phải chi người Việt Nam cận đại biết  tìm học và suy gẫm về kiến trúc của tiền nhân mình thay vì cóp nhặt hình ảnh bên Tàu như hầu hết chùa chiền, và tệ hại hơn nữa là nét stalinist trong tất cả tượng đài mới xây sau này ở tất cả thành thị và cà nông thôn. Non sông gấm vóc bị tô điểm bằng những nốt ruồi thô kệch nhất gần như không đâu có trên thế giới.

Hoàng cung thu hút vì là... hoàng cung, mấy khi người thường được vào chổ vua chúa hay quốc trưởng sinh sống và trị vì nên cũng như các thủ đô khác như Bangkok gần bên hay ở Âu Châu, Hòa kỳ v.v... các nơi này đắc khách, trong cũng như ngoài nước đến du lịch. Các nơi này cũng lại có tính cách lịch sử chính trị nên xem qua mình cũng cảm nhận được thêm về bản chất và tinh thần, và bản chất của lề lối lãnh đạo quốc gia.


Để vào hoàng cung xe tuk tuk phải đậu từ xa vì đại lộ truoc mặt cấm xe, vào cửa mua vé và nếu muốn thì trả tiền cho 1 hướng dẫn viên riêng - có nhiều, túc trực tại cổng, tốt nhất thì bạn đọc nên có hdv vì vào trong không có bản đồ hay biển bản chỉ dẫn. Nhớ là đây là hoàng cung thật, không phải Disneyland, chỉ là khi không dùng vào nghi thức gì cần thì hoàng gia ở trong 1 khu vực mình không được đến. Các kiến trúc có công dụng khác nhau ở cách xa nhau không cùng 1 tòa nhà lớn, có có nhà khánh tiết, nhà có ngai vàng, thư viện, nhà hát v.v... Và 1 số stupas cao lơn để hài cốt các vị tiền bối của hoàng gia (cận đại) như quan trọng nhất là của Sihanouk băng hà năm 2012, nữ hoàng, vua cha v.v... Vào 1 số nhà thì cấm chụp hình và phải cởi giày.
Chùa Bạc (Silver pagoda, vì nền lót bằng gạch bạc đúc) là 1 khuôn viên bên cạnh cũng khá lớn, có phòng trưng bày và này nọ và 1 khu triển lãm nhỏ về cuộc đời và sư nghiệp vua Sihanouk.
Nói chung thong thả thì du khách thăm xong trong vòng 1 giờ 1 giờ rưỡi.


Cổng sắt của Chùa Bạc thấy giống cổng dinh Versailles, thấy thế thằng viết hỏi 2 chữ N trang trí phía dưới vương miện kiểu Âu Châu là nghĩa gì. Hướng dẫn viên hơi ngạc nhiên vì chà ai để ý và nói là chữ đầu của Napoleon và Norodom. Trong tiềm thức và tư duy của hoàng gia và từ đó là dân tộc Khmer  người Pháp còn chiếm 1 vị trí rất ưu đãi. Vào năm 1863 truoc khi Việt Nam bị Pháp chiếm trọn vương quốc Khmer đã tự ý xin được Pháp bảo hộ và sau đó đã hưởng được nhiều món lợi nhất là đc bảo vệ khỏi bị Xiêm La và Việt Nam xóa sổ bản đồ.
Từ đó và cho đến nay nước Kampuchea - chính phủ và lãnh đạo - là khá nhuần nhuyễn trong việc đánh đu ngoại giao để sinh tồn. Kampuchea yếu vì dân số thời cận đại thì thấp, tài nguyên ít ngoài diện tích đất đai, lịch sử mới đây là quá bất ổn nên kinh tế thì sơ khai, sẽ còn phải đánh đu ngoại giao 1 thời gian dài nữa [trong đó có mối lo ngại là Trung quốc là 1 cực thu hút mạnh, nhưng sẽ không bao giờ lấn áp được ành hưởng của Việt Nam, ai bảo khác là vì không biết người Khmer, chưa lên đất Kampuchea, và quên rằng Kampuchea và VN có biên giới chung và quá trình lịch sử biên giới chung này quá dày. Biên giới là định mệnh]


Bên trái hình (trái của người chụp) là 1 bức màn che công trình đang mở rộng, là 1 ngôi nhà (pavillion) hoàng đế Napoleon III tặng 1 vị vua Norodom khi vua này ở tại Paris, chính phủ Pháp tặng và đã gỡ từng viên gạch từng cánh cửa mang qua xây lại tại đây.


Đài tưởng niệm vua Sihanouk mà người Khmer gọi là Vua Cha (Father-King), là vua và là cha dân tộc, không phải chì là cha của vua đương thời, và stupas đựng tro của các công chúa, hoàng hậu v.v... đủ thứ.


Một thư viện hoàng gia.


Sư này không làm động thái nghi lễ gì, chỉ chụp hình bằng iPad thôi.


Màu tím hoàng gia. Xưa Đông Nam Á và Trung Hoa không có sơn màu xanh nhưng nay vương quốc Khmer dùng màu xanh biển làm màu của hoang gia, như trong văn hóa Pháp. Các cờ màu xanh bạn đọc thấy treo ngoài đường nhân dịp sinh nhật quốc vương là màu hoàng gia.


Không như Đại Nội Huế hoàng cung Kampuchea mới xây đầu thế kỷ thứ 20 trên nền tảng của hoàng cung xưa hơn có dinh thự và chùa chiền xây bằng gỗ. Một số lớn kiến trúc là xây sau 1980, có chổ mới vài năm qua.


Tu hành theo Phật giáo Theravada tiểu thừa tại Kampuchea không biết là 1 sự nghiệp hay như nhiểu nguồn thông tin là 1 giai đoạn thành nhân của người Khmer (đối với các em này thì có lẽ là sự nghiệp) nhưng nhận thấy mối liên hệ của tu sĩ tại đây với quốc gia khá sống động nồng nàn. Tại các nơi di tích cổ có tính chất dân tộc cao như Angkor và tại đây là dinh quốc trưởng nhưng là biểu tượng quốc gia dân tộc thấy rất nhiều tu sĩ, và thái độ của họ rất nghiêm túc và cung kính.
Điều khó hiểu là không biết tư duy Phật giáo của họ như thế nào mà lịch sử cận kim của họ do họ là diễn viên chính lại đẩm máu hơn gần như bất cứ đâu trên thế giới. Phải chăng hình ảnh trên chỉ là biểu hiện tinh thần dân tộc có tính thiêng liêng mà thôi.

Xem qua hoàng cung và sau khi đã đến thăm đài tưởng niệm và khu rừng diệt chủng là mốc bổ túc hữu ích nhất  cho trải nghiệm Khmer của người viết. 
Đã sống qua thời điểm những biến cố đã là thời sự nóng bỏng trong những năm 1960-70, một thời gian 2 năm tại An Giang giữa người Khmer Krom, rồi thêm 2 năm giữa số người nạn nhân của Khmer Đỏ đi tản sang Việt Nam trong 1 trại tỵ nạn ở Tiền Giang, rồi lại ở với họ tại Morong Bataan Phi Luật Tân, nay thì hằng tuần vì công việc thì lên xuống thành phố Long Beach là nơi có dân số người Khmer định cư tại Mỹ lớn nhất và có phố gọi là Little Phnom Penh, người viết đã hiểu thêm và cập nhật rất nhiều nhờ chuyến đi hằng mong ước này.



Chổ này cách trung tâm Phnom Penh chừng 7 cây số, bạn đọc có thể thuê tuk tuk ra về trong vòng 3 tiếng. Rất tiếc người viết không đủ lời để viết ra những cảm nghĩ đã có tại đây. Hình ảnh cũng có nhiều nhưng xin khỏi phải trưng ra đây làm chi.



Kampuchea 2015:      ... 11.  12.  13.  14.  15




Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Phố phường Phnom Penh, tiếp

Kampuchea 2015:      ... 11.  12.  13.  14.  15.  

Trung tâm chính trị của thành phố nằm bên bờ sông Tonle Sap cùng khu vực với hoàng cung nơi cư ngụ của quốc vương. Tại đây có nhiều quảng trường rất lớn, bộ sở và chùa lớn cấp quốc gia và dĩ nhiên công viên với tượng đài biểu tượng. Có thể ví khu vực này như Quận I Sài Gòn hay Ba Đình Hà Nội.



Các tòa nhà của bộ, sở trung ương ở chung quanh đây. Kiến trúc mái nhà đặc trưng Kampuchea này không nhất thiết phải là của chùa chiền. Đây là tòa nhà tối cao pháp viện và bộ tư pháp đối diện khuôn vien hoàng cung.



Đài tưởng niệm quốc vương Sihanouk - tháp mộ đựng tro của ông ở trong hoàng cung. Người Khmer rất cung kính với hoang gia, xem Sihanouk như là một tổ phụ.


Đài kỷ niệm ngày độc lập được Pháp trao trả tháng 11-1953, quốc trưởng là Norodom Sihanouk.



Bia dựng lên nhân 3 ngày sinh nhật vua Sihamoni - là con của Sihanouk lên kế vì năm 2013.


Ba đài kỷ niệm lớn nhất trong 2 quảng trường công viên lớn nhất bên bờ sông là đài kỷ niệm Độc lập, đài và tượng tưởng niệm vua Norodom Sihanouk, và thứ ba là... đài hữu nghị Viêt Nam-Kampuchea.


Một đoàn du khách là người Việt, nghe giọng nói (họ đều nghĩ thằng viết là người Nhật hay Hàn quốc) thì là người miền Bắc, có vẽ là cán bộ. Trong lời thuyết mình người hướng dẫn thì nghe rõ giọng điệu không mấy trân trọng nước bạn. Tư duy người Miền Nam nhất là Nam bộ va Miền Tây nói riêng, và tư duy người Miên Bắc đối với Kampuchea khá khác nhau.


Nhìn thấy từ đài hữu nghị Kampuchea-Việt Nam là những nóc nhà trong khuôn viên hoàng cung nơi đương kim quốc vương cư ngụ. Có nghĩa là buổi tối quốc vương ra ngoài đi tiểu sẽ nhìn thấy cột đài, buổi sáng thức dậy mở mắt nhìn ra cửa sổ phải nhìn thấy cột đài.

Casino lớn nhất ở trung tâm thành phồ, ở giao điểm của 2 đại lộ và quảng trường lớn nhất bên bờ sông Tonle Sap. Ai có đến Phnom Penh chắc củng đã vào qua. Casinos ở Kampuchea mở cửa cho cả dân chúng nội địa và khách nước ngoài.




Một đường phố có thương vụ người Viêt Nam. Những nét địa phương 1 nước ngoài nhưng làm mình thấy không xa lạ, lạc loài. Chỉ như đến 1 thành phố Việt Nam lạ nào lần đầu tiên. Làm mình nghĩ, nếu có ít tiền giằng túi và 1 hai số phone thì có thể bỏ bất cứ chương trình gì mà ở lại thêm, làm quen, khám phá và tìm hiểu.


Mình không có thời gian nói chuyện để hiểu biết, đi sâu vào bản chất cộng đồng người Việt tại đây, nhưng cũng phải hiểu là dân số Việt kiều sinh sống tại đây từ thời Pháp thuộc không thể còn ai, hay hiếm có ai trở lại sau biến cố 1975 và chính thể Khmer Đỏ. Dân số tại đây là Việt kiều mới, phải là qua định cư hay đến làm ăn sau khi Phnom Penh được giải phóng năm 1979. [ Phnom Penh đã được quân đội Việt Nam giải phóng, không thể nào nói khác, và dĩ nhiên không phải đồng nghĩa với việc Miền Bắc đánh chiếm Miền Nam năm 1975 - nếu không có 1979 thì không có Kampuchea ngày nay. Ở ngay Phnom Penh có bảo tàng trường học Tuong Sleng để hiểu điều này. Trước khi muốn tuyên truyền ngươc hay xuôi chiều nào, ai đó hãy đến xem trước rồi hãy mở miệng sau, cho nó ra người gọi là trí thức].


Xe bus Phnom Penh - Sài Gòn  đậu trước văn phòng bán vé và là nhà chờ xe trong khu thương mại Việt Nam.




Có người khá nông cạn (một mỹ từ), bảo rằng tôi đi nhiều chỉ vì tò mò, ý nói là như tò mò xem hàng xóm phơi quần lót màu gì đó. Tôi đi để tự giáo dục, self-educate.
Giáo dục cho bớt ngu. Cũng xin nhái ông Mark Twain: Travel is fatal to prejudice, and stupidity.




Kampuchea 2015:      ... 11.  12.  13.  14.  15.  






Trở lại Phnom Penh

Kampuchea 2015:      ... 11.  12.  13.  14.  15.  ⏩


   Sau ngày tham quan Angkor tại Siem Reap chúng tôi trở về hotel và "được" buổi chiều rảnh, nhưng vì quá mệt và trời quá nóng, mặt khác không nghiên cứu kỹ trươc về các mục tiêu thăm thú khác tại ngay thành phố Siem Reap nên bó chân tại phòng lạnh hotel nằm nghỉ, ăn tối tại hotel theo hợp đồng. Thât ra trong thành phố về đêm có những điểm chợ đêm, cafe, phố đêm và nhà biểu diễn kiêm nhà hàng khá thú vị và lành mạnh - mà chính hướng dẫn viên cũng không đề nghị, mình phải hỏi. Về rồi gặp người khác đã đi nói thì mới biết.
Hôm sau lên xe bus về Phnom Penh sớm để đến vào lúc trưa, buổi chiều chương trình hợp đồng là đi thăm hoàng cung và 1 vài điểm du lịch ngoài trời. Mọi việc di chuyển và ăn ngủ, liên lạc người của tour tại bến xe v.v... đều do tour từ Sài Gòn xếp đặt nhịp nhàng, họ đã gọi các liên lạc viên, xe tuk tuk, hướng dẫn viên các địa phương từng chặn mình đi. Thật là... vô tư, vô lo. Thật ra đất lạ quê người mình cũng lo nhưng giữ liên lạc phone thời buổi này quá tiện lợi và dễ dàng nên cũng thoải mái.
Đây là nói trường hợp chúng tôi chỉ là 2 người đi riêng lẻ. Nếu vì lo âu thì theo tour đông người thì yên chí hơn nhưng nguợc lại sẽ bị gò bó mất tự do và bị lùa như lùa dê.
Đến Phnom Penh có tài xế tuk tuk hợp đồng đón, đưa đi ăn trưa và về nhận phòng, hotel cở 3 sao như Sài Gòn (giá rẻ hơn nhiều nhưng họ không cho mình biết).

Một vài hình ảnh đa dạng những phần thành phố mình đi qua được để bạn đọc có ấn tượng đa chiều về thủ đô một nước rất gắn bó về nhiều mặt với nước mình.
Đường về từ Siem Reap chạy bên tả ngạn Tonle Sap, Phnom Penh nằm bên hữu ngạn, về đến nơi thì phải qua cầu này để vào thành phố. Sông Tonle Sap trước khi nhập vào sông Mekong, nhìn thấy ở đáy hình.

Cảnh rất thường gặp là những sư mặc áo vàng cam, là loại đồng phục thấy nhiều nhất trên đất Miên. Không là quân đội, không là cảnh sát, không là công nhân hay học trò. Tôn giáo có dấu ấn khá nặng lên xã hội này.


Sắc thái thành phố như các bạn thấy qua hình ảnh đời thường rất giống tính chất Việt Nam, mà nhịp sống và những nét kinh tế vi mô như trao đổi buôn bán, dịch vụ, giao thông v.v... lại càng giống bên mình. Chả bù Pháp khi xưa nó cho vô cùng Liên hiệp Đông Dương, đi đứng làm ăn cư ngụ không biên giới.


Đi qua các khu phố có nét tiến bộ khang trang.


Trong dân số rất thấp so với Việt Nam là 13 triệu thành  phố Phnom Penh chiếm 2 triệu người. Một dân số rất trẻ, trong 40 năm đã gia tăng hơn là gấp đôi. Hạ tầng vật chất thì là rất mới từ khi Kampuchea mới hội nhập lại vào công đồng kinh tế thế giới dưới sự giup đở bào trợ của Liên Hiệp Quốc. Vì nền giáo dục đã bị gián đoạn 1 cách khủng khiếp trong 1 thời gian khá lâu, mình phải nghĩ là tư duy truyền thống của dân tộc Khmer hiện nay là 1 ẩn số, bề ngoài thấy đơn giản nhưng bên dưới phải thời gian mới làm tỏ được.


Chợ trung tâm tương tự như Chợ Bến Thành bên mình, hay Chợ Đồng Xuân Hà Nội.


Xe bus về khu bến xe nhỏ ở đây. Cũng xe ôm, xe tuk tuk bu đến chào mời bát nháo như bất cứ bến xe nào bên mình nhưng không căn thằng cho bằng, mình từ chối thì họ cũng không mè nheo đeo bám cho bằng ở Sài Gòn chẳng hạn.


Khu vục hotel tụi này được đưa về, kiểu như ở Mỹ sẽ gọi là midtown. Hotel tụi này là goc phải tấm hình dưới.


Một khu phố tường tự như phố Hai Bà Trưng Sài Gòn, với tiêm... còn gì nửa, tiệm ăn! của người Hoa. Chỉ là người Hoa này do xem biển chữ thì là người Hoa mới, từ lục địa chứ không phải người Hoa cũ như người Chợ Lớn xưa. Mấy người này hoặc đã bị giết hoăc đã bỏ đi qua Úc, Pháp, Mỹ hay cả Việt Nam lánh nạn vào thời 1980s.


Có những con đường nếu không tự nhắc nhở mình có thể lầm là ở Sài Gòn, đương thời hay vào 1 thời điểm không xa mấy những năm 1960, 1970s. Một góc đèn xanh gần nhà thờ Tân Định?


Một hẻm ở Quận 3 Sài Gòn? Những khu vực này thuộc địa phận cũ bản vẽ thời bảo hộ và phần này tương tự về diện tích với trung tâm Sài Gòn xưa, không lớn, chỉ vây quanh hoàng cung và bờ sông.


Một con đường bên nhà thờ Đức Bà, Quận I? Đường này bên cạnh hoàng cung. Hoàng cung tái phục hồi trên nền tảng xây từ thế kỷ thứ 19.


Một con đường gần vườn Tao Đàn quanh trường Lê quý Đôn?


Các khu đại học người viết thấy được thì ở ven đô, chắc vì tại đó giá địa ốc còn thấp.


Kampuchea 2015:      ... 11.  12.  13.  14.  15.  ⏩