Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Huế Cổ

Thần kinh Huế     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  


Hình chụp ngày Vũ Thủy năm 2009
Ngày Vũ Thủy năm 2009
Kinh đô Phú Xuân-Huế có bề dày lịch sử trên 400 năm, 400 năm của 1 thời dựng nước quyết định bản đồ nước Việt Nam hiện đại. Những chứng tích của 400 năm đó tồn tại rất nhiều và mật độ (độ tập trung và con số) các di tích đó không thành phố Việt Nam nào khác có được, từ nông thôn đến Kinh Thành và phụ cận. UNESCO đã sớm thấy điều này sau chiến tranh và đã rất sớm tư vấn, đài thọ và "dỗ dành" chính quyền bảo quản phục dựng và quy hoạch sao cho hợp lý, từ những năm 1980 ngay giữa thời "bao cấp".



Năm 2009 đang lúc tham quan Đại Nội người viết nghe lóm 1 nhóm du khách từ Hà Nội gồm nhiều người trạc tuổi 60-70. Một người: "Huế nhiều di tích lịch sử nhỉ", đại khái như vậy, không nguyên văn. Một ông nọ: "Lịch sử quái gì! chỉ là cái nhà Nguyễn mới đây!", cũng không nguyên văn nhưng ý là như vậy. "Hà Nội mới là nghìn năm văn hóa, từ Lê Lý Trần!... v.v...".
Người Bắc trong tiềm thức không mấy ai có ý tốt cho nhà Nguyễn, đa số là nghiêng về Tây Sơn, Nguyễn Huệ (mà chính gốc cũng 1 phần là Phú Xuân!) Họ, nhất là lứa người về tiếp thu Hà Nội vào năm 1954 luôn đồng hóa nhà Nguyễn với thực dân Pháp, như Gia Long là người mang người Pháp vào để sau đó đô hộ nước ta. Đó là tư duy của người Miền Bắc Vĩ Tuyến 17. Họ 1 là không thích ca ngợi Huế, xem Huế là 1 phần của phần "Ngụy" của nước, 2 là xem Huế chỉ là 1 thứ chiến lợi phẩm của năm 1975 thôi.
Sau thời kinh tế cởi mở nhận thấy sự chú ý của du khách và sự ưa thích vương triều Nguyễn của nước ngoài nhất là khách Âu Châu và Pháp là chính, của UNESCO, đã có thể nhận thấy 1 sự chuyển biến ý kiến về các vua Nguyễn mà trươc đây là bán nước, là "vua điên" v.v... nay lại trở thành "cũng có vua ái quốc...v.v... " và bắt đầu trân trọng di sản lích sử Huế, văn hóa Huế ra mặt.




Thăng Long nghìn năm lịch sử có được cái Tháp Rùa và cái Chùa Một Cột giả, và 1 cái văn miếu lụp xụp. Và 1 cột cờ thủ ngữ đời Nguyễn.






Cửa Chính Đông




Thiên Mụ - Đại Hồng Chung - 1710



Cổng và vách tường An Lăng trong 1 con đường ngõ nhỏ Phủ Cam. Bạn có thể hỏi 10 người Huế bây giờ đường đi An Lăng, mộ ba vua, và sẽ có 9 người không biết.

Lăng vua Dục Đức - An Lăng, An Cựu





Cổng vào phần đất mộ.

Điện Long Ân nhìn từ cổng vào mộ


Phòng ốc phía sau điện Long Ân (là khu hậu cần, nhà bếp...). Ra sân điện là công nhỏ bên gốc cây cổ thụ. Đây là lối vào nhỏ từ ngoài đường, khách "đặc biệt" được vào ngoài giờ (nhưng vì đóng cửa nên không vào khu lăng mộ được).





Thần kinh Huế     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét