Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Mốc Biên Giới tại Cửa Hữu Nghị - 2014

Trong phóng sự này (2014):     1           4  

 

Chắc các bạn đã hình dung được khu vực cửa khẩu Hữu nghị phía bên mình trong post trước. Tóm tắt là 1 quần thể gồm bải đậu xe cá nhân cho khách hay xe công cọng, 1 bãi đậu lớn cho xe hàng trung chuyễn, 1 tòa nhà biên phòng và 1 khu hành chính hải quan. Có người sẽ sắc bén để ý rằng, với bề dày lịch sử của địa điểm gần như huyền thoại này là những 2000 năm, nơi này bên phía VN hoàn toàn không có 1 dấu vết gì gọi là di tích lịch sử cả, 1 viên đá hay tấm bia cũng không có!

Trong trang này xin trình các bạn hình ảnh khu vực tiếp cận với đất láng giềng có hình ảnh đường phân giới cùng 2 cột mốc quốc gia, và hình ảnh phần dất bên kia nhìn thấy được từ mức đó. Sau khi qua khỏi cửa hải quan nơi chúng tôi 2 người chỉ xin phép miệng vượt qua mà không phải trình giấy tờ tùy thân gì, lý do tham quan cột mốc, thì đi thêm chừng 200 mét là đường ranh. (Hình ảnh vào tháng 8-2014 này là về cảnh, về người qua lại thì đặc biệt rất thưa thớt do tình hình biên giới vào thời điểm đó). 

Để định vị rõ ràng hơn, trục đường qua lại giữa 2 nước tại khoảng này là rộng, thẳng với hướng là gần chính Bắc, phương giác nếu nhìn về phía TQ là chừng 5 độ thôi. Lăn ranh các bạn thấy dưới đây cắt mặt bằng ở góc 90 độ, thì là gần đúng chiều Tây-Đông. Phía Tây là đài cột 1116 của VN.

Tháng 8-2014

Chiếu tướng đài mốc 1116 của VN bên kia con lộ là đài cột 1117 của TQ. Cách bố trí vị trí và đánh số các cột mốc từ cột số 0 tùy chổ đánh dấu. Thí dụ cụ thể là nếu đường biên chạy giữa 1 con sông thì sẽ có 2 cột cùng số mỗi cột 1 bên bờ, như các bạn có thể xem trong các phóng sự khác trong blog này ở Lào Cai hay Móng Cái. Tại Móng Cái là cột chót trên đất số 1369 tại cửa khẩu Bắc Luân trên sông Ka Lung. Các bạn cũng thấy được trong ký sự Trà Cổ cột giữa vịnh ở bờ biển Tràng Vĩ là cột trên biển số 1378, cột chót có thể thấy được từ bờ.  

Tại tỉnh Điện Biên là nơi có điểm 3 biên giới Lào-VN-TQ bắt đầu là cột đặc biệt 3 biên giới, Số 0. Bán đảo Trà Cổ là nơi thấy mặt trời mọc lên đầu tiên ở Bắc Phần. Toàn chiều dài biên giới Viêt-Trung giữa 2 điểm này - mà các bạn có thể xem hầu hết địa hình địa vật trong blog này - là 1350 km. 

Mặt bằng này mình không biết là có từ hồi nào và khả năng là do con người xẻ núi, nhưng 2 thềm đài thì là trên 2 phần cao khiêm tốn, phía Tây dựa vào 1 dảy núi dài đưa đến, phía Đông là 1 quả núi nhỏ cao chừng 50 mét đứng độc lập. 
Tuy là 1 đường ranh phân định chủ quyền 2 lãnh thổ khá trịnh trọng, tại Hữu Nghị việc vượt qua gạch vẽ dưới đất này không phải là vi phạm gì, cũng như tại các cửa khẩu trên thế giới. Cá nhân láng giếng chỉ vi phạm khi cố tình trốn tránh các chức trách nhập cảnh bên kia thôi. Bước qua đường biên giới lên xuống tham quan tại nơi này chả phải là ghê gớm gì, ngang nhiên vi phạm đáng phải bị đuỗi hay bị bắt chi, miễn là đừng vượt cửa thủ tục nhập cảnh, thực sự muốn nhập cảnh phi pháp thôi. 
Đây là đường phân giới đó nhìn từ trên bục thềm cột VN, xe điện chở người lữ hành đi đến nhà thủ tục nhập cảnh TQ (khoảng cách giữa 2 nhà hành chánh VN và TQ năm 2014 này là chừng 400 mét, người có nhiều hành lý chọn đi loại xe này hay mang hàng năng hơn - thương mại - thì có thể người lao đông thồ qua. Người lao đông có giấy thông hành đặc biệt).
Dưới đây là hình ảnh trên 2 thềm đài. Bên đài Trung Quốc:
Nhìn về phần lãnh thổ TQ, là 1 công viên rất lớn rất ra trò. Giòng xe tải từ 1 đường hầm bên TQ qua; trong thời điểm này không thấy giòng xe từ VN qua cửa khẩu về hướng TQ. Anh bạn đang đứng trên lãnh thổ TQ.

Trên thềm đài Việt Nam:

Cạnh bia theo chiều đường ranh, mặt xoay về Bắc mang quốc huy VN, mặt xoay về Nam mang quốc huy TQ. Niên đại là năm chính thức khánh thành bia, vị trí cắm mốc được đôi bên thỏa thuận qua 1 hiệp ước phức tạp đã được ký kết tháng 12-1999.

Tương tự bên thềm kia, chổ này có 1 phần địa ốc thực tế là của láng giềng nhưng đi lại là tự do cho cả những ai không có giấy tờ và ý định xuất nhập cảnh. Là một hình thưc công viên.

Ngay dưới chân đài cột VN là cọc cây số hình thù theo tiêu chuẩn người Pháp đặt ra cho lục lộ 3 nước Đông Dương từ sau năm 1890. Được biết cột này là cột Km Số 0 của con đường RC-1 nguyên thủy được đặt từ đời Pháp thuộc và đời Thanh bên TQ. Đây là di tích lịch sử - khá cận đại - duy nhất thấy được trong khu vực Viêt Nam. Nay nằm trên cùng 1 đường thằng giữa 2 cột 1116 VN và 1117 TQ.  

 

Cùng trên vạch thằng đó có mấy hàng chữ Hán bên phía TQ, ghi đây là điểm tận cùng của quốc lộ số 322 đến từ Nam Ninh, niên đại là 1992. (Cuộc chiến biên giới kéo dài 9 năm giữa 2 láng giềng chấm dứt năm 1989, năm 1990 bắt đầy ổn định đàm phán về ranh giới, trong đó có trọng điểm này).





🚍
Trong phóng sự này (2014):     1         3    4  




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét