Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Bóng mát Thành Nội

Thần kinh Huế     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  

Du ký tháng 8, 2014

Thành Nội Huế là khu đô thị có một không hai trong toàn cỏi nước Việt Nam. Có chăng là 1 khu phố cổ Hội An, nhưng tại đó thấy rõ sự dàng dựng thương mại và thời thương, không như ở đây.






Đi lui vào trong ký ức của người viết, về những năm cuối thập kỷ 1950, thập kỷ 1960, và đầu 1970 thì cảnh quan đường Thành Nội không phải tươm tất gọn gàng như vậy, cho dù không khí và cảm giác thì là rất quen thuộc, rất như xưa. Hồi trước cảnh quan còn rất giống thôn dã, với nhà tranh vách đất rất nhiều (trong thời chiến thì nhà tôn vách ván).
Cây cối là bàng, trứng cá, phượng, điệp, chùm kết, cây đa (hay cùng thứ như cây sung, hay vả hay cây si) và nhất là cây nhãn. Vài nơi có cây thông hay tùng. Đường đi ở giữa rất chật hẹp, 2 bên là 2 con mươn nước thải lộ thiên rồi đến 1 dãi đất cỏ như 2 vệ đường, rồi đến bờ dậu bên trong là nhà dân. Đi ngoài đường ít khi thấy rõ nhà dân phía trong mỗi vườn (nói cách khác, đại đa số là "nhà vườn" như bây giờ gọi - xưa chả ai gọi như vậy). Ban đêm đèn đường leo loét chổ nào có, ban ngày rất mát và yên tịnh. Ve kêu mùa hè, chiều về ễnh ương dưới mương.

Nhà cửa xây lấn ra tới mặt đường như trong các hình này là mới, trong thời chiến cũng đã có cắm dùi như vậy, lên 2 cái cống chạy 2 bên đường. Nay 2 rảnh cống đã bị lấp và mặt đường xây kín và it có nơi cống rảnh thoát nước được quy hoạch, do đó mưa thì khỏi nói bạn đọc cứa tưởng tượng. Mong 1 ngày nào vấn đề sơ đẳng này được giải quyết khoa học hợp lý.


Hàng quán không có như bây giờ thấy, chỉ là những chòi tranh tre dựng bên dãi đất ven đường, còn số lớn bán lẻ là gánh, như gánh bún bò đặt ban ngày với lò than trên 1 cái thúng mây. Hay gánh chè cháo ban đêm với ngọn đèn dầu hạt đậu le lói (người bán mặc áo dài trắng, ngày đội nón lá, không bao giờ là bà ba). Đó là không khí cổ điển xứ Huế. Nay các cảnh đó không còn nhưng vì dân số so với các quận xưa ở các thành phố như Hà Nội Hoàn Kiếm hay cac quận 1, 3 hay 5, 6 ở Sài Gòn còn rất thấp nên không gian vẫn còn thấy sự yên ả của 1 phố xưa rất nhỏ, không nơi nào khác có.


Vì toàn diện tích Thành Nội là hạn chế trong chu vi 4 vách thành nên dân số không thể tăng nữa, nhất là nhờ quy hoạch xây cất đã hạn chế cất cao, nên hy vọng không khí quý báu này kéo dài  được 1 thời gian nữa.


Cái gọi là 'nhà vườn Huế'


Nói chung không gian va không khi Thành Nội rất đáng được bạn đọc du lịch đến trải nghiệm một lần, ngoài những khía cạnh cổ, lịch sử, và "Việt" khác mà không nơi nào có được.




Nhưng nơi tập họp chợ búa rất nhỏ như thế này gọi là chợ xếp, họp sáng và trưa tan.




Có lẽ có các chợ nhỏ nhưng người viết không nhớ đến nhiều.


Chợ Tây Lộc thì lớn hơn bán thực phẩm địa phương và tạp hóa, mặt bằng tráng bê tông này buổi chiều trời mát sẽ chia lô sạp bán hàng hết. Chợ vẫn còn mang tính chất cổ truyền của 1 chợ cộng đồng nhỏ, người mua cũng như người bán là quen biết nhau và tình tự địa phương dân tộc rất đậm đà. Người viết đến Huế tìm 1 người làm xưa đã vào Nha Trang, chỉ biết là sau về đây có 1 thời bán sạp gạo. Chỉ cần vào sạp đầu tiên hỏi "O có biết 1 bà tên XYZ trước có bán gạo tại dây không?" là được chỉ ngay đến 1 người biết, rồi 1 người biết, rồi ở trong khu bán vải gần khu bán nón có con tên chi chi đó là cháu của chị XYZ! Tìm 1 người 45 năm biệt tăm!


Bạn tự hỏi khi mưa xuống mặt bằng này thì nước chảy đi đâu? bạn đã tự trả lời rồi đấy. Ở Huế mưa là mưa thúi đất, chỉ là nay trong Thành Nội ít còn đất đâu để thúi (thúi là sủng, là ứ, là bảo hòa).
















Thần kinh Huế     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét