Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Đường Lên Xứ Lạng: hành trình đi tìm Ải Chi Lăng

Tìm về Ải Chi Lăng:       1.  2.  34.  


    Nói về vùng đất chiến lược nhất của dân tộc Việt đối mặt với văn hóa Hán không có chổ nào quan trọng và quyết đinh bằng Chi Lăng. Sau khi vừa làm quen được với miền Bắc nơi đầu tiên mình tìm đến xem cho biết không phải là ba cái "điểm nhấn du lịch" thương mại mà là địa hình địa vật ải Chi Lăng lịch sử. Danh từ 'ải' làm nghĩ đến 1 nơi xa xôi hẻo lánh, địa hình khó đến

Đường lên xứ Lạng đi qua địa phận Chi Lăng. Từ Hà Nội đến thành phố Lạng Sơn, là 158 km. Chừng 60 cây số trước khi đến thành phố là địa phận Ải Chi Lăng, huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn.
Từ Hà Nội đi Lạng Sơn chỉ 1 đường thẳng tiện lợi. Chính vì cái thuận tiện này, theo 1 hành lang Đông-Bắc càng gần đến biên giới Việt Trung càng chật hẹp, mà lịch sử Chi Lăng là một bề dày trên 1500 năm. Đó là lịch sử quân sự chống xâm lăng đến từ phương Bắc.

Đường thẳng đó nay là Quốc Lộ 1A, đoạn này chung tuyến và cùng mặt nhựa đường với đường Xuyên Á AH1. Đây lại chính là Con Đường Cái Quan, tuyến đã có sẳn từ trươc khi người Pháp trải nhựa con đường và đặt tên Đường thuộc địa Số 1, Route coloniale No 1.
Cho dù vậy, đi du lịch khám phá học hỏi thì chổ nào có đường không-thẳng thì nên đi, nên chúng tôi chọn "đường trong", đi qua các thị trấn nhỏ ngoại ô Hà Nội và thành phố Bắc Ninh và Bắc Giang trước khi nhập vào Quốc lộ 1. Từ đó rè vào đường làng mày mò đến xã Chi Lăng cổ xưa.
Ven đô thành phố Bắc Ninh.
Đi cho biết đó biết đây, ở nhà gu gú (google) biết ngày nào khôn: vì là con dân Miền Nam chưa bao giờ được biết miền Bắc, trước đây người viết không có một ý niệm nào về cảnh quan, con người, nông thôn ở phần địa dư này. Những điều học được từ tiểu học và qua đọc các sách ngoại quốc về cuộc chiến 46-54 nay đã lỗi thời, lỗi thời hơn ông Bảo Đại. Địa lý thì vẫn cố hữu nhưng cảnh quan, xây dựng và con người thì là chuyện khác.
Lên đường xa lộ sau khi qua ngoại ô thành phố Bắc Giang. Trước đây vì thành kiến, nghe nói đến Lạng Sơn, "Ải Nam Quan" như tận cùng trái đất, nào ngờ năm 2014 đường đi quá dễ dàng và tốt, ngay trước khi đi cũng chưa hẳn tin anh bạn lái xe, là "sáng đi trưa tới"! Đoạn đường về biên giới trước đây không lâu (chừng 30 năm) phải mât 1 ngày nay chỉ cần 4 tiếng đồng hồ cho ai vội vã.
Nói chung địa lý miền Bắc ngoài châu thổ sông Hồng là rừng núi thượng du hay trung du trùng điệp khó đi, nhưng thông với Trung Hoa có 1 ít những hành lang thuận lợi như hành lang Đồng Đăng-Bắc Giang là 1 khe hở trong dãy Bắc Sơn, hay hành lang Lào Cai theo thung lũng sông Hồng.
[Mẹt là tên 1 thị trấn, bây giờ thứ gì lớn hơn 1 cái làng (xã, thôn) thì gọi là thị trấn, thường là 1 quận lỵ] Người bạn ở Hà Nội hướng dẫn đường vào Ải Chi Lăng bảo rằng chú ý ngã tư này, qua khỏi sẽ đi vào khu vực Chi Lăng và chú ý tìm đường rẽ vào vùng sâu.
Vào 1 vùng bình nguyên không cao lắm nhưng bắt đầu đã thấy xa xa những dãy núi không mấy vẻ thân thiện.
Những con dốc không mấy cao đưa con đường lên từng vùng bình nguyên nhỏ bằng phẳng đi vào huyện Chi Lăng, xem trên bản đồ là 1 huyện khá lớn.
Ai có chút quá khứ võ biền nhà binh thì khi nhìn thấy đồi núi kiểu này chắc chắn phải có 1 phản ứng tự nhiên chung, là tập trung chú ý các điểm cao, và nghĩ đến những khả năng công và thủ của một địa thế hiểm trở hiếm có như thế này. Đây là một con đường độc đạo, không có lựa chọn khác cho ngay cả đối với 1 binh đoàn hiện đại thế kỷ thứ 21. Lối đi độc đạo phải vươt qua vì không có lối nào khác trong toàn khu vực.
Đây là 1 vùng bình nguyên không mấy rộng, hai bên là hai dãy núi. Đây chính là vị trí các trận chiến quanh Ải Chi Lăng đã diễn ra.
Những vùng bình nguyên chen kẻ những dốc đèo nhỏ như những bậc cấp lên Xứ Lạng.
Địa thế núi đồi các chiến tích Chi Lăng là như thế này.
Không một người lính không thân thiện nào sẽ chọn đi vào những nơi như thế này nếu có đường tránh. Khống chế tất cả các cao điểm hai bên đường này để bảo đảm qua lại là không phải chuyện dễ hay mau chóng, cho dù với khí tài hiện đại thế kỷ thứ 21. Láng giềng phương Bắc học bài học này trả bằng xương máu liên tiếp qua nhiều triều đại.

[ Anh bạn quý, lái xe nhà từ Đà Nẵng theo Đường Cái Quan ra Bắc, đã hết mình ủng hộ và giúp đỡ người viết đến từ 7000 dặm, hành hương đến vùng đất thiêng của Tổ Tiên cuối tháng 8 năm 2014 ] 


mời xem tiếp

  1.  2.  3 4.  







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét