Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Quỷ Môn Quan

Ải Chi Lăng:       1.  2.  3.  4.  


Chỉ có người nào, một là đã có lên Xứ Lạng trước khi trục lộ đường Liên Á AH1 hoàn tất, hai là được chỉ dẫn trước khi đi mới biết đường đến Ải Chi Lăng lịch sử. Nếu không thì trên trục lộ AH1 là trục đường cao tốc mới xây ở khoảng tương tự với Ải Chi Lăng cũng đã được xây 1 kiến trúc nhỏ gọi là ví trí tượng trưng (= giả. Lịch sử sáng tạo).
Vị trí đó như thế này, là hoàn toàn võ đoán, cùng với gần đó là 1 đài tưởng niệm mới. Dù sao vị trí này cũng nằm giữa khu vực địa bàn chung của các trận địa Chi Lăng xưa qua nhiều thế kỷ.
Trên tuyến đường QL1A-AH1 trong huyện Chi Lăng. Tháng 8-2014. Ảnh gốc Wikipedia
Ải là một cửa qua lại, có đồn binh trên 1 trục đi lại mà không thể tránh. Nơi đấy phải là rất chật hẹp và thường có những mốc địa dư đã được ghi chép. Điển hình là Hải Vân Quan trên đỉnh nay là đèo Hải Vân, là 1 cửa ải cổ xưa mà nhiều du khách đã đi qua nhất.

Nhờ đã được 1 người quen biết tại Hà Nội cảnh giác trươc và hướng dẫn tường tận, bạn đồng hành lái xe lại cũng là 1 người đã từng lên xuống Lạng Sơn nhiều lần trong nhưng năm trước kia nên khi đến bản chỉ dẫn này cách thành phố Lạng Sơn chừng 60 km bọn tôi đã biết rẽ vào 1 con đường nhỏ, cũ và vắng xe, là tuyến đường Quốc lộ 1 xưa:
Tuyến lộ này vắng xe và nay mang sắc thái 1 con đường làng, nhưng truoc đây không lâu là trục đường chính Hà Nội-Lạng Sơn, là Quốc Lộ 1 cũ, Route coloniale 1 (RC1) thời Pháp thuộc.
Đoạn đường này chỉ chừng 7 cây số đưa đến 1 thị trấn nhỏ là thị trấn Đồng Mõ phía Bắc Ải Chỉ Lăng, và chạy song song  phía Tây với đường AH1 nhưng phía ngay dưới chân 1 dãy núi với 1 giòng sông bên đường. Trong hình trên giòng sông - trong Nam sẽ gọi là suối - rông chỉ độ 50 mét chảy bên phỉa của hình, sau lùm cây cách 15 mét. Bạn đọc đọc tiếp sẽ thấy hình.
Người dân vùng này trồng mãn cầu (mà ho không gọi là trái na như nhiều người tưởng) và hình trên là 1 chợ nhỏ bán sĩ (chợ đàu mối) cho lái buôn đến mua. Một phần lớn vùng xanh trong các hình này và ven đường quốc lộ chính là cây mãn cầu, kể cả trên sườn núi. Bạn đọc sẽ đươc xem chi tiết sau.
Đây chính là Con Đường Cái Quan xưa, từ đời nhà Lý đã hiện hữu. Thời Pháp thuộc khi còn gọi là Route Coloniale 1 thì chắc còn hẹp và thô sơ hơn và chắc rừng nguyên sinh còn dày hơn (nay vì dân số tăng cao nông thôn này đã được canh tác và khai quan, là quy luật của hầu hết các vùng nông thôn cả nước sau chiến tranh Đông Dương 1946-1975).
Đường di chuyển xe cộ hàng hóa hiện nay chạy song song với tuyến này phía Đông (bên phải hình) chừng 2 cây sô chim bay. Đó là đường QL1A, cùng mặt nhựa với đường Xuyên Á AH1. Có nghĩa là người đi Lạng Sơn nếu không cố tình tìm kiếm Ải Chi Lăng sẽ không đi qua nếu không biết mà rẽ vào đường này.
Hình trên và dưới là địa điểm chỉ vài trăm mét cách nơi chính xác mà những người dân được hỏi đường cho biết là Ải Chi Lăng. Hai hình đều hướng về Bắc. Hình có xe đậu cho thấy rõ địa thế 1 cái eo núi, dưới vai bên phải của con đường là 1 con sông (sau đường giây điện và các nóc gia bên phải của vách tường. Ngọn núi dựng dứng bên trái là vách núi có tên trong lịch sử tàu và ta, tên rất ghê rợn nhưng người dân gọi rất tự nhiên vì là quen thuộc với họ: Núi Mặt Quỷ!
Hình dưới: là cảnh nhìn lui về hướng xe mới đi lên, nhìn về Nam.

Quan là 1 cái eo núi, khe núi, 1 đường đèo hẹp giửa 2 vách núi.

Bia này cách nơi 2 hình dưới chừng 50 thước, chỉ đường xuống 1 thôn nhỏ, xã Chi Lăng.

[Trích Bách khoa tự điễn Wikipedia, nhiều tác giả bổ xung.]
Tại cửa quan này có hai khối núi đối nhau và ở giữa có độ rộng 30 bước, tục gọi Quỷ Môn Quan. Mã Viện đánh Việt Nam qua đấy dựng bia và tạc rùa đá. Đời nhà Tấn (265-420) binh lính Trung Hoa qua đó bị giết nhiều nên có câu
Quỷ Môn Quan, Quỷ Môn Quan!
Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn
[hết trích]

Ải Chi Lăng lịch sử là đây. Kiến trúc 2 bức tường giữ đât này là mới xây vào những năm 1980 nhưng địa điểm chính xác với người nhận diện địa thế thì chổ này là cái eo nhỏ, một lối đi duy nhất giữa 2 bên, 1 bên là trái núi trong hình, bên kia là 1 con sông và qua sông cũng là vùng không thuận lợi cho 1 con đường di chuyển.
Và đây, thưa bạn đọc, là lý do tại sao chổ này là nơi thật sự là Ải Chi Lăng. Ải Chi Lăng gọi là Quỷ Môn Quan, vì lý do ngay tại đó là 1 tảng núi có hình thù quái dị - nếu là nhìn thấy trong 1 chiều mưa mù âm u ảm đạm thì sẽ thật rùng rợn. Đó là Núi Đầu Quỷ trong sách sử Trung Hoa cũng như Viêt Nam, mà người dân tại ngay đây gọi là Núi Mặt Quỷ.
 

Hình trên chụp từ ngay chổ xe đậu, chụp về hướng sau, điểm này là chổ vào kiến trúc như 2 tường xây bằng đá cao 2 bên con đường như trong hình xe đậu (QL1 cũ) Kiến truc này xây lên trong những năm 1980 cũng chỉ để dánh dấu địa danh, không thuộc lịch sử cổ, nhưng đúng chổ và có hình thức tượng trưng gây ấn tượng trung thực của 1 cửa ải.

Núi Mặt Quỷ!
Đây là hình ảnh vách núi nghìn năm như vậy, gây kinh hãi cho quân viễn chinh phương Bắc từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Vì địa thế chật hẹp của eo núi có sông đi qua này mà Núi Mặt Quỷ không được thấy từ xa, chiều đi lên cũng như chiều đi xuống, chỉ khi đến gần và dừng chân bước xuống xe mới thấy rõ (như người bộ hành hay cỡi ngựa khi xưa). Nhiều người có đi qua đây trên đường quốc lộ cũ để đi Lạng Sơn lúc trước cũng đã không để ý và thấy được cảnh quan như trong các hình này. Và tất nhiên là họ không biết tánh lịch sử của địa danh, mà thật ra địa phận Bắc phần phần lớn nơi nào cũng có chiều dày lịch sử đáng kể, phải đi qua phải ghé đến mới cảm nhận được.
Thực tế nhìn mặt núi này có thể hình dung được nhiều mặt người quái di, màu đỏ của oxy sắt trong đá núi làm càng tăng thêm vẽ rùng rợn.
  
 
Thảm thực vật có thể có thay đổi, nhât là khi xưa khả năng tại đây là rừng thiêng mà nay chỉ còn cây cối thấp, nhưng hình thù quả núi nhìn từ lối đi duy nhất có thể có dưới chân núi là con đường hiện nay, phải là một như ngàn xưa. Dĩ nhiên con người hiện đại có thể phá núi được nhưng tại vùng hẻo lánh này, vì chẳng có công trình xây dựng gì hưu ích, lại nữa vì ý thức lịch sử chăng, mà vách núi vẫn còn y nguyên như trong tài liệu sách xưa mô tả.


 mời bạn đọc xem tiếp


    1.  2.  3.  4.  






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét