Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Về Huế

Thần kinh Huế     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  

Đi đâu cũng gọi là đi, nhưng đi Huế đối với người viết là "về Huế". Dù chỉ là sinh quán và thời gian vãng lai trước đây cũng không phải lâu hay thường xuyên, có thể nói là chỉ ghé qua, về thăm ngắn ngủi nhưng trong thâm tâm, đây là cội nguồn.

Trong lịch sử con người Việt Nam thời gian cận đại từ năm 1945 là thời đại di dộng lớn nhất của người dân trong nước, và 1 tỷ số rất lớn có thể nói trên 90% người dân bây giờ không còn sinh sống trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn, Đó là không kề những thế hệ thứ 2 sinh ra ngoài miền đất mà cha mẹ mình gọi là "quê quán", mà tất nhiên trong gia đình không thể không nhắc đến như là "quê hương". Và có thể cả những thế hệ sau.

Có những kẻ ra đi do chọn lựa hay bất đắc dĩ, đến nơi nào định cư ăn nên làm ra, phát đạt, vừa ý, thì quay mặt bôi bác nguồn gốc mình - thực chất là bôi bác con người còn ở đó, một cách tự hào là mình không còn nhà quê, đã thành "sang" (như trong thành ngữ "trường giả học làm sang"!). Họ nhiệt tình chọn nơi định cư mới khang trang tốt đẹp hơn đó là "quê hương mới", với vẻ tỏ ra là "quê hương cũ" của họ không còn xứng đáng với họ nữa.
Con người chỉ có một quê hương. Không như cái áo mà có cái cũ cái mới.


Trở về chuyến du hành năm nay tháng 9, 2014, anh bạn đưa chúng tôi về Huế sau khi xuyên qua cac tỉnh từ miền Bắc về miền Trung. Huế là nơi anh có nhà thờ họ, thằng viết được trú ngụ 1 ngày 1 đêm. Do đó có thì giờ thong thả rong rỗi khắp thành phố nhất là trong điều kiện trời nắng tốt (thực ra là khá nóng).


Trong ký ức tuổi thơ những lần được cha mẹ mang về thăm quê (từ thành phố Nha Trang là nơi định cư lúc đó) cảnh quan Huế giống như lần này được trải nghiệm. Vì trong thời gian chiến tranh thành phố này là nơi tụ hội bất đắc dĩ của rất nhiều dân số từ Quảng Trị trờ vào các vùng nôn thôn bất an và nhất là nghèo nàn tài nguyên và cơ hội, nên trở nên thành 1 địa phương khá là bát nháo vô trật tự và có khi phải nói là tội nghiệp.

Thời nay Huế trở lại thanh bình và, đặc biệt hơn tất cả các thành phố khác của Miên Nam đã mặc trở lại không gian không khí của 1 thời ổn định cách đây khá lâu - thời tiền chiến chẳng hạn. Một phần lớn do mật độ dân số không bị nhân mãn ít nhât là trên bền mặt có thể cảm nhận được (tuy với số liệu chính xác có thể là đã gia tằng nhiều phần). Mời bạn đọc chính mình nhận xét qua hình ảnh đời thường chụp vào những ngày nắng rát cuối hè năm 2014).


Sông Hương ở thương nguồn chánh diện Thành Nội: cầu Bạch Hổ và tháp nước, từ 1 góc nhìn trên con đường về chùa Thiên Mụ (bên phải người chụp). Đây là cảnh quan cố hữu từ rất lâu, vì cầu Bạch Hổ từ bờ này tả ngạn qua đảo Cồn Dã Viên và qua hữu ngạn là cầu xe lữa xuyên Việt. Nhìn kỹ thì mới thấy được cầu lộ mới xây sau khung cầu cũ thời Pháp thuộc.


Cầu Trường Tiền được trùng tu khá chu đáo và mỹ thuật. 


Chiều Sông Hương từ câu Phú Xuân (Cầu Mới), nhìn về thượng nguồn

Cửa Thuận nay chỉ cách Huế 45 phút xe gắn máy


Trong các trang sau (theo thứ tự lịch thời gian) em xin đưa bạn dọc đi 1 vòng Huế, khu vực rộng lớn gọi là xứ Huế khác hơn là tour Huế cổ điển giới hạn là cổ thành Đại Nội và lăng tẩm (chán!) mà bạn đọc có thể thấy hình ảnh trên báo chi và mạng du lịch. Huế của 1 người Huế.

 














 
 




Thần kinh Huế     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  



 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét