Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Thành Nội Xe Ôm

Thần kinh Huế     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  

Du ký tháng 8, 2014

Bây giờ các bạn theo honda ôm của em vào Thành Nội Huế. Thành Nội, "Nội", Đại Nội, Hoàng Thành, Tử Cấm Thành v.v... các bạn không quan tâm về tp Huế có lẽ nhiều người lúng túng lầm lẫn và khó định vị hình dung mấy cái này nó khác nhau ra sao. Cho nên lại mượn 1 tấm bản đồ để các bạn rõ mà thằng viết khỏi nặng óc giải thích bằng chữ nghĩa.
Thành Nội là cái ô vuông lớn, có tường thành kiên cố bao bọc phía trong của cái hào nước phòng thủ. Phía trong là nhà dân cư, chợ búa buôn bán nhỏ, 1 con sông đào là Kinh Ngự Hà, 1 cái hồ nhỏ xíu cho vịt bơi gọi là "Hồ" Tịnh Tâm, và Hoàng Thành là như cái dinh Độc Lập vậy. Trong Hoàng Thành có 1 khu gọi là Cấm Thành, chổ này là cấm dân vô, gọi là Tử Cấm Thành, tử là màu tím. Có cái Điện Xã Tắc ngoài Hoàng Thành nó cũng không có gì đặc sắc để xem, Xã Tắc là hoàng tộc. Xưa ông vua là chủ đất (nước) chỉ ưu tư cho Sơn Hà Xã Tắc, tức real estate của mình và gia đình mình. Cũng không mấy tiến bộ nhỉ. Bá tánh - trăm họ, là dân đó - thì vua chạy đi đâu mình chạy theo đó thế thôi.

Thành Nội mỗi cạnh chừng 2.5 km có 10 cửa ô qua 10 chiêc cầu nhỏ. Hoàng Thành mỗi cạnh chừng 600 mét. Trong thời chiến tranh có cả 1 sân bay cho máy bay nhỏ nằm gọn trong lòng thành cổ là sân bay Tây Lộc. Hiện nay có 1 con kinh cắt ngang Thành Nội và thông 2 đầu ra hào nước phòng thủ. Đó là Kinh Ngự Hà vua Tự Đức cho đào mà truoc đây đã bị lấp bán phần và cỏ cây che khuất. Các bạn sẽ xem hình sau. Kinh này cũng góp phần hạ nhiệt độ trong thành cổ nhưng lạ đem lại vấn đề muỗi cho dù không lớn. Kinh thông ra sông Hương qua sông (kinh) Đông Ba bên cạnh trái Thành Nội.


Các bạn hình dung đây là con đường ven sông Hương nhé, tên gì thì mặc kệ, con đường 1 bên là sông Hương 1 bên là hào nước Thành Nội. 


Đi lên đi xuống thì có mấy cái ngõ rẽ vào Thành Nội như thế này. Đường vào 1 cửa thành, cửa này là Cửa Ngân nên khúc đường tên như rứa - xem biển tên:


Bên đường thì có xe xích lô và xe honda ôm ngồi nghỉ mát buổi trưa. Nóng lắm lúc này, lấy 105 độ F là 40 độ C làm chuẩn, thì lúc này xích lên xích xuống 1 tí. Nhưng mà như người ta nói dân chơi sợ gì mưa rơi, đường ta ta cứ đi, chỉ là phải uống nước thât nhiều thế thôi.


Các bác phu xe: có 1 thời vài năm trước em nghe nói họ cũng ỡm ờ và chặt chém khi thấy có du khách hơi bị ngố. Cho nên 1 số du khách VN từ nước ngoài dù là bác sĩ nha sĩ hay trung sĩ khi về lại Mỹ thì hay khoe là đã trị được họ (xích lô, xe ôm) (mặc cả, nạt nộ, dọa dẫm, cắt giảm chi phí đến mức rẻ như cho v.v...) làm 1 niềm hãnh diện lớn. Có thằng bán bún bò ngoài Bolsa chuyên vậy, về khoe toàn là nhưng chuyện như vậy. Em dặn bọn này: bây giờ các anh về khác rồi nhe, 1 là đồng tiền các anh nó không còn to lắm đâu nhé, hai là đừng ra ngoài lề, bi bô nhiều mà 1 là sẽ bị bẽ bàng bẽng lẽng hay ngay cả gặp rắc rối. Đi chơi ta cũng phải sống cho ra con người.
Các bạn hãy rộng rãi với người lao động, đời đến được 1 lần có gì mà phải dè xéng, với người đồng bào, họ cũng như mình ngày 2 buổi lo cơm đâu có khác, họ đâu rãnh ra đây chờ mình từ nước ngoài về để mà lường gạt đâu.



Kỳ đài từ 1 góc nhìn khác; bạn đọc đoán đúng, đó là sau khi chui qua khỏi cửa vào.


Trước khi đi thăm dân mình làm 1 vòng bức tường thành Đại Nội ngó vô (xin xem bản đồ trên đầu trang), 3 cạnh phía trong Thành Nội với các cửa ra vào khác hơn là cửa nghi lễ phía Đông Nam nhìn ra kỳ đài tên là, bạn nói đúng, Cửa Ngọ Môn mà các bạn đã thấy hình ảnh mọi nơi rồi.


Trong góc phải hình trên là 1 hotel khá thẩm mỹ và kín đáo (quy hoạch xây dựng trong nội thành khá chặt chẻ và không có nhà cao tầng phía trong thành)


Mỗi cạnh Hoàng Thành dài trên 600 mét. Chung quanh tường thành cũng có 1 hào nước bao bọc y như hào nước bên ngaoi2 thành phòng thủ Thành Nội, hào nước này cùng với 1 vài kinh đào khác trong Thành Nội góp phần hạ nhiệt độ không gian thành phố và chứa nước mưa thải khi vào mùa mưa. Cũng như mọi nơi thì các mặt nước rộng hẹp trong thành có sen và súng. Cái hơi kẹt là vấn đề muỗi mòng khó tránh và nhà cửa gần các nơi này đều phải chịu điểm trừ này.



Hiện nay bốn bề thành Đại Nội đã được giải tỏa thoáng rộng và mỹ quan nhưng trước đây là nơi cắm dùi rất hỏn độn, bẩn và không mấy tốt về mặt xã hội.






Các kiến trúc trong ngoài bức thành cũng đã được trùng tu hợp lý, thằng viết không nhớ có bao giờ thấy được cảnh quan như hiện nay trong nhưng năm xưa vô ra Thành Nội.



Đây là 1 bức tường thành nhỏ với hào nước nhỏ trong tường thành và hào nước của Thành Nội nhé.



Cửa Hiền Nhơn - du khách có thể vào Đại Nội-Tử Cấm Thành qua các cửa phụ này từ trong Thành Nội thay vì vào cửa Ngọ Môn quen thuộc ở quản trường nhìn ra sông Hương.



Các cửa phía trong là cửa phụ các quan vào làm việc hay pizza delivery mang pizza tới ngoài giờ làm việc. Hoặc vua ra kinh Ngự Hà làm 1 vòng hóng mát trên thuyền buổi chiều.

Kinh Ngự Hà đây các bạn, nó như cái đai vắt ngang Thành Nội, qua kinh là nhưng cầu nhỏ gọi là cống được xây lại khá hợp cảnh sau khi kinh được nạo vét tái tạo sau này (Cũng như hầu hết việc trùng tu tái tạo Kinh thành Huế UNESCO đã cố vấn và đài thọ, Kinh Ngự Hà chắc cũng vậy) Xưa kia thằng viết không nghe nói và không thấy con kinh này, cũng như số lớn cư dân Huế xưa.
Nhà anh bạn nơi thằng viết lưu trú trong 2 ngày tại Huế ở bên kinh nên có được hình trong nhiều thời điểm khác nhau. Trưa:


Sáng




Rạng đông. Trong đáy hình dưới này các bạn có thể thấy 1 cái "cống", là cây cầu nhỏ.


Một cái cống qua kinh Ngự Hà


Hình dưới là sân bay Tây Lộc nằm trong 1 góc của điện tích Thành Nội Huế vào năm 1967. Cho thấy tấm vóc kích thước của nội thành tuy không lớn nhưng không phải là chật hẹp chi. Phía cuối phi đạo ở dưới hình có thể nhìn thấy kinh Ngự Hà và 1 cây cầu nhỏ. Hồi đó ít ai để ý con kinh này và ít ai biết chính nó có cái tên Ngự Hà vì nó bị thực vật xâm chiếm, vùi đấp và gián đoạn nhiều khúc.



Thần kinh Huế     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét