Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Huế nhập môn

Thần kinh Huế     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  

Du ký tháng 8, 2014

Trong loạt bài về Huế này em xin mời bạn đọc theo em đi xem Huế toàn diện, Huế đời thường không phải Huế của báo chí và quản cáo du lịch.

Hữu ngạn, là khu vực Huế bạn sẽ gặp đầu tiên nếu đến từ sân bay Phú Bài. Ai nghe đến Huế cũng nghĩ đến Huế Tả Ngạn nói chung và Thành Nội nói riêng, bên bờ trái của dòng sông Hương, hữu Bạch Hổ tả Thanh Long, với chợ Đông Ba bên sông ngoài thành, nôi thành thì có Đại Nội vân vân.
Thực tế thì phần đó chỉ là 1/3 của toàn thành phố Huế, và hữu ngạn gồm khu vực Huế xưa bên bờ sông và quanh Núi Ngự là khu An Cựu, Phủ Cam và thành phố mới bên phía Đông của Quốc Lộ 1 là lớn hơn nhiều.


Huế hữu ngạn phát triển dựa trên Quốc Lộ 1A là đường quốc lộ số 1 cũ. Hiện nay đi đến Phú Bài và xa hơn nữa 2 bên đường là phố xá nhà cửa. Đường tránh Huế (tránh Thành Nội) nay có thể qua cầu Bạch Hổ mới hay cầu Phú Xuân như trước đây.


Đường xá bên này khang trang rộng rãi, nơi trước đây không lâu khá tiêu điều và buồn tẻ, mưa xuống thì trông ủ dột và rách rưới.





Bên hữu ngạn sông Hương có 2 trung tâm điểm phố xưa là khu vực núi Ngự Bình và hai là bên phía Đông quốc lộ 1 là Đập Đá Vỹ Dạ. Phố xưa bên này nguyên chạy dài theo 2 bên sông An Cựu là sông Vua dùng để qua bên này sông Hương nhân những lễ tế lúc xưa. Trước đây trong thời chiến khu vực vẫn còn chen ruộng vườn giữa các thôn các phủ các khu nhà thờ Phủ Cam và Chúa Cứu Thế v.v.... Nay thì nhà cư dân sang sát và tìm cho ra vị trí núi Ngự Bình không có dễ gì.




Vẫn còn bên hữu ngạn, khu vực hành chánh thương mại. Bên sông An Cựu bóng mát từ xưa nay:


Sông An Cựu nữa sông nữa kinh, nước chảy về hướng Tây Bắc đổ vào sông Hương, hai bên bờ là khu Huế xưa [ngoài khu Vĩ Dạ là khu vực lâu đời khác đối diện quốc lộ]. Đã qua 1 thời gian dài có xây cất và quy hoạch lại gọn đẹp vệ sinh, nhất là xây mới những cây cầu qua sông nhưng nói chung không khí không gian vẫn là như thời rất xưa. Một ngạc nhiên thú vị. Những người 3 bốn thế hệ trước đây nếu hôm nay trở lại sẽ nhận biết và định vị được ngay.


Lúc trước con đường là nhỏ, hai bên là 2 hào nhỏ làm cống lộ thiên, ngoài ra là cỏ trên đất. Các hàng cây có lẽ không xưa lắm nhưng trước đây cũng là 2 hàng bóng mát như vậy. Trong tiềm thức thằng viết còn phản phất ký ức tuổi lên 5 lên 6 mẹ nắm tay dắt đi trên đường này về An Định gần cầu Kho Rèn chầu bà Từ Cung (trong những lần từ Nha Trang ra Huế thăm quê ngoại)


Sáu cây cầu bắt ngang sông An Cựu đã được làm lại trên vị trí cầu cũ, cũng đạt mỹ quan và hợp với không gian (tuy rằng mới được khám phá là làm dối dưới yêu cầu, nay không an toàn cho trong tải chỉ định!).


6 cầu tên là An Cựu, Nam Giao, Bến Ngự, Kho Rèn, Phú Cam, và Cầu Ga.


Bên bờ sông An cựu



Nhà thờ Phủ Cam mới hoàn thành  40 năm sau khi khởi công năm 1960 và ngưng xây dựng do "Cách Mạng 1963". Hoàn thành năm 2000 dưới chế độ Cộng Sản vô thần, người vẽ là kts Ngô Viết Thụ.



Phú Cam hay Phủ Cam là một phủ, xưa là nơi ở của hoàng tộc. Quê ngoại của thằng viết ở đây. Xưa ông ngoại được cấp nhà tại đây, năm 1955 vẫn còn mai ngói vách đất và nền là đất sét nện, gia đình bà ngoại chằm nón lá mệt nghỉ mà sống, nhưng không ngăn Ông kể chuyện năm xưa Ông được cấp 1 tiểu đội lính ngự lâm, chiều chiều sai lên Núi Ngự thả điều sáo nghe chơi (diều sáo rất to, như cái sail plane bây giờ phải có 5 bảy ông lính kéo mới lên).





Nếu có một người nào có thể làm biểu tượng cho Huế hậu bán thế kỷ 20 được, thì người đó sẽ là Bà Từ Cung.


Thần kinh Huế     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét