Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Ải Nam Quan

Trong phóng sự này (2014):     1     2     3    4  

 

Thị trấn Đồng Đăng trong huyện Cao Lộc tình Lạng Sơn, địa đầu của vùng núi này, là nơi có cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.

Đồng Đăng cách xa thành phố Lạng sơn 17 km, đường xá bây giờ đi chừng 30 phút. Tại đây còn có cửa khẩu Cốc Nam gần cửa Hữu Nghị. Thị Trấn Đồng Đăng nằm giữa 2 cửa khẩu này và Ga Đồng Đăng trên đường xe lửa đi Nam Ninh Trung Quốc cũng là 1 cửa khẩu hải quan. Ba cửa khẩu nay là 1 phức hơp nằm trong 1 đia điểm dường kính dưới 1 km.
Chính xác bây giờ, nói đến biên giới là nói Đồng Đăng, chả phải Nam Quan nào cả (để tít câu khách thế thôi). 
Xưa và nay không có 1 địa danh nào là Nam Quan cả, "Ải" Nam Quan lại càng không có.

Từ tp Lạng Sơn đi Đồng Đăng là 1 con đường xa lộ hiện nay khá tốt, cung đường đơn giản và êm ả. Từ Lạng Sơn con đường lên vài con dốc ngắn đến 1 cao độ lớn hơn nơi thanh phố 1 chút. Đây là những cây số đầu tiên của Quốc Lộ 1 quốc hồn quốc túy của nước Việt Nam nay gọi là QL-1A. Con Đường Cái Quan, Đưởng Quan Lộ, con Đường Thiên Lý.
Tiếp tục du ký từ Hà Nội. Chúng tôi đi xe sedan, từ lúc ăn sáng tại Phố Cổ Hà Nội, ghé Chi Lăng thăm thú và đến Lạng Sơn nghỉ ngơi ăn trưa rồi, vẫn mới là buổi sớm trưa. Thay vì chờ hôm sau đi Hữu Nghị rồi lên đường đi Móng Cái, là phải đáo lại đường lên để trở lại tp Lạng Sơn, thì anh bạn đề nghị lên Đồng Đăng xem vùng cửa khẩu luôn. Chúng ta đến địa điểm cửa khẩu Hữu Nghị, là 1 quần thể riêng gồm nhiều bộ phận. 
 
Hình dưới: Đây là một khu vực dự trù là 1 trung tâm mua bán, như 1 thương xá lớn, nhưng nhìn thấy xây dựng đang bị bỏ bê. Lý do hiểu được là vì tình hình ngoại giao không ổn định mới gần đây. Khu vực Kinh tế Cửa khẩu Lạng Sơn là 1 vùng rộng lớn bao gồm nhiều cửa khẩu và cơ sở phục vụ giao thương giữa 2 bên, trong khu vực này nhiều cơ sở thương mại được mua bán miễn thuế - cho nó khỏe, cái logic chính là làm nãn chí các anh buôn lậu. Sau này ai lên Lạng Sơn mua hàng TQ rẻ tiền và đa dạng có thể vào đây mua, thay vì mất công qua Bằng Tường, cái ý là thế. An Giang có chợ trời biên giới nồi tiếng, tính chât hơi là giang hồ, thì đây là lề lối chính quy mới cũng nên.
Nhắc lại là từ Hà Nội nay lên Đồng Đăng rất dễ dàng mau chóng, đi xe hơi chỉ trên 3 tiếng là tới. Hồi xưa (trên 50 năm trước và truoc nữa là thời Pháp thuộc và triều Thanh bên Tàu, vua Lê chúa Trịnh bên mình) lên Lạng Sơn là tận cùng trái đất, chuyện binh sự ở Lạng Sơn chả nhằm nhè gì đời sống ở vùng châu thổ sông Hồng hay Hà Nội.
Ai khen Xứ Lạng đẹp, thằng viết đồng ý. Nhưng trước đây, phải hiểu là với rừng nguyên sinh khắp nơi, núi non trùng điệp chưa được khai quang, thì là vùng ác mộng của người bị lưu đày, của các đoàn quân vua chúa Lê Trịnh và trước nữa, của quân Thanh, Pháp, Cờ Đen v.v... Lịch sử này ít ai có công ngồi kết lại cho ra ngô ra khoai. Đại khái là khá phức tạp, chả biết ai đánh ai lấy cái gì cho ai và vì ai. Đất nhà Mạc trong thời phân tranh có vua có triều cống Trung Hoa có phải là đất Việt không? v.v... Vùng này xưa cho đến rất cận kim là vùng của nhiều dân tộc ít người, người Kinh là thiểu số, nhưng dù vậy trên nguyên tắc là lãnh thổ của vua nước Nam, truyền thống được 2 láng giềng đồng thuận từ xưa. [ Chi tiết đo đạc là theo công nghệ khoa học và phép xác định địa dư của mỗi thời, cho đến khi người Pháp qua mới mang được tính chính xác, chủ yếu là trong hiệp ước Pháp Thanh 1889 (3 năm sau hòa ước 1885). ]
Thị trấn Đồng Đăng (đường tránh bên ngoài thị trấn, rẻ phải vài 100m là Hữu Nghị).
Từ trung tâm Đồng Đăng đến cửa  Hữu Nghị chừng quá 1 cây số.
Đoạn đầu của đường Quốc Lộ 1 là đây, KM0 trong khu vực biên giới cửa khẩu (QL-1A, cũng là đường Xuyên Á AH1). Chỉ vài tuần trước hôm đó con đường này rộn ràng xe pháo và quân đội từ dưới lên bố trí phòng hữu sự. Các hoạt động đó nhẹ nhàng và "âm thầm", người dân có thấy, có lo nhưng ít có sự nhốn nháo.
Đường vào khu vực cửa khẩu còn đang xây dựng thêm.
Cơ sở hạ tầng giao thương với TQ phía Việt Nam đang cố gắng nâng cấp để kết nối với con đường cao tốc 6 làn xe Nam Ninh-Hữu Nghị nhưng hình như đầu tư thiếu thốn. Hành lang này sẽ phục vụ các nước từ TQ đến bờ biển Thái Lan, Myanmar.
Và đây là chổ đến, là bãi xe cuối cùng. Tại cửa khẩu Lào Cai có thấy nhiều xe tư nhân mang bản số Vân Nam trên phía Việt Nam, tại đây thì không thấy, có nghĩa là xe biển Việt Nam có lẽ lúc này cũng không qua biên giới được, chăc sẽ thay đổi nay mai khi ổn định ngoại giao.
Anh bạn đậu xe phía ngoài vì muốn vào cổng thì lại không có giấy tờ phận sự gì cả.

 


Trong phóng sự này (2014):     1     2     3    4  






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét