Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

Xã Chi Lăng

 Ải Chi Lăng:       1.  2.  3.  4.  

"Đường qua Ải Quỷ Môn"
        [Quỷ Môn đạo trung]

Quỷ Môn đường đá tỏa mây tuôn
Lữ khách về Nam sợ mất hồn
Gió thổi cây cây chùn ngựa tiễn
Trăng tàn núi núi vượn kêu dồn
Trung niên già thói lười nghênh khách
Thấm lạnh trên đường rượu uống luôn
Xóm núi nhà ai ham ngủ quá
Then cài cửa đóng nắng cao vươn.

Nguyễn Du
(Thảo Nguyên dịch, Wikipedia)


 
Người ta gọi là 'Ải' Chi Lăng có nghĩa là tại đây một lúc nào đó là 1 cửa ải, 1 đồn kiểm tra và thâu thuế. Đó là Trấn Di Quan, cửa Trấn Di mà nhiều sách sử đề cập (không phải là một cái trấn tên là Di Quan, xin xem Trấn Nam Quan).
  
 
Đây là không gian Xã Chi Lăng ngày nay nằm ngay chân núi Mặt Quỷ. Đi vào một buổi trưa hè nay lại tìm ra bài thơ của văn hào Nguyễn Du ngẫu hứng khi đi sứ ngang chính chổ này, thấy yên bình và thắm thía vô tả.  Bước chân như vào vùng huyền thoại lịch sử nhưng với người thật cảnh thật. Đây là lịch sử sống, nhìn được tận mắt, sờ được, bốc nắm đất lên được. Bạn đọc đặt chân lên chính miếng đât xưa kia vang vọng tiếng quân hò reo xung trận, nay thanh bình một cách lạ lùng.
 


Trước khi vào làng (hình trên) phải qua con sông cạn này. Từ trong làng có thể nhìn thấy mặt núi bên kia đường - dưới chân núi là Cửa Ải Chi Lăng.
Ngồi nghỉ mát bên sông thì có 2 cậu học sinh này đến tiếp cận, xin xem máy ảnh và đòi chụp hình. Cái hồn nhiên là 2 cậu không hề đề cập đến là, làm sao có hình mang về!
 
Giọng nói, thổ âm và cả thổ ngữ rất xa lạ, mặt dù văn phạm là đặt trưng và là quy luật căn bản của tiếng nói 1 dân tộc thì vẫn là văn phạm Việt Nam, hiểu được. Chì cần nhắc những âm và từ ngữ lạ lại và nghe giải thích là gì thì hiểu nhau được.

Việc này có nghĩa là con người trong khu vực hẻo lánh này - tương đối hẻo lánh cho đến năm 2014 này - ít bị ảnh hưởng từ ngoài địa phương đến. Từ đó suy ra rằng, những thông tin, hiểu biết và truyền thống kể cả lịch sử truyền khẩu tại đây có 1 giá trị nhất định, nên chú ý.

Giọng nói và phong tục nói lên 1 điều, là người dân tại xã Chi Lăng này là dân địa phương từ lâu đời nhiều thế hệ, không phải do từ nơi khác đến lập nghiệp mới đây. Những gì hỏi được từ họ là vô cùng quý báu về lịch sử địa phương mà nói.


Từ dưới suối và chổ trống trong làng nhìn lên mặt núi (zoom).


Cây lá trong cận cành là mãn cầu (người dân tại đây gọi là mãn cầu, không phải trái na như nhiều người lầm tưởng). Ngay trên sường núi nhiều chổ xanh cũng là mãn cầu. Mùa này (tháng 8) là đang mùa thu hoạch.
Vào Đền Quan Trấn Ải tại xã Chi Lăng
Nhắc lại là đền này có lịch sử lâu đời chứ không phải trong cụm "di tích" mới xây ngoài trục lộ chính AH1 cho du khách hời hợt, với cả tượng đài theo kiểu stalinist quen thuộc của xứ này và khu trưng bày triển lãm này nọ mang tình sáng tạo. Đền thờ 1 người địa phương đời Lê trung hưng, cũng đã tham gia chiến trận chống quân tàu tại khu vực này, vua phong thần đời Khải Định.
Thừa phong dực vạn uy trấn biên cương
Thắng cảnh uy linh hương vạn tải
Bảo quốc hộ dân công hành Bắc thổ

Quanh xã, trong vườn, chổ nào trồng được thì là cây mãn cầu, nguồn lợi chính của dân cư xã nay, nhât là sau ngày nhà dân trong xã không còn hoạt động thương mại vì khách qua đường đã bỏ qua đoạn quốc lộ này và di chuyển trên tuyến đường mới.
Hồi thời cộng hòa, các em di cư '54 được Mỹ chở vào bằng tầu há mồm, em nào cũng xạo là người Hà Nội chính cống, quý phái lắm (thật ra số này rất - rất - là ít. Các cụ mợ toàn là dân nhà quê Nam Định Hải phòng, xa lắm là Bắc Ninh thôi, còn lại là Bắc Trung Phần trên vĩ tuyến không xa). Các em cứ bảo là ở ngoài Bắc chúng tôi gọi trái này là trái NA. Na cái con khỉ, tại đây xứ mãn cầu người ta gọi là mãn cầu. Bố láo, nay qua tới Mỹ cũng còn xưng em là dân Hà Nội chính gốc, chê Việt Công toàn là dân... không phải Hà Nội! Năm 1954 Hà Nội chỉ có 50 nghìn người mà trên 1/3 là dân Pháp lính Pháp kể cả Tây Đen, Bắc Phi*, bao nhiêu người vào Nam trong 1 triệu người toàn Miền Bắc là "người Hà Nội"? dưới 10 nghìn, ít hơn 1%. (*phỏng theo tác giả Bernard Fall, Hell in a very small place)
Trái này là trái mãn cầu. Trồng bao nhiều Trung Quốc nó cũng mua. Một là vì nó đông, zất nà đông. Hai nà bên ló xứ nạnh chồng không có được.
Cảnh này ghi được trên mặt con lộ (quốc lộ cũ) gần Núi Mặt Quỷ. Chị nông dân chờ các giỏ trái mãn cầu có người đang thu hoạch trên sườn núi gửi xuống và đưa giỏ không trở lên theo ròng rọc này.
Thu hoạch này đến từ các khu canh tác trên vách núi nhìn thấy trong hình dưới này.

 Mời Anh mời Chị xem tiếp - trang 4










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét