Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Huế xe ôm

Thần kinh Huế    1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  

Như các bạn sẽ thấy hình, Tây đến đây du lịch nó có tiền, nó có thể lực nên nó thuê xe đạp nó đi thăm thú, có đứa thuê xe gắn máy đi lên Hiên (A Lưới), đi ra tận Quảng Bình rồi về hay đi vô đèo Hải Vân, Bạch Mã xem cảnh. Phần em thì không có nhiều tiền mà sức khỏe thì bị kém nên honda ôm là thượng sách. 

Như thường lệ đi mô em cũng khai báo với bạn đọc bằng bản đồ để định vị, nếu không thì hình ảnh có hay-hiếm-lạ thì cũng vứt đi, có ích lợi chi cho ai.
Chừng mô bạn đọc thấy hình sông Hương thì là đoạn này, đoạn chính trước Thành Nội có 3 cây cầu bắt qua - bên trái cầu nhảy cóc trên Cồn Dã Viên trong bản đồ này là cầu xe lửa Bắc Nam, nay đã có 1 cây cầu xe điện (xe điện là tiếng Huế: xe ô tô, xe hơi) xây song song.
Cồn Dã Viên là Hữu Bạch Hổ - Tả Thanh Long là Cồn Hến bên hạ nguồn bạn thấy đó - nên cây cầu đường sắt nớ gọi là Cầu Bạch Hổ. Chừ thì xuôi nguồn từ Cồn Hến cũng có lung tung nhiều cầu mới em không để ý hết.
Trong trang trước các hình ảnh là về hữu ngạn, và nói chung là vùng bên góc phải/dưới của bản đồ. Chừ mình đến cầu Trường Tiền rồi quá giang Sông Hương, các bạn thử đoán vị trí các hình nghe:



Chân cầu Trường Tiền có phố "Mô Ranh" nổi tiếng năm nay em mới thấy rõ (khách sán tái tạo kiến trúc xưa 1 cách phỏng chừng nhưng cũng hợp cảnh)




Giòng sông qua thành phố với vẽ đẹp tự nhiên nên thơ nhất thế giới - bạn đọc không đồng ý? thế thử nặng óc ra hay google xem có sông nào so sánh được không? Có thể 1 Potomac với giòng nước xám xịt vô cảm, chứ như sông Seine chảy qua Paris em thấy hình ảnh cũng như cái cống lộ thiên kè xi-măng.





Ai ai chắc cũng nghĩ rằng mình biết một nhịp cầu là cái gì. Chắc không? Thế xin bạn đọc chỉ cho thằng viết cái nhịp cầu trên hình cây cầu này được không: "cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp". Phần em chỉ thấy 6 cái cong cong và 6 bộ chân cầu. Sáu cái 'vài' và 12 cái 'nhịp' em chịu thua không biết là cái gì.



Chiếc cầu nhìn thấy trong đáy hình là cầu Phú Xuân, là cầu lớn ở giữa cầu Trường Tiền và cầu Bạch Hổ. Cầu Bạch Hổ cũng gọi là cầu Dã Viên.
Cầu Phú Xuân là tên đặt sau 1975, trước chỉ là "Cầu Mới". Xây năm 1971 sau Mậu Thân theo sau 1 cầu phao dùng sau biến cố. Tu bổ nhiều đợt. hãng Eifel Pháp xây đó.


Thằng văn sĩ Việt Nam nó vọng ngoại xính Tây nó ca ngợi cái giòng sông "Đa-Nuýp" ở tận xứ nào hỏi cả xóm không ai biết, ra cái vẽ sành điệu. Tội nghiệp cái đám tiểu tư sản học làm sang.


Cầu này bây giờ để làm kiểng như cầu Long Biên Hà Nội.

Sang sông bằng cầu Bạch Hổ (Cầu Dã Viên)  mới xây, thượng nguồn Thành Nội.


Cầu xe lửa nhìn thấy phía trái thấp. Cầu có chân khô trên Cồn Dã Viên. Bạn đọc muốn có hình ảnh mặt trời lặng trên sông Hương đẹp nhất thì từ trên cầu sắt nay là nơi tốt nhất vào xế chiều. Trên mạng có thể có nhiều hình nhìn về hướng Tây


Xem hình này có nhiều người nói "à té ra mình có thể đi thăm Huế như ri tề!".


Nhìn tay phải xuôi giòng thấy thành phố bên hữu ngạn, nhìn hướng Đông-Bắc cầu Trường Tiền khuất 1 tí, Thành nội bên góc trái máy ảnh.


Nhìn chiều ngược sang bờ Đông, cầu xe lửa bên phải.



Nơi đáp là khu Kim Long góc phải Thành Nội Huế, rẽ trái đi chùa Thiên Mụ, đường hình dưới.


Xuôi giòng quá Cồn Hến có cây cầu mới đi Thuạn An. Vì từ Chợ Dinh bắc qua hữu ngạn nên gọi là Cầu Chợ Dinh. Góc nhìn ngược giòng về thành phố Huế, Cồn Hến ở giữa.

Muốn xem hình rõ hơn bạn có thể bấm nút F11 cho hình lớn sau khi click vào hình. bấm F11 trở lại bình thường.

Về cái chuyện Sông Hương. Trong văn hóa cổ truyền (truyền thống, traditional) Việt Nam chữ 'hương' nói đến hương khói, nhan hương. Không nói hương hoa người phụ nữ thoa xức như tục lệ phương Tây. Ở Á Đông thường chỉ có loại phụ nữ hương phấn làm ở các lầu xanh hay ca kỷ mới có mùi 'hương' đó. Dịch ra là 'perfume'. Sông Hương không phải dịch là 'River of Perfume', để Tây nó lầm. Hương này là mùi khói hương của nơi thờ phượng, như từ Chùa Thiên Mụ bên sông tỏa xuống chẳng hạng. Chứ làm gì có ông chúa Nguyễn nào ra sông ngữi thấy mùi ca kỷ nào trên đò mà động lòng đặt tên hương. Mấy thế hệ rồi ai đâu dịch ra chữ 'Perfume River' chừ phải chịu chết cứng với cái tên đó. Cũng y như vấn đề với 'Chùa Hương', 'Perfume Pagoda'(!), chùa thì có hương có nhan, chứ có bà nào mà xức nước hoa lên chùa bỏ bùa cho sư à? Khổ với cái giống trí thức nữa mùa.
.
"Đây Thôn Vỹ Dạ..." (Hàn Mạc Tử)





Đải hến bên bờ Sông Hương


Thần kinh Huế    1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét